Làng nghề nướng cá ở Nghệ An luôn đỏ lửa bất kể nắng, mưa
![]() |
Nghề cá nướng biển cho thu nhập ổn định
Ở Diễn Châu (Nghệ An) có 9 xã ven biển, gồm Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải, Diễn Van, Diễn Hùng, Diễn Thành, Diễn Trung, Diễn Thịnh… đều có nghề cá nướng, nhưng phát triển nhất là ở xã Diễn Vạn.
Diễn Vạn xưa thuộc đất Vạn Phần, mảnh đất nằm ở nơi giao thoa nhiều con sông như sông Bùng, sông Vách Bắc, sông Lạch Vạn... Vốn được biết đến là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng, Diễn Vạn còn có nhiều làng nghề sống và làm giàu từ sản vật của biển khơi như làm muối, làm nước mắm, ruốc…, trong đó, nổi lên là nghề nướng cá biển.
![]() |
Làng cá nướng Diễn Vạn đã có từ rất lâu đời. Ngôi làng nằm dọc con sông hướng ra biển. Ban đầu, chỉ là một vài hộ gia đình ở xóm Trung Hậu (Diễn Vạn) đứng ra thu mua cá sau mỗi chuyến biển của ngư dân rồi đem nướng lên sau đó mang bán tại các chợ trong huyện Diễn Châu là chủ yếu. Thế rồi những con cá nướng Diễn Vạn lần lượt góp mặt tại khắp các chợ thuộc xứ Nghệ và có mặt tại rất nhiều địa phương khác lúc nào không hay. Từ đó đến nay, nghề nướng cá đã lan ra hầu hết các thôn làng của Diễn Vạn với hơn 40 chủ lò nướng. Chỉ tới đầu làng đã thấy hàng chục lò nướng cá hai bên đường làng. Theo người dân địa phương, trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, nghề nướng cá của Diễn Vạn phát triển mạnh nhất.
Cá để nướng là cá biển gồm: Cá thu, cá nục, cá bạc má, cá trích, cá then, cá thửng… được đánh bắt ở vùng biển Nghệ An. Và chỉ được nướng bằng than củi.
Trước đây, để lấy được số lượng cá làm trong 1 ngày, thì các chủ lò phải dậy từ 3 - 4 giờ sáng, đến bãi biển Diễn Thành, Diễn Bích (huyện Diễn Châu) hay xa hơn là các cảng biển tại thị xã Cửa Lò, Cửa Hội; Quỳnh Phương, Quỳnh Tiến (thị xã Hoàng Mai)... thu mua cá. Ngày nay, để chủ động nguồn nguyên liệu, nhiều chủ lò mạnh dạn đầu tư kho bảo quản lạnh ngay tại nhà. Cá được thu mua lượng lớn từ các tàu đánh bắt xa bờ, đem về kho bảo quản để nướng dần.
Ngày thường, mỗi lò này nướng cho ra không dưới 1 tấn cá các loại. Tuy nhiên, hai năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng hóa khó lưu thông, người mua cũng giảm nên các lò phải giảm công suất xuống, trung bình mỗi ngày chỉ nướng tầm 5 tạ cá. Các loại cá nướng được ưa chuộng nhất là cá trích, cá nục, cá bạc má, cá thu, cá đục, cá đốm, cá thửng... Cũng có hộ còn nướng cả mực, nhưng chỉ là số ít vì giá cao mà thị trường tiêu thụ thường là các huyện miền núi.
![]() |
![]() |
Những mẻ cá tươi được người dân mua về để nướng |
Chị Lưu Thị Xuân (xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn), người gắn bó nhiều năm với nghề cho hay: “Nghề nướng cá vất vả lắm, phải chịu khó, kiên trì. Sáng sớm tinh mơ đã phải đi làm đến tầm 18h - 19h, công việc mới xong. Mùa hè, cá phơi được nắng, cá nướng ra thơm ngon nhưng những người ngồi nướng cá như chúng tôi lại cực nhọc hơn... Nhiệt độ ngoài trời có khi lên đến gần 40 độ C, chị em chúng tôi vẫn phải ngồi bên bếp than nóng rực để nướng hàng tấn cá. Mùa mưa, tuy ấm áp, dễ chịu nhưng cá phơi lâu khô hơn nên để cá chín thơm ngon thì đòi hỏi thời gian nướng lâu hơn”.
Nói về nghề nướng cá của mình, chị Hoàng Thị Thanh cho biết: “Tôi gắn bó với nghề nướng cá, tuy vất vả vì hầu như quanh năm phải đi sớm về muộn và mặt đối mặt với bếp than rồi thì thời thời tiết khắc nghiệt. Nhưng phải bám lấy nghề vì gia đình không có ruộng để canh tác, còn chồng nay phụ hồ, mai làm công nhân không ổn định nên thu nhập từ nghề nướng cá cũng giúp chị tạm đủ nuôi cả gia đình”.
Chính nhờ tảo tần chịu thương chịu khó và sự vun vén chắt chiu của mình mà người phụ nữ ấy nuôi được hai người con trai ăn học thành tài, người con lớn còn là thạc sĩ khoa học.
Những người chuyên sống bằng nghề nướng cá như chị Xuân, chị Thanh ở đất Diễn Vạn này có rất nhiều con em theo học các trường đại học, cao đẳng tại các thành phố lớn trên cả nước. Nhiều người trở thành giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học, đó cũng là niềm hạnh diễn của người dân nơi đây.
![]() |
Nghề nướng cá của xã Diễn Vạn tuy vất vả nhưng người dân vẫn bám nghề, nhiều thế hệ cứ thế nối nhau vì nghề này cho thu nhập ổn định, giúp nuôi sống họ và cả gia đình suốt nhiều năm qua. Mỗi ngày, chủ lò trả từ 200.000 -250.000 đồng/người. Thu nhập hàng tháng từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Chung thủy với nghề này phần lớn là những người phụ nữ địa phương. Trong hơn 40 lò nướng cá của xã thì có tới hơn 200 phụ nữ làm nghề.
Thị trường tiêu thụ mạnh
Ở Diễn Vạn, người dân làm nghề cá nướng hàng ngày vẫn thức khuya, dậy sớm để trau nghề, để làm sao nướng ra những mẻ cá chất lượng thơm ngon nhất phục vụ khách hàng.
Để giữ được mức lửa vừa phải, cá chín đến độ, đòi hỏi người nướng phải có kinh nghiệm, lật trở càng đều tay, cá càng thơm ngon. Ai học nhanh cũng mất cả năm trời mới thành thạo nghề.
![]() |
![]() |
Cá nướng thơm ngon, béo ngậy, mang đậm hương vị của biển |
Cá sau khi nướng xong được chủ lò vận chuyển đến một số đầu mối trong huyện miền núi phía Tây Nghệ An như Con Cuông, Quế Phong, Tân Kỳ, Tương Dương... Các lò lớn vận chuyển cá nướng bằng ô tô của gia đình, các lò nhỏ hơn thì gửi theo xe khách.
Cá nướng là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị đặc biệt luôn được nhiều người lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày. Có dịp đặt chân đến làng cá nướng này, bất kể mùa mưa hay nắng, mùi cá nướng thơm, béo lẫn trong mùi khói than hồng dâng lên sống mũi, ngào ngạt hương vị của biển khiến bao thực khách khó cưỡng lại.
Mùa đông cá nướng bán chạy nhất nhờ sự tiêu thụ mạnh từ các quán nhậu khắp miệt miền núi và cả thành Vinh của tỉnh Nghệ An nhưng với mùa nóng, mùa đánh bắt cá nhiều nhất thì cá nướng bán ế hơn.
Cá nướng Diễn Vạn được ưa chuộng nhờ giữ được độ tươi ngon và có thể bảo quản được lâu. Dù bây giờ đã có tủ lạnh, tủ đá, người ta có thể bảo quản cá tươi được trong thời gian dài nhưng khi đem đi rã đông thì không thể so sánh được với cá nướng, vì thế cá nướng vẫn được người dân ưa chuộng.
Ông Hoàng Minh Long, chủ tịch UBND xã Diễn Vạn, cho biết mỗi ngày Diễn Vạn xuất khoảng 20 tấn cá nướng tiêu thụ khắp miền tây Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp. Ngoài ra ở TP Vinh, Nghệ An và một số tỉnh thành trên cả nước cũng rất ưa chuộng cá nướng Diễn Vạn. Cá được đưa vào các quán nhậu, các bếp ăn từng gia đình...
Ngoài ra, ăn theo nghề nướng cá là hàng chục người bán than, làm vỉ nướng, đan vỉ đựng và phơi cá… Ngoài cá nướng, bà con Diễn Vạn còn hấp và phơi cá làm món cá một nắng.
Xây dựng thương hiệu làng nghề
Khoảng 20 năm trở lại đây, làng nghề cá nướng Diễn Vạn phát triển mạnh, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 200 lao động. Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển
Thấy được tiềm năng từ lợi thế này, hiện nay chính quyền xã Diễn Vạn đang nỗ lực cùng với người dân ở đây xây dựng thương hiệu, đưa thương hiệu cá nướng Diễn Vạn ngày càng phát triển, được nhiều thực khách ở trong và ngoài tỉnh biết đến.
![]() |
Ông Hoàng Thiên Long, Chủ tịch UBND xã Diễn Vạn cho biết: Hiện địa phương đang làm đề án trình cấp trên xin được công nhận làng nghề để chuyển vào khu tập trung, nhằm đảm bảo môi trường và phát triển bền vững. Nếu được duyệt xây dựng khu tập trung thì xã sẽ có cơ hội xây dựng khu nướng cá chuyên nghiệp với các quy trình bài bản và khoa học hơn, nhất là khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi đó xã sẽ thành lập ban nghiên cứu về thị trường tiêu thụ để giúp bà con chủ động đầu vào lẫn đầu ra của sản phẩm. Khi biết được loại cá nào tiêu thụ mạnh, tiêu thụ ở đâu thì người dân làm nghề sẽ chủ động hơn trong việc cung ứng hàng hóa ra thị trường....
Ngoài ra, việc thành lập được khu tập trung nướng cá chuyên nghiệp sẽ giải quyết thêm các công đoạn khác một cách chuyên nghiệp như cung cấp cá tươi, nguyên vật liệu (than, vỉ nướng cá...), tạo thêm hàng chục, thậm chí hàng trăm việc làm cho con em trong xã.
Đến nay, toàn huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã xây dựng được hơn 20 làng nghề truyền thống, 18 làng có nghề, thành lập hơn 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Làng nghề và doanh nghiệp không chỉ tạo việc làm cho hơn 16.000 lao động mà còn sản xuất, chế biến ra 42 mặt hàng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. |
Tin liên quan

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao
20:36 | 28/03/2025 OCOP

Nghệ An: Thôn quê tươi đẹp, văn minh
14:54 | 20/02/2025 Nông thôn mới
Tin mới hơn

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 Khuyến nông