Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
Vĩnh Long là một trong những địa phương hiếm hoi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng lớn đất sét phèn đỏ - loại nguyên liệu đặc biệt phù hợp để làm gạch, ngói và gốm. Nhờ đó, các làng nghề gốm thủ công ở đây đã hình thành từ hàng trăm năm trước, phát triển rực rỡ dọc bờ sông Cổ Chiên và kênh Thầy Cai, một nhánh sông Măng Thít.
![]() |
Họa sĩ Lê Triều Điển chia sẻ tại buổi tọa đàm “Vương quốc đỏ Vĩnh Long - Sự trỗi dậy của làng nghề trăm tuổi”. |
Có thời điểm, hơn 3.000 lò gạch thủ công hoạt động rộn ràng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và Măng Thít. Những lò nung xây bằng gạch thẻ, cao từ 7 - 12m, với hình dáng tháp tròn nhỏ dần ở đỉnh, trở thành biểu tượng độc đáo và được người dân gọi trìu mến là “tháp gốm”. Gạch, gốm Vĩnh Long không chỉ phục vụ xây dựng mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia nhờ đặc tính chịu nhiệt, màu sắc tự nhiên và độ bền cao.
Dòng gốm Vĩnh Long đặc biệt ở chỗ không tráng men, được nung bằng trấu - loại nhiên liệu phổ biến của vùng lúa nước. Nhờ vậy, sản phẩm gốm có màu hồng đất tự nhiên, khi nguội phủ một lớp phấn trắng như sương, vừa mộc mạc, vừa phảng phất vẻ cổ điển. Tuy nhiên, do đặc tính nung bằng trấu, gốm dễ mọc rêu hoặc mục rỗng khi để ngoài trời, làm hạn chế khả năng ứng dụng lâu dài.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Vương quốc đỏ Vĩnh Long - Sự trỗi dậy của làng nghề trăm tuổi” do Thư viện số Nguyễn An Ninh tổ chức, họa sĩ Lê Triều Điển - một trong những gương mặt kỳ cựu của mỹ thuật Nam bộ bày tỏ: “Gốm Vĩnh Long có bản sắc riêng nhưng để phát triển bền vững, cần mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật. Nếu cải tiến lò nung, kiểm soát được độ ẩm, chất lượng sản phẩm sẽ nâng lên đáng kể. Quan trọng hơn cả là đào tạo lớp nghệ nhân kế thừa có nền tảng mỹ thuật và tình yêu với nghề”.
![]() |
Không gian trưng bày những hình ảnh gốm đỏ Vĩnh Long tại Đường sách Nguyễn Văn Bình. |
Họa sĩ Lê Triều Điển không chỉ là người nghiên cứu sâu về văn hóa dân gian miền Tây Nam bộ, mà còn là một trong những nghệ sĩ đầu tiên tự dựng lò, tự nung gốm trong giai đoạn khó khăn. Từ những trò chơi thuở nhỏ như nặn trâu đất, ông đã đi tới hành trình nghệ thuật gắn liền với đất sét - một dạng “kể chuyện bằng gốm” đầy mê say.
Bảo tồn và thắp lại ngọn lửa nghề
Vĩnh Long còn là vùng đất hội tụ nhiều làng nghề dân gian như làm bánh tráng Cù lao Mây, chằm nón Long Hồ, đan lát lục bình, làm tàu hũ ky Mỹ Hòa… nhưng gốm vẫn là biểu tượng văn hóa đặc sắc nhất, là minh chứng cho sức bền của bàn tay lao động và tâm hồn người miền Tây.
Ngày nay, làng gốm ở Vĩnh Long đã dần mai một, nhưng trong lòng các nghệ nhân, người làm gốm Vĩnh Long vẫn đang nung nấu ngọn lửa nghề. Theo đó, nhiều ý kiến đề xuất để bảo tồn giá trị gốm trong bối cảnh hiện đại: thiết kế đồ lưu niệm gọn nhẹ, kết hợp du lịch trải nghiệm, đưa hình ảnh làng gốm lên các nền tảng quốc tế, kết nối với trường mỹ thuật để đào tạo thế hệ kế cận.
![]() |
Họa sĩ Lê Triều Điển và Lê Triều Hồng Lĩnh tại buổi trò chuyện. |
Họa sĩ Lê Triều Hồng Lĩnh, người bạn đời và cũng là đồng nghiệp thân thiết của ông Lê Triều Điển, bộc bạch: “Với tôi, mỗi lần tạo tác là một lần giải tỏa - nghệ thuật cho tôi sự thăng hoa, chữa lành, và giúp tôi giữ lấy cảm xúc giữa đời sống thường nhật. Gốm không chỉ là sản phẩm, mà còn là cách người Vĩnh Long gìn giữ hồn đất qua từng mẻ lửa”.
Theo ông, đất không chỉ là nguyên liệu, mà là ký ức; lửa không chỉ là phương tiện, mà là biểu tượng và con người - chính là linh hồn của làng nghề.
Ngày nay, giữa thời đại công nghiệp và vật liệu mới, nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ mai một. Nhưng ở Vĩnh Long, lửa vẫn cháy trong lòng đất và những bàn tay nghệ nhân vẫn nhào nặn, tạo nên những lu, những bình, những tác phẩm mang linh hồn sông nước.
“Đất có lửa, người có hồn” là cách người dân nơi đây giữ gìn bản sắc, thổi hơi thở mới vào làng nghề trăm tuổi, để không chỉ tồn tại, mà còn trỗi dậy, vươn xa cùng thời đại.
Tin liên quan

Tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh
09:40 | 09/06/2025 Tin tức

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 Tin tức

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7
09:18 Tin tức

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 Làng nghề, nghệ nhân