Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
Theo cán bộ xã Tăng Tiến thì hiện xã có 5 thôn, trong đó duy nhất thôn Thượng Phúc không còn hộ nào còn giữ nghề mây tre đan này nữa, còn lại 4 thôn: Bẩy; Chùa; Chằm và Phúc Long với gần 200 hộ vẫn duy trì được nghề từ đời các cụ để lại. Những năm của cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi công nghiệp chưa phát triển, kinh tế xã hội khó khăn, bà con chỉ trông vào mấy sào ruộng khoán, nhờ nghề truyền thống, gần như cả xã phát triển làng nghề, nhiều sản phẩm có thương hiệu xuất khẩu được nhiều nước biết đến. Từ đó, các gia đình tâm huyết với nghề phát triển kinh tế khấm khá lên. Nuôi con cái ăn học thành đạt, xây dựng nhà cửa, sắm tiện nghi sinh hoạt.
Lúc cao điểm, cả xã có đến hàng vài nghìn hộ dân làm nghề tre đan xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Các sản phẩm thủ công tạo ra phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày và phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Cày, cối xay thóc, gàu tát nước, cót thóc, rổ, rá, thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia...Khi nền công nghiệp phát triển, một số dụng cụ đã còn không cần đến và một số được thay thế bằng các nguyên liệu nhựa. Sau này, công nghiệp dần phát triển, các nhà máy, công ty ra đời thu hút lực lượng lao động lớn, công nhân thu nhập cao, ổn định, giới trẻ không còn tâm huyết dẫn đến nghề mây tre đan dần bị thu hẹp. Hiện nay, xã chỉ còn khoảng gần 200 hộ gia đình và khoảng gần 50 hộ ở thôn Lực, xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang giáp xã Tăng Tiếng còn duy trì làm nghề này. Ngày xưa kia, chợ tre họp theo phiên ở xã Tăng Tiến đông như hội, mỗi phiên chợ có hàng trăm người mua bán tấp nập vào các ngày 1,4,6,9 (âm lịch) trong tháng.
Cụ Nguyễn Thị Nhớn, 91 tuổi ở thôn Bẩy, xã Tăng Tiến đan những chiếc xảo tre phục vụ khách hàng. |
Để làm nên một sản phẩm mây tre Tăng Tiến đối với người thợ đó là một qúa trình sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu, tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn. Những cây tre đem về phải mang cắt thành những đoạn nhỏ rồi đến tay người thợ. Họ mang chẻ ra thành những chiếc nan nhỏ như những chiếc tăm nhưng có độ dài 30 đến 40 cm, đặc biệt có khi họ chẻ thủ công bằng tay.
Thế nhưng, họ chẻ rất nhanh, điêu luyện và những chiếc tăm đều tăm tắp. Sau đó, từng bó tăm được đem phơi khô. Một khâu đặc biệt quan trọng là nhuộm tăm, để tạo màu, độ bền cho mành tăm, chống mối mọt, đặc trưng của Tăng Tiến. Để tạo ra những sản phẩm bền đẹp, người thợ đem dệt từng chiếc tăm nhỏ thành mành, với những màu chỉ khác nhau kết hợp với màu của tăm mà tạo nên những sản phẩm đa màu sắc, mẫu mã, vừa đẹp mà vừa bền.
Những sản phẩm từ mây, tre xuất hiện ở mọi nơi trong nhà của người dân xã Tăng Tiến. |
Với bí quyết làng nghề cùng sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại ngày nay, trong khâu nhuộm mành, nan tre, các nghệ nhân làng nghề đã tạo ra những sản phẩm có màu sắc phong phú, đồng thời bảo quản cho nan không bị mối mọt, giữ sản phẩm được lâu hơn, bền đẹp cùng thời gian. Những sản phẩm mây tre có tính đặc trưng của làng nghề như: mành trải bàn ăn, đệm, gối, túi sách, mành tre cửa, ấm tích, bàn ghế… xuất khẩu ra nước ngoài được bạn hàng ưa chuộng, đặc biệt là thị trường Nga, EU, Mỹ.
Một làng nghề nổi tiếng, có lịch sử lâu đời nay hương nghề đã bay xa, sản phẩm có mặt ở nhiều nước trên thế giới, hiện làng nghề đang thu hút được nhiều du khách đến khám phá, trải nghiệm. Mô hình sản xuất phát triển nghề truyền thống ở xã Tăng Tiến trở thành gương điển hình tiên tiến cho các làng nghề khác cùng tham khảo, học tập. Hiện nay, cả nước có nhiều làng nghề dường như đang mất dần “chỗ đứng”, làng nghề mây tre đan Tăng Tiến vẫn đứng vững trước cơ chế thị trường, đây là minh chứng cho sức sống trường tồn của các làng nghề nếu biết xây dựng cho mình một chiến lược phát triển và hướng đi đúng.
Không chỉ nổi danh với các sản phẩm truyền thống lâu năm, làng nghề dung dị này còn bắt kịp với xu thế của thời đại, luôn tân trang, thích nghi với những yêu cầu của xã hội. Không riêng gì chất lượng, mà mẫu mã, kiểu dáng, tính thẩm mỹ của sản phẩm ngày càng được chú trọng, đòi hỏi những nghệ nhân phải tỉ mỉ, kỳ công và kiên nhẫn.
Từ những bụi tre nứa tự nhiên, ngày xưa dùng để làm vũ khí đẩy lùi ngoại xâm như ngài Thánh Gióng hoặc làm bẫy chông như ông cha ta, hay trồng để rợp mát cho nẻo đường làng, hay hơn nữa chỉ để dùng làm vật liệu cho những ngôi nhà giản dị… Thì nay người nghệ nhân Tăng Tiến đã tận dụng những sản vật dân dã này để đan dệt cho mình những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc, hữu ích.
Tin liên quan
Công nhận điểm du lịch Làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc
08:51 | 04/11/2024 Tin tức
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:07 | 30/09/2024 OCOP
Tin mới hơn
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 | 02/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 Văn hóa - Xã hội
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn nông thôn mới
10:09 Tin tức
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 Làng nghề, nghệ nhân
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 OCOP