Nâng cao năng lực của chủ hộ kinh doanh làng nghề, hình thành lớp doanh nhân 4.0
Các hộ kinh doanh làng nghề nước ta (dưới đây gọi tắt là hộ) đang đứng trước những yêu cầu mới: đó là quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII với khát vọng phát triển đất nước hùng cường, nhân dân hạnh phúc; Trong mỗi hộ kinh doanh, là đưa làng nghề tiến vào giai đoạn phát triển mới với mục tiêu cao hơn. Có thể nêu lên những yêu cầu mới cụ thể đối với các hộ như sau.
Trước hết là về bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề thủ công. Trong mỗi làng nghề truyền thống, đang lưu giữ di sản văn hóa nghề thủ công - những kỹ năng, công nghệ chế tác mang bản sắc của quốc gia, của tùng vùng, miền, thậm chí của từng nghệ nhân. Di sản quý báu ấy cần được bảo tồn và phát huy, không chỉ để khẳng định văn hóa làng nghề là nền tảng tinh thần của mỗi làng, mà còn để đóng góp, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa thế giới. Ngày nay, khách du lịch thích thú những sản phẩm thủ công, không chỉ về mẫu mã, mầu sắc, mà họ quan tâm tìm hiếu nhiều hơn, muốn trải nghiệm về kỹ năng chế tác, công nghệ tạo nên sản phẩm- đó chính là hồn cốt, tinh hoa của làng nghề mà UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Thứ hai là về xây dựng nền kinh tế làng nghề. Ngày nay, trong nông thôn, đã hình thành nền kinh tế nông thôn- một khái niệm mới thể hiện nhận thức mới về nông thôn, trụ đỡ của kinh tế - xã hội đất nước. Kinh tế làng nghề là một bộ phận quan trọng của kinh tế nông thôn, bao gồm chủ yếu là các hộ kinh doanh các nghề thủ công và dịch vụ. Kinh tế làng nghề tạo việc làm và thu nhập cho đông đảo cư dân nông thôn, đây là một vấn đề quan trọng và rất có ý nghĩa khi việc làm cho người lao đông đang là mối quan tâm hàng đầu của nước ta hiện nay. Các hộ phải coi phát triển là nhiệm vụ trung tâm, với ý chí, khát vọng mạnh mẽ, với những biện pháp đổi mới, sáng tạo, giữ vững nghề cũ, mở thêm nghề mới cùng Chương trình OCOP, đa dạng hóa sản phẩm, đem lại đời sống vật ngày càng ẩm no, hạnh phúc cho cư dân làng nghề.
Thứ ba là về xã hội. Hộ làng nghề cần tiếp nối truyền thống làng xã với những đức tính quý báu, như thương yêu, đùm bọc lẫn nhau; Ý chí cố kết trong bảo vệ xóm làng trước thiên tai, địch họa. Đó cũng là tinh thần tự quản thể hiện trong các hương ước gồm những quy định trong cuộc sống xã hội, trong mỗi gia đình, từ sản xuất kinh doanh đến hoạt động tâm linh… Những truyền thống quý báu ấy cần được các hộ tiếp thu, chọn lọc và phát huy trong điều kiện ngày nay, hình thành văn hóa làng nghề với xóm làng xanh, sạch, đẹp, với cuộc sống lành mạnh, không có tệ nạn xã hội. Mỗi làng nghề phải là một “Làng Văn hóa” đậm tình người, coi con người là trung tâm của phát triển. Trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới, phải có những tiêu chí về văn hóa, về lối sống có văn hóa, coi văn hóa là cốt lõi, hồn cốt của xã hội nông thôn mới, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng những cơ sở vật chất như sân vận động, nhà văn hóa.
Những yêu cầu mới, rất quan trọng nêu trên đang đòi hỏi nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi hộ. Chính vì thế, vai trò của chủ hộ kinh doanh đang trở nên đặc biệt quan trọng.
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CỦA CHỦ HỘ KINH DOANH
Trong nền kinh tế hiện đại, theo các nhà nghiên cứu, có ba nhân vật cần được tôn vinh, đó là: (i) những người hoạch định thể chế; (ii) nhà khoa học, công nghệ; và (iii) doanh nhân. Họ là những nhân vật tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước. Trong các hộ làng nghề chúng ta, do quy mô nhỏ vừa, thậm chí siêu nhỏ, thường không có sự phân vai rạch ròi như vậy, mà chủ hộ cũng là doanh nhân - nhà đầu tư, người hoạch định chủ trương, kế hoạch kinh doanh của hộ và cũng là người quyết định ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; trong nhiều hộ, chủ hộ cũng là nghệ nhân. Nói cách khác, chủ hộ thường một mình đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ chủ yếu trong hộ. Vì vậy, việc nâng cao năng lực quản trị của chủ hộ là một yêu cầu bức xúc có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của hộ.
Xin nói thêm về khái niệm “quản trị”. “Quản trị quốc gia” là một khái niệm mới được thế giới đề cập vào khoảng năm 1970, lần đầu tiên được sử dụng tại Nghị quyết Đại hội XIII. Theo các nhà nghiên cứu, “quản trị quốc gia” có những điểm khác với khái niệm “quản lý nhà nước” thường được dùng lâu nay, tóm tắt như sau (theo VietnamNet, 24/3/2021):
Thứ nhất là đặc điểm đa chủ thể. Hệ thống quản trị sẽ không chỉ bao gồm chính quyền, luật pháp, nguyên tắc và quy định hành chính và các cơ quan nhà nước, mà còn bao gồm các chủ thể tư nhân, tổ chức phi lợi nhuận, vai trò ngày càng tích cực và chủ động của mỗi công dân. Do đó, các lợi ích của các chủ thể khác nhau đều phải được tôn trọng. Đây là sự khác biệt quan trọng nhất.
Thứ hai, giảm bớt khoảng cách và thu hẹp ranh giới công - tư. Hệ thống quản trị tích hợp các hệ thống hành chính với các cơ chế thị trường và phi lợi nhuận, qua đó thu hẹp và làm mờ đi ranh giới giữa nhà nước và xã hội.
Thứ ba, quan hệ hợp tác giữa các đối tác sẽ dần thay thế quan hệ áp đặt theo trật tự thứ bậc như trong mô hình chính quyền truyền thống, chuyển dần sang dạng thức quan hệ theo chiều ngang, mang tính chất đối tác, hợp tác và bình đẳng hơn.
Thứ tư, hoạt động quản trị có tính liên thông - các khuôn mẫu, mô thức quản trị bao gồm các thể chế và con người ở tất cả các cấp độ chính quyền cũng như các lĩnh vực chính sách khác nhau, và không bị giới hạn bởi biên giới lãnh thổ, địa phương.
Những nội dung phân biệt “quản trị” với “quản lý” nói trên cần được vận dụng vào hoạt động của hộ làng nghề. Đối với hộ, quản trị có nghĩa là toàn bộ quá trình quyết định chính sách, kế hoạch, mục tiêu; quyết định các nguyên tắc vận hành cơ bản của hộ theo tinh thần đa chủ thể và khơi dậy, phát huy mọi nguồn lực. Quản trị chính là việc hướng dẫn, lãnh đạo, kiểm soát để hộ đạt được mục tiêu chung, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của hộ. Nếu quản trị là những việc ở tầm cao, thì quản lý chỉ là việc tiếp nhận, kết nối và khởi động các nhân tố khác nhau trong hộ, điều phối, thúc đẩy các nhân tố này để thực hiện thành công các mục tiêu đã được quản trị đặt ra.
Như trên đã nói, chủ hộ là doanh nhân - nhà đầu tư, người hoạch định chủ trương, kế hoạch kinh doanh của hộ và cũng là người ứng dụng khoa học, công nghệ; Trong nhiều hộ, doanh nhân cũng đồng thời là nghệ nhân. Hiện nay, điều đáng mừng là trong nhiều làng nghề, đang có những chủ hộ ở tuổi thanh niên, được đào tạo bài bản, dồi dào sức sáng tạo, có tâm huyết mong muốn cống hiến cho làng nghề. Nếu như coi chủ hộ giữ vai trò có ý nghĩa quyết định trong phát triển kinh tế làng nghề như trên đã nói, thì chúng ta không thể chậm trễ trong việc nâng cao năng lực quản trị, “chuyên nghiệp hóa” chủ hộ, hình thành lớp doanh nhân thế hệ 4.0 của làng nghề.
Dưới đây, xin nêu lên một số gợi ý về giải pháp nâng cao năng lực quản trị của chủ hộ như sau:
Trước hết là đổi mới tư duy, quán triệt ý chí, khát vọng phát triển đất nước hùng cường theo Nghị quyết Đại hội XIII. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Khát vọng này phải được thấm nhuần sâu sắc, biến thành khát vọng và hành động cụ thể của mỗi hộ kinh doanh cho dến mỗi người lao động.
Do đó, mỗi chủ hộ phải quán triệt tư tưởng của Đại hội XIII, tạo cho mình ý chí mới, khát vọng mới, tầm nhìn mới, quyết tâm phát triển làng nghề lên một tầm cao mới, biến khát vọng thành hành động cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực, có mục tiêu trong từng thời gian. Đó là: nâng cao chất lượng sản phẩm; Mở rộng thị trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong hộ, đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng dân cư nông thôn…
Hai là, khai thác các chính sách của Nhà nước áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho kinh tế tư nhân và hộ kinh doanh, phát triển nghề thủ công, trước mắt là những chính sách trợ giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những ưu đãi quy định trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta đã ký kết.
Do đó, mỗi chủ hộ kinh doanh cần tìm hiểu kỹ các chính sách để xây dựng chương trình, kế hoạch khai thác các ưu đãi, kinh doanh đạt hiệu quả cao. Cần tích cực nghiên cứu tài liệu, sách, báo, cập nhật các chính sách mới, tham gia các cuộc giới thiệu, tập huấn do cơ quan nhà nước tổ chức; tham vấn chuyên gia; Sử dụng các dịch vụ do các viện, trường, các tổ chức xã hội cung ứng.
Ba là, triển khai các biện pháp cụ thể để chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có ý nghĩa thời sự và có hiệu quả nhất hiện nay là tham gia chuỗi giá trị, xây dựng tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa, bảo hộ thương hiệu, ứng dụng công nghệ 4.0, thực hiện kinh tế số, ghi nhãn QRcode, ứng dụng thương mại điện tử…
Để làm tốt các việc này, chủ hộ cần được bồi dưỡng những kỹ năng về quản trị như: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy, nhân sự, lao động, tiền lương, thống kê, kế toán, giá cả, thuế má, tín dụng, v.v… Cần khơi dậy sức sáng tạo của mỗi người trong hộ, nhất là lớp trẻ, phát huy nghệ nhân, đào tạo thợ giỏi. Bộ máy quản trị của hộ cần tinh, gọn, hoạt động hiệu quả. Chủ hộ cần phân công, nêu cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, biểu dương, khen thưởng kịp thời. Bản thân mỗi chủ hộ cần đặt mục tiêu cao về nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực để phấn đấu, nhất là trình độ ứng dụng công nghệ 4.0. Cần nêu gương người đứng đầu về tư duy và hành động, cầu tiến bộ, khiêm tốn học hỏi, chịu “lắng nghe”, kể cả những ý kiến khác với ý kiến của mình.
Bốn là, chủ hộ cần tiếp tục tăng cường quan hệ với các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương để bổ sung nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của hộ, cùng thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường; Đồng thời tham gia các chương trình, hoạt động công ích, xã hội, từ thiện xây dựng quê hương.
Xin kiến nghị rằng, với vị trí, vai trò của mình, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam hiện là tổ chức duy nhất nắm được yêu cầu, nội dung và các giải pháp để nâng cao năng lực quản trị của chủ hộ kinh doanh làng nghề, từng bước hình thành lớp doanh nhân 4.0 của làng nghề; Hiệp hội nên chủ trì xây dựng một dự án về vấn đề này và triển khai thực hiện trong cả nước. Làm được như vậy sẽ là một đóng góp rất có ý nghĩa vào việc phát triển bền vững làng nghề nước ta.
CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong
09:23 Tin tức

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia
09:22 Nông thôn mới

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm
09:21 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức









