Nghệ An: Làng bánh cốm Đông Thuận
![]() |
Bánh cốm đông thuận. |
Làng nghề làm bánh cốm Đông Thuận (nay thuộc xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc) đã có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương. Theo lời kể, nghề làm bánh được bắt nguồn từ một người con gái làng lấy chồng xứ Bắc, khi trở về thăm quê đã nấu mời làng món bánh cốm đặc biệt này.
Với Hương vị thơm ngon, độc đáo của bánh cốm nhanh chóng chinh phục mọi người, trở thành món ăn quen thuộc trong đời sống của người dân làng Đông Thuận. Nghề làm bánh cốm cũng bắt đầu được hình thành từ đó. Và được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, gìn giữ những bí quyết và kỹ thuật làm bánh độc đáo đến tận ngày nay.
Bánh cốm ở nhiều nơi vẫn có, nhưng để làm được những miếng bánh vừa ngon, vừa đẹp mắt, chất lượng như bánh cốm Đông Thuận thì phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí. Người dân làng nghề đã phải tốn khá nhiều công sức từ khâu chuẩn bị nguyên liệu; chọn gạo nếp, chọn mật mía; làm cốm,… Trừ khâu làm cốm ra thì tất cả đều được làm thủ công.
Để có được sản phẩm bánh cốm thơm ngon, giòn, quyện hương vị gừng tươi thì người làm nghề phải trải qua khá nhiều khâu chế biến. Mật loại 1 được chọn đặt tận Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp được trộn cùng lúc với gừng tươi giã nhỏ cho lên bếp. Lửa đun vừa tầm, dùng đũa đảo liên tục đến khi mật có màu cánh vàng cánh dán, mùi thơm của mật cùng mùi gừng tươi bay lên khắp nhà thì mới đạt yêu cầu. Những hạt cốm trắng tinh nở bông xốp chỉ có giống gạo Khang dân mới đáp ứng được yêu cầu này. Mỗi mẻ bánh cốm cần khoảng 1kg hạt cốm như thế này. Quan trọng nhất của khâu làm bánh cốm trộn cốm và mật đã chín đủ độ lại với nhau. Việc này đòi hỏi người nấu phải vừa nhanh tay, nhịp nhàng cho cốm và mật quyện vào nhau cốm không quá khô, cũng không ướt quá. Công đoạn nén cốm để tạo thành những chiếc bánh rất cần bàn tay của người đàn ông. Không chỉ nhanh mà còn phải khỏe để nén chặt cốm không bị vữa ra.
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh vè quy trình và thành phẩm tạo lên món bánh cốm Đông Thuận. |
Bà Nguyễn Thị Mười cho biết: nghề làm cốm vất vả lắm, có khi làm cả ngày, cả đêm mới kịp giao hàng cho khách. Ngày xưa, cốm Đông Thuận chỉ bán ở chợ Nghi Lộc, chợ Cửa Lò, giờ đã lên đến Vinh, rồi sang cả Hà Tĩnh. Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ bánh cốm làng nghề Đông Thuận ngày càng được mở rộng ra các huyện miền núi của tỉnh và các tỉnh lân cận như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị...Nhờ thế mà làm cốm bà nuôi được các con ăn học đại học.
Nhờ chất lượng thơm ngon và hương vị đặc trưng, bánh cốm Đông Thuận ngày càng được thị trường ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, người dân làng nghề đã không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất, đồng thời đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ông Lê Tiến Năng- một hộ làm nghề ở xóm 21 xã Nghi Trung cho biết: Trước đây, gia đình tôi phải đi thuê làm bỏng cốm nhưng năm nay, tôi đầu tư hơn 30 triệu đồng mua máy sản xuất bỏng. Nhờ đó, mỗi ngày sản xuất được 5 -7 tạ gạo. Sau khi trừ tiền điện và chi phí khác gia đình thu về khoảng 500 ngàn đồng ".
Lợi thế của nghề làm bánh cốm là người dân có thể tranh thủ được thời gian nhàn rỗi và tận dụng được nguồn lao động nông nhàn. Từ nghề phụ, đến nay nghề làm bánh cốm đã mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở làng Đông Thuận. Hiện, làng Đông Thuận có 58/90 hộ làm nghề bánh cốm. Nghề này đang tạo việc làm cho trên 150 lao động với mức thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng/ người/ tháng.
Ngoài ra, nghề làm bánh cốm còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho một số lao động kinh doanh từ nghề. Chị Hoàng Thị Nga ở xóm 20 là người chuyên thu mua bánh cốm cho biết: "Chất lượng bánh thơm ngon, nên bánh cốm ở làng nghề Đông Thuận được thị trường rất ưa chuộng. Mỗi ngày tôi lấy từ khoảng 25 bao bánh cốm nhập cho các đại lý tại TP.Vinh; thu lãi trên 250 nghìn đồng. Nhờ có nghề này, tôi có được công việc làm thêm với nguồn thu nhập khá".
![]() |
Nghề làm bánh cốm không chỉ là di sản văn hóa mà còn là nguồn thu nhập chính cho người dân làng Đông Thuận. Nhờ nghề này, đời sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt, nhiều gia đình có thu nhập ổn định, con em được học hành đầy đủ.
Với mục tiêu phát triển làng nghề một cách bền vững, chính quyền địa phương đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ người dân duy trì và phát triển nghề làm bánh cốm. Đồng thời, các hoạt động quảng bá sản phẩm cũng được đẩy mạnh để đưa bánh cốm Đông Thuận đến với thị trường trong và ngoài nước. Năm 2012 làng bánh cốm Đông Thuận đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận làng nghề truyền thống.
Cũng nhờ vậy mà tạo rất nhiều động lực giúp bà con nông dân phát triển và có nhiều thay đổi tích cực. “Hiện nay chúng tôi đang tập trung để hỗ trợ làng nghề về cơ sở vật chất, đặc biệt các thủ tục liên quan như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm... để thương hiệu làng nghề được nhiều người biết đến” ông Trần Hải Dương- Phó chủ tịch UBND xã Nghi Trung cho chia sẻ thêm.
Tin liên quan

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao
20:36 | 28/03/2025 OCOP

Nghệ An: Thôn quê tươi đẹp, văn minh
14:54 | 20/02/2025 Nông thôn mới
Tin mới hơn

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
11:09 Tin tức

Tuần này, Quốc hội sẽ xem xét chính sách miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông
10:59 Tin tức

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025): Hà Nội gương mẫu đi đầu làm theo lời Bác Hồ kính yêu
10:52 Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
10:49 Tin tức

Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng
09:56 Văn hóa - Xã hội