Làng nghề gỗ Hương Mạc - Từ sơn được bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Theo sử sách ghi lại, ngay từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 -1128) khi đi xem xét phòng tuyến Như Nguyệt (trên dòng sông Cầu) chống giặc Tống. Vua nghe tiếng làng Mạc có nghề chạm gỗ bèn kén thợ để chế tác các loại đồ gỗ ngự dụng. Thế rồi nghệ nhân ở làng Mạc nhận mẫu chạm khắc rồi kết hợp với các nhóm thợ khảm trai làng Chuôn (Hà Tây) do ông tổ là Trương Công Thành truyền nghề khảm trai. Nhiều đồ gỗ như tủ, sập, câu đối, ghế... đã khảm trai trước khi tiến cung.
![]() |
Nhãn hiệu của làng nghề gỗ Hương Mạc. Nhãn hiệu có các màu: đỏ, nâu đậm, nâu nhạt, trắng, vàng, xám nhạt |
Họ đã để lại cho đời sau những công trình văn hóa như đình làng Hương Mặc có từ thời Lê, xây dựng lại vào thời Nguyễn và đến tận bây giờ nó trở thành một công trình kiến trúc khang trang bề thế. Rồi một số nhà thờ của các bậc đại khoa đã được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa như: đền thờ cụ Tiết nghĩa Đàm Thận Huy, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, đền thờ Quốc sư Đàm Công Hiệu, đền thờ Quận công Đàm Đình Cư, đền thờ cụ Hoàng giáp Đỗ Đại Uyên… Nghề chạm khảm của làng Mạc từ ấy đã được nhân rộng, nhiều người biết đến và được đánh giá cao.
Trải qua thăng trầm lịch sử, nghề chạm khắc gỗ ở Hương Mạc thực sự phát triển vào đầu những năm 1990. Bằng khối óc, bàn tay khéo léo của mình, những nghệ nhân, người thợ làng nghề vẫn lưu giữ được những giá trị tinh hoa của sản phẩm truyền thống. Cùng với sự sáng tạo trong các công đoạn xử lý nguyên liệu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ…, giúp sản xuất làng nghề ngày càng phát triển. Đến nay sản phẩm của Hương Mạc đã có mặt khắp nơi trong đất nước, và vươn sang một số thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan….Hầu như món hàng nào người làng Hương Mạc cũng đều chế tác được.
![]() |
Gian trưng bày sản phẩm của làng nghề gỗ Hương Mạc (Tại Hội chợ Công thương và sản phẩm OCOP Bắc Ninh – 2023) |
Sau khi đón nhận nhãn hiệu tập thể, tháng 12/2023, làng nghề gỗ Hương Mạc cùng với nhiều làng nghề của tỉnh đã tham gia Hội chợ Công thương và sản phẩm OCOP Bắc Ninh - 2023. Tham dự Hội chợ đã giúp làng nghề gỗ Hương Mạc quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, khách hàng và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giúp phần phát triển kinh tế địa phương của tỉnh nhà.
Việc xây dựng và được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể đã khó, song duy trì, phát triển sau bảo hộ còn khó khăn hơn, đặt ra nhiều thách thức hơn với làng nghề gỗ Hương Mạc. Bởi, nhãn hiệu tập thể mang tính cộng đồng, nếu không có sự kết nối, duy trì thì khó có thể phát huy sức mạnh của tập thể. Do đó, làm thế nào để phát huy, phát triển nhãn hiệu tập thể đang là bài toán khó đối với nhiều tổ chức hội và chính quyền địa phương.
Các sản phẩm sau khi được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu tập thể đều được thành lập hiệp hội hoặc hội để kết nối các cơ sở sản xuất của địa phương, từ đó phát triển thành viên để cùng hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh, phát triển thương hiệu cho sản phẩm. Thế nhưng, trên thực tế, sau khi được thành lập, có tổ chức hội hoạt động hiệu quả, nên phát triển được nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm. Song cũng có những tổ chức hội hoạt động không hiệu quả. Bài học này đã được rút ra từ nhiều làng nghề khác.
![]() |
Làng nghề truyền thống được xây dựng từ nhiều hộ dân làm nghề, kinh doanh theo nếp cũ, dạng cha truyền con nối, mạnh ai nấy làm, gây khó khăn cho quản lý và phát triển nhãn hiệu. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân làm nghề không thích bị ràng buộc bởi những quy định nên sau đó dễ dàng bị tách rời. Dù đã có thương hiệu chung nhưng các các hộ dân vẫn theo kiểu mạnh ai người ấy làm, thiếu tính liên kết. Lối tư duy này khiến các hộ làm nghề đang đánh mất đi “báu vật” để phát triển nhãn hiệu và thương hiệu cho sản phẩm.
Việc phát triển nhãn hiệu tập thể, đòi hỏi phải có thời gian, kế hoạch, lộ trình và vì thế doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh phải biết kết hợp với cơ quan quản lý địa phương, tranh thủ các nguồn hỗ trợ, tài trợ, giới thiệu, trưng bày sản phẩm, kết nối cung cầu. Để phát triển bền vững nhãn hiệu tập thể sau bảo hộ, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tranh thủ các nguồn từ kinh phí hỗ trợ từ các dự án của trung ương và địa phương cho doanh nghiệp, HTX và các hộ kinh doanh. Đồng thời, cần tăng cường giới thiệu và trưng bày sản phẩm, kết nối cung cầu, hỗ trợ đăng tải sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu tập thể trên các website của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành có liên quan. Bên cạnh đó, các hiệp hội, hội, HTX đại diện, chủ sở hữu nhãn hiệu phải tăng cường công tác quản lý hội viên, quản lý chất lượng sản phẩm đã được đăng ký. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cũng cần tăng cường nhận thức, đẩy mạnh đầu tư sản xuất, chủ động trong kinh doanh và đáp ứng nhu cầu thị trường.
![]() |
Gian trưng bày sản phẩm của làng nghề gỗ Hương Mạc |
Hy vọng với “tấm áo mới” - được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thời gian tới làng nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Hương Mạc sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tin liên quan

Bảo hộ nhãn hiệu tập thể: Cơ hội cho đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê phát triển
09:56 | 04/03/2024 Làng nghề, nghệ nhân

Xuôi dòng sông Tiền thăm làng Mộc Chợ Thủ
10:42 | 23/01/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức