Nghệ nhân làm gốm vuốt tay ở làng nghề gốm cổ
![]() |
Nữ du khách Nhật Bản được Nghệ nhân Phạm Nguyên (bên phải) hướng dẫn tạo hình gốm thủ công |
Gốm vuốt tay đòi hỏi tâm huyết và kỹ năng tay nghề cao
Ghé thăm Kim Lan vào một buổi chiều đầy nắng, làng gốm cổ bên bờ sông Hồng toát lên nét đẹp nghìn năm tuổi vừa duyên dáng và thơ mộng, song cũng không kém phần nổi bật và sôi động. Nghề gốm sứ nơi đây đã trải qua nhiều nốt thăng trầm, có lúc tưởng chừng như đã bị lãng quên. Nhưng với tâm huyết và nỗ lực của các thế hệ nghệ nhân, thợ giỏi, làng gốm ngày nay đã vươn lên mạnh mẽ và giữ được giá trị riêng cho tên tuổi của mình.
Được biết, hiện nay Kim Lan đang sản xuất rất nhiều loại gốm khác nhau để phục vụ thị trường, nổi bật là dòng gốm vuốt tay và vẽ hình thủ công. Tuy vậy, số người còn làm gốm vuốt tay không còn nhiều bởi đây là sản phẩm cao cấp, đòi hỏi người làm nghề phải có tâm huyết và kinh nghiệm, trong khi đầu ra sản phẩm không mở rộng như các loại gốm bán thủ công khác.
![]() |
Gốm sứ thủ công là tác phẩm nghệ thuật độc đáo của người nghệ nhân |
Ghé thăm xưởng gốm của nghệ nhân Phạm Nguyên, khi ông đang say sưa làm nghề. Khắp người ông đầy bùn đất, mồ hôi không ngừng rơi trên khuôn mặt, bàn tay thoăn thoắt tạo nặn hình sản phẩm. Vừa làm việc, anh vừa tâm sự chuyện làm nghề. Anh kể: “Từ nhỏ tôi đã lớn lên bên lò gốm của gia đình và dần gắn bó với nghề tạo hình cho đất từ lúc nào không hay. Chứng kiến nhiều sự thăng trầm của làng nghề trong nhiều năm nhưng chúng tôi vẫn tin rằng tinh hoa hàng nghìn năm của Kim Lan không thể biến mất. Bước ngoặt trong việc “hồi sinh” gốm Kim Lan là năm 2010 khi nhiều xưởng gốm mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất chuyển từ nung bằng lò than sang công nghệ nung mới bằng gas. Tuy có nhiều sự thay đổi về cách làm nghề nhưng tôi vẫn quan niệm rằng: kiên trì với gốm sứ vuốt tay truyền thống là cách giữ gìn linh khí tốt nhất cho làng nghề gốm cổ Kim Lan…”
Điểm khác biệt trong sản phẩm của nghệ nhân Phạm Nguyên là gốm sứ men lam làm từ loại đất sét cao lanh được chọn lọc kỹ lưỡng và được tạo hình hoàn toàn bằng tay. Ưu điểm của cách làm này là gốm ra lò có màu trắng đẹp, sản phẩm bền đẹp theo thời gian, đạt chất lượng tốt, vừa có giá trị thẩm mỹ lẫn giá trị kinh tế cao. Tất nhiên, đi đôi với những giá trị đó là sự đòi hỏi cao về công sức, tâm huyết và kỹ năng của người làm nghề nên không phải ai cũng đủ kiên trì để theo đuổi dòng gốm này.
Một sản phẩm gốm đạt chất lượng phải trải qua một quy trình phức tạp với nhiều bước khác nhau như chọn và xử lý đất, tạo hình, trang trí hoa văn, làm men, nung… Ở xưởng sản xuất của nghệ nhân Phạm Nguyên, chỉ tính riêng bước vẽ hoa văn cho gốm đã có thể mất từ 10-15 ngày nên người thợ không chỉ cần khéo tay mà còn phải có đam mê với nghề thì mới duy trì được công việc.
Giữ gìn giá trị cốt lõi của làng nghề truyền thống
Tâm huyết với nghề và những giá trị truyền thống nhưng nghệ nhân Phạm Nguyên không cố chấp trong cách phát triển. Anh lựa chọn việc song hành sản xuất cả sản phẩm truyền thống và sản phẩm bán thủ công. Từ đó, xưởng gốm thu hút được nhiều phân khúc khách hàng, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
![]() |
Những sản phẩm gốm sứ thủ công của Nghệ nhân Phạm Nguyên được nhiều khách hàng yêu thích |
Đầu ra ổn định giúp xưởng gốm có thu nhập để duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương. Khi kinh tế được đảm bảo cơ bản thì chúng tôi càng có động lực để không ngừng sáng tạo, đa dạng mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng để tiếp thêm sinh khí cho làng nghề gốm Kim Lan phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Nghệ nhân Phạm Nguyên cho rằng: “Phát triển một làng nghề truyền thống lâu đời như Kim Lan không phải là chuyện một sớm một chiều, đó là quá trình dài đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả người làm nghề, chính quyền địa phương cũng như các bộ, ban ngành liên quan. Là một người con của Kim Lan, tôi quyết tâm nỗ lực giữ ngọn lửa nghề để truyền lại cho nhiều thế hệ tiếp theo để làm sao tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng với giá cả hợp lý, vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.”
Đến làng Kim Lan hôm nay, luôn thấy khung cảnh người xe nườm nượp đến làng tham quan, mua bán gốm sứ. Ở trong làng, lò gốm của hàng trăm gia đình ngày đêm đỏ lửa làm gốm giữ nghề. Làng gốm Kim Lan còn có hẳn một khu bảo tàng gốm sứ, một khu chợ gốm sứ để giới thiệu và trưng bày các sản phẩm gốm từ thời cổ xưa đến hiện đại.
Những khó khăn, trăn trở về giữ gìn và phát triển nghề gốm Kim Lan vẫn còn đó, nhưng chúng ta tin rằng với đam mê và tâm huyết của nhiều nghệ nhân, thợ giỏi như anh Phạm Nguyên thì thương hiệu gốm Kim Lam sẽ sớm ngày khẳng định được vị trí của mình trong các làng nghề gốm nổi tiếng ở Việt Nam.
Khi nói về việc giữ gìn, phát triển làng gốm cổ trong bối cảnh mới, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhấn mạnh: “Để làng nghề Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời đại 4.0 thì việc các nghệ nhân, thợ giỏi không ngừng đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa quy trình sản xuất, đa dạng mẫu mã là yếu tố sống còn với làng nghề. Chúng ta trân quý lịch sử, kế thừa truyền thống của cha ông, gìn giữ giá trị cốt lõi của nghề nhưng không thể đi mãi theo lối mòn cũ. Thế hệ trẻ ngày nay ở làng nghề phải năng động, sáng tạo, hướng tới sự phát triển bền vững và thịnh vượng. Tăng cường kết nối cộng đồng làng nghề, bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế là những điều quan trọng để làng nghề, nghệ nhân thực hiện trong bối cảnh mới.”. |
Tin liên quan

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân