Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

LNV - Làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hai nghề truyền thống là dát vàng bạc quì và may đồ da đã có từ lâu đời. Làm vàng bạc quì là một nghề truyền thống, chế biến vàng thật, bạc thật thành bột vàng, bạc (gọi là quì) bằng phương pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo.

Quì (hay vàng quì, bạc quì) là loại nguyên vật liệu quí, sang trọng, đắt tiền, dùng để thếp trên các đồ sơn truyền thống và tranh sơn mài, để vẽ trên giấy dó trong nghề làm giấy sắc. Loại nguyên vật liệu này giữ nguyên chất lượng và đặc tính có ánh kim của vàng, bạc. Do đó, các sản phẩm “sơn son thếp vàng” trở lên quý giá, hấp dẫn, cao sang, huyền ảo. Vàng quì, bạc quì xưa nay chỉ có ý nghĩa thật sự khi được sử dụng đồng thời với sơn ta, nghĩa là thếp chúng trên nền sơn lót (sơn hom, sơn then…). Khi tiến hành sơn thếp, người thợ thổi bột quì vàng, hay quì bạc trên lớp sơn lót chưa khô. Màu sắc hoàng kim làm cho vật phẩm trở nên chói lọi, cao quí. Song chỉ những đồ sơn quan trọng được nghệ nhân cân nhắc kỹ mới được phủ lên nó một lớp hoàng kim óng ảnh của vàng bạc: tượng Phật, tượng Thánh, hoành phi, câu đối, ngai, kiệu, nhang án, chân đèn, ống hương, mâm bồng, cột kèo và cửa võng của đền đài, cung điện, đền miếu...

Trại quỳ là giai đoạn đòi hỏi tỉ mẫn và tinh tế nhất.
Trại quỳ là giai đoạn đòi hỏi tỉ mẫn và tinh tế nhất.

Đồ sơn xuất hiện ở Việt Nam khá sớm, vào khoảng 2.500 năm trước đây. Kết luận ấy đã được xác nhận qua kết quả nghiên cứu các di vật khảo cổ học tại các di chỉ Việt Khê, La Đôi, Đường Dù, Xuân La, Minh Đức, Châu Sơn, Vinh Quang... Nhưng kỹ thuật sơn thếp ở nước ta thì ra đời muộn hơn nhiều. Những cổ vật sơn son thếp vàng còn lại đến ngày nay, hầu hết đều có niên đại từ thế kỷ XVII đến XIX, giai đoạn cực thịnh của nghề sơn Việt Nam (xem: Lê Huyên - Nghề sơn cổ truyền Việt Nam, 1995).

Làng Kiêu Kỵ, nơi duy nhất trong cả nước hiện nay có nghề làm vàng, bạc, quì (còn gọi là nghề quì). Cả làng hiện còn hơn 40 gia đình, thu hút hàng trăm người thợ làm nghề dát vàng bạc quì.

Vàng quì Kiêu Kỵ được xuất đi khắp các miền đất nước đáp ứng nhu cầu sơn thếp tượng Phật, đồ thờ, trang trí hoành phi, câu đối, tôn tạo và phục chế công trình kiến trúc cổ...Sản phẩm quí giá này của Kiêu Kỵ cũng xuất khẩu sang Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và một số nước khác. Nhiều gia đình ở Kiêu Kỵ đã trở nên giàu có nhờ nghề truyền thống này.

Nghề làm vàng quì ở Kiêu Kỵ đã có lịch sử hình thành, phát triển gần 250 năm. Dân làng vô cùng biết ơn công đức và tôn vinh, thờ phụng hai vị Tổ nghề vàng quì của làng: Nguyễn Quí Trị (cuối TK XVIII) và Vũ Danh Thuật (đầu TK.XIX).

Ông Nguyễn Quí Trị, người làng Kiêu Kỵ được dân tôn thờ là ông Tổ nghề dát vàng của Kiêu Kỵ (như đã nêu ở trên). Hằng năm, cứ đến ngày 17/8, dân làng Kiêu Kỵ làm lễ kỷ niệm ông rất trọng thể, để tỏ tấm lòng biết ơn cụ đời đời. Ngày 16 - 17 tháng Tám (âm lịch) có tổ chức hát chèo và tế lễ. Ngày 11 - 12 tháng Giêng làm lễ động thổ để khai tràng, tế lễ. Những gia đình theo nghề Tổ sửa lễ xôi gà đến tràng tế, cầu mong Tổ phù hộ cho sản xuất phát triển, dân làng thịnh vượng. Việc tế Tổ nghề vàng quì có 4 chạ: Chạ Đông, chạ Nam, chạ Đoài và chạ Bắc. Ngày 11 tháng Giêng hằng năm là tế khai tràng; Ngày 16 tháng Tám: tế Cáo kỵ; Ngày 17 tháng Tám: tế lạy (vào đúng ngày giỗ Tổ nghề Nguyễn Quí Trị) tại đình làng, nơi thờ Tổ nghề.

Ông Vũ Danh Thuận là một nhà Nho, vừa là nghệ nhân vừa là nhà doanh nghiệp có tài ở Kiêu Kỵ, thời nhà Nguyễn. Tương truyền, sinh thời ông đã đảm nhận hầu hết việc trang trí thếp vàng nội thất cung điện triều Nguyễn ở Huế. Theo văn bia (chữ Hán) ở Văn Chỉ làng và nhà thờ họ Vũ tại Kiêu Kỵ, ông Vũ Danh Thuận đã để lại nhiều công đức cho dân, được suy tôn là Hậu thần:

“Đến tháng Tám năm Minh Mệnh thứ 6 (1826), các chức sắc lí dịch đặt điều lệ về việc luyện vàng để bán, theo thời giá thu lợi. Từ đó lợi ngày càng nhiều. Tiền lãi dùng để trùng tu chùa chiền, tô tượng. Từ Tam quan, xưởng luyện vàng, ngói lợp đều được thay mới... Xã nhất trí từ tháng Tám năm Ất Dậu về sau, để riêng số tiền lãi luyện vàng, bạc, mỗi tháng 20 quan biếu ông. Ông không nhận mà biếu lại dân. Năm Mậu Tý lụt lớn, vỡ đê, dân đói kém, ông lấy 200 quan vào thành mua gạo về chia đều cho mọi người. Ngày 10 tháng Mười một, xã thu được tiền lãi 800 quan, ông chi 300 quan để các giáp mua trống, kiệu, đồ tế khí; 400 quan chia đều cho 4 khu của xã tuỳ theo số người để làm ăn...Toàn dân rất lấy làm cảm động trước tâm đức của ông. Các viên chức bàn: sau khi ông trăm tuổi, mỗi khi tế Tiên Sư vào hai kỳ Xuân - Thu, thì phải tế ông để được phụ hưởng lễ vật ở xưởng luyện đúng theo nghi thức” (Văn bia - Bản dịch của Trần Văn Mỹ). Đến nay, ông Vũ Danh Thuận được coi là Hậu Tổ nghề của làng nghề vàng quì Kiêu Kỵ.

Tay thợ
Tay thợ

Kỹ thuật làm vàng quì ở Kiêu Kỵ hết sức tinh xảo, công phu:

Nguyên liệu để làm quì là vàng bạc nguyên chất: vàng mười (99,99%), bạc thật. Vật liệu bọc lót vàng gồm giấy qùi và vải sơn. Giấy qùi là loại giấy đen đặc biệt, có thể chế từ giấy dó, đặc tính bền dai.

Công cụ sản xuất vàng bạc quì khá đơn giản, chỉ dùng búa, đe, kìm, kéo chuyên dụng.

Trong công nghệ chế tác (dát) vàng bạc quì, quan trọng nhất là tay nghề người thợ thủ công và nguyên liệu. Vàng mười, bạc thật được dát mỏng như tờ giấy, cắt thành từng miếng vuông, to chừng bằng đốt ngón tay ( 1,5 - 2cm). Xếp lần lượt từng miếng vàng, hay bạc này vào tập giấy quì; mỗi miếng đều xếp lót một tờ giấy qùi. Bọc vải sơn bên ngoài tập giấy quì đã xếp từng lớp vàng hay bạc lá đó, thật kín. Người thợ làm quì cầm búa nện đều đều vào tập giấy bọc vải này cho tới khi mảnh vàng hay mảnh bạc giữa hai tờ giấy quì mỏng tanh thành lớp bột mịn, thổi khẽ là tan. Với bàn tay điêu luyện của người thợ, một chỉ vàng dát được tới 1520 lá vàng quì với tổng diện tích vàng quì hơn 2m2.

Khi gở quì, thợ vàng quì Kiêu Kỵ phải ngồi trong màn để tránh gió, bởi sự rung động nhỏ cũng có thể làm bay mất vàng.

Nghề dát vàng bạc quì lâu đời và độc đáo, xưa nay vẫn là niềm tự hào của người làng Kiêu Kỵ, của người Hà Nội.

Việc thờ Tổ nghề làng: Trước kia, khám thờ Tổ sư nghề dát vàng quì Nguyễn Quý Trị được thờ chung trong đền thờ Đức Thành hoàng làng Nguyễn Chế Nghĩa. Nhưng sau khi xây dựng đình thì dân làng rước khám thờ đức Tổ nghề ra thờ ở Hậu cung đình làng. Ở Hậu cung trước đây có bức đại tự: “Tiên sư vị”. Trong khám thờ có bài vị mặt trước ghi: “Kim quì tiên sư thần vị Kiêu Kỵ phụng tự”; mặt sau ghi: “Bát nguyệt thập thất nhật kỵ húy”.

Những bài vị và một số đồ thờ khác đã bị hư hại mất mát, sau lần bị đạn cối của giặc Pháp bắn vào đình năm 1954. Số còn lại thì chuyển vào đền thờ Thành hoàng làng, trong đó có đôi câu đối bằng chữ Hán như sau:

“Đại đạo sinh tài tài tự chí

Tiên sư giáng phúc phúc trùng lai”.

Nghĩa là đạo lớn sinh ra của cải, của cải tự đến. Tiên sư ban phúc phúc thường về. Khác với câu “phúc bất trùng lai” - nghĩa là phúc không đến quá một lần. Tiên sư ban cho nghề chứ không phải cho của. Của cho là hữu hạn. Cho nghề, nghề tạo ra của là vô hạn.

Hiện nay, tại gian giữa của đình làng Kiêu Kỵ được đặt ban thờ và pho tượng cụ Nguyễn Quý Trị (năm 1996).

Vào đời Vua Minh Mạng thời Nguyễn, ở làng có ông Vũ Danh Thuận (nêu trên) – một “Phú gia địch quốc”, đã bỏ tiền ra xây dựng nhà Tràng và là nơi đào tạo thợ, dạy nghề, luyện nghề, vừa là xưởng luyện kim ngân, chấn hưng nghề Tổ. Ông được dân làng bầu làm Hậu thần. Khuôn viên nhà Tràng rộng khoảng 500m2, gồm ba dãy nhà. Nhà chính giữa có Hậu cung bày bàn thờ cụ Tổ nghề Nguyễn Quý Trị.

Năm gian nhà chính, gian giữa đặt một tảng đá làm đe và 1 cái búa. Đó là hai công cụ hành nghề tiêu biểu. Hằng năm vào ngày 12 tháng Giêng, làng làm lễ khai tràng (có người gọi là khai búa hay là khai đá). Sau lễ tục này các nhà làm nghề tổ mới được bắt đầu làm nghề.

Dưới con mắt của các nhà nghiên cứu kinh tế và văn hóa dân gian thì nhà Tràng vừa là nơi sản xuất dạy nghề, học nghề vừa là nơi sinh họat tín ngưỡng của làng nghề mà cụ Vũ Danh Thuận vừa là nhà văn hóa, vừa là nhà doanh nghiệp, chủ đầu tư, vừa là giám đốc điều hành. Cụ có công lớn trong việc chấn hưng nghề vàng quỳ ở làng Kiêu Kỵ vào đầu thế kỷ thứ XIX.

Nhà Tràng đã bị bom Mỹ phá hủy năm 1967.

TS. Lưu Minh Trị Nguyên - PCT UBND TP. Hà Nội

Tin liên quan

Lai Châu: Chính sách khuyến công phát triển nghề truyền thống

Lai Châu: Chính sách khuyến công phát triển nghề truyền thống

LNV - Lai Châu đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc của 20 dân tộc, trong đó phải kể đến nghề thủ công truyền thống được Nhân dân các dân tộc địa phương giữ gìn, phát huy và truyền dạy lại cho các thế hệ. Nhiều bản làng, trở nên nổi tiếng từ nghề thủ công truyền thống như: Sản xuất bánh, miến dong, nấu rượu, rèn, dệt... Từ đó, góp phần phát huy bản sắc văn hóa, thúc đẩy du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân.
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu

Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu

LNV - Từ những nguyên liệu của thiên nhiên, dân tộc Dong ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã làm ra loại vải nhuộm tạo cảm hứng cho các nhà thiết kế tạo nên phong cách thời trang đặc sắc.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.

Tin mới hơn

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

LNV - Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo nên nền văn hiến rực rỡ mang đậm dấu ấn Thủ đô, trong đó nổi trội, dễ nhận biết là về diện mạo đô thị. Từ quy mô, cấu trúc đô thị, kết cấu hạ tầng, kiến trúc công trình, cảnh quan nhân tạo, cảnh quan tự nhiên, tổng hòa là kiến trúc cảnh quan, luôn được ghi nhận là ngày càng văn minh, hiện đại hơn, xứng tầm là "Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

LNV - Các Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết với các nước đang và sẽ mở ra “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Hà Nội nói riêng, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

LNV - Nghị quyết số 19/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 25/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 263/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 đều là những chủ chương, chính sách quan trọng tạo nền tảng, cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; đồng thời cũng là thước đo đánh giá kết quả hoạt động thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.

Tin khác

Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại. Để xác định được hướng đi đúng cho bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề gốm vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Trong đó, cần đề cập đến tất cả các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, không gian văn hóa ở, làm nghề, những thiết chế văn hóa cũ/mới liên quan để cùng vì mục đích bảo tồn, phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng.
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

LNV - Nghề dệt cổ truyền dân gian của các tộc người là một mảng đề tài nghiên cứu rất cơ bản trong nghiên cứu dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các nội hàm của việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền dân gian sẽ là những thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất về các thành tố văn hóa cùng những tinh hoa về bản sắc văn hóa của dân tộc đó, mà chúng ta cần tôn vinh duy trì nó trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cùng sự đóng góp của nó vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong số đó có nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc mang đậm sắc màu văn hóa Thái.
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

LNV - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Trong suốt hơn 400 năm chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Phú Yên thì gốm cổ Quảng Đức đã có tuổi gốm trên 300 năm, xứng đáng được gọi là “báu vật” của miền đất Phú Yên.
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

LNV - Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

LNV - Ðại hội XIII của Ðảng xác định rõ: Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

LNV - Làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hai nghề truyền thống là dát vàng bạc quì và may đồ da đã có từ lâu đời. Làm vàng bạc quì là một nghề truyền thống, chế biến vàng thật, bạc thật thành bột vàng, bạc (gọi là quì) bằng phương pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo.
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

LNV - Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhiều năm, tuy nhiên có thời điểm chúng ta sản xuất đại trà, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Vì vậy, thời gian tới phải nâng tầm hơn nữa cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

LNV - Đẩy mạnh việc tuyên truyền làm cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ hiểu và quan tâm về maketing và bán hàng online
Nghề và Làng nghề truyền thống

Nghề và Làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề, làng có nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo ra nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em; giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn.
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

LNV - Nhiệm kỳ 2018 – 2023 vừa qua, Hiệp hội và các tổ chức, hội viên đã triển khai Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường do tác động tiêu cực lâu dài của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, các cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraina; Israel – Hamas; Israel – Houthi, Israel – Iran…làm đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu toàn cầu, đặc biệt là xăng, dầu. Ảnh hưởng đến đến sức mua và làm suy giảm các thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống. Tình hình trên làm cho sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế và làng nghề trong cả nước bị đình đốn, việc làm và đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

LNV - Phát biểu trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước Lương Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó.
TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

LNV - Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng mai (21/10) theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Quy trình này được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

LNV - Làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa (Thanh Hoá) với hàng trăm năm lịch sử và phát triển không chỉ là điểm sáng của vùng quê mà còn là biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động