Bảo hộ nhãn hiệu tập thể: Cơ hội cho đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê phát triển
![]() |
Xã Phù Khê, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có từ thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thịnh vượng đến đời Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long.
Theo truyền lại, làng gỗ mỹ nghệ Phù Khê được hình thành từ khi nhu cầu xây dựng cung điện, thành quách của thành Thăng Long phát triển. Lúc ấy nghệ nhân tài giỏi từ các nơi tập trung về Phù Khê rất đông, dần hình thành nên ngôi làng chạm khắc có tiếng. Những sản phẩm chạm khắc tứ quý, long ly quy phượng của làng rất nổi tiếng và mang những dấu ấn riêng.
![]() |
Phượng múa, rồng bay qua tay các nghệ nhân của làng nghề Phù Khê |
Sự nổi tiếng của người thợ Phù Khê đã đi vào trong ca dao, đời sống của người dân khắp miền Bắc: “Nghĩa Lập bánh đúc cháo kê Tiến bào nung ngói, Phù Khê trạm rồng” hay “Hà Nội thêu quạt, thêu cờ, Phù Khê chạm trổ ngai thờ nhà vua”. Đến ngày nay, Phù Khê vẫn là làng nghề phát triển với các sản phẩm được người dân khắp nơi tin tưởng và lựa chọn.
Bảo hộ nhãn hiệu tập thể - để phát triển làng nghề
Thực tế tại các làng nghề cho thấy, việc được bảo hộ nhãn hiệu tập thể đã giúp kiểm soát chất lượng, nâng cao uy tín, giữ gìn thương hiệu và xúc tiến thương mại cho sản phẩm, góp phần nâng cao được giá trị sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất.
Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1068 ngày 22/8/2019 với quan điểm chỉ đạo: "Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội".
![]() |
Gian trưng bày sản phẩm của làng nghề gỗ Phù Khê(Tại Hội chợ Công thương và sản phẩm OCOP Bắc Ninh – 2023) |
Đối với người sản xuất, việc bảo hộ thương hiệu cho đặc sản địa phương sẽ giúp người sản xuất sản phẩm có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường; giúp nhà sản xuất duy trì được lượng khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng tiềm năng; tăng doanh số và lợi nhuận; giúp nhà sản xuất đưa sản phẩm thâm nhập thị trường thuận lợi, mở rộng thị trường xuất khẩu và giúp nhà sản xuất chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (đối với các hành vi chỉ dẫn sai lệch nguồn gốc của sản phẩm).
Đối với cộng đồng, việc bảo hộ thương hiệu cho đặc sản địa phương sẽ giúp phát triển nông nghiệp nông thôn, vùng sâu, vùng xa; phát triển các ngành nghề truyền thống và dịch vụ khác, đặc biệt là du lịch vùng; tạo công ăn việc làm cho người dân, hạn chế di dân, giúp phát triển đều giữa các vùng kinh tế, ổn định kinh tế vùng; góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá, truyền thống.
![]() |
Một số sản phẩm đặc trưng của làng nghề gỗ Phù Khê |
Đối với người tiêu dùng, việc bảo hộ thương hiệu cho đặc sản địa phương giúp người dùng có thông tin và được chỉ dẫn bởi các dấu hiệu về khu vực địa lý được gắn trên sản phẩm, yên tâm sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực từ khu vực địa lý với chất lượng được kiểm soát và tránh các rủi ro từ việc sử dụng hàng hoá giả mạo, kém chất lượng.
Cơ hội lớn cho làng nghề mỹ nghệ Phù Khê
Làng nghề Phù Khê nổi tiếng với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ như: chạm khắc Rồng, đồ thờ cúng cho đến đồ gia dụng, bàn ghế, tủ quần áo... không chỉ bởi thiết kế đẹp, tinh tế mà chất lượng còn rất bền bỉ. Nhiều công trình kiến trúc có giá trị như chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, đình Diềm Xá, đình Đình Bảng, đền Ngọc Sơn... đều mang dấu ấn của những người thợ, nghệ nhân của làng nghề Phù Khê. Và cũng chính những nét chạm khắc độc đáo của sản phẩm mộc Phù Khê (90% công đoạn sản xuất của làng nghề được cơ giới hóa) đã đưa sản phẩm của làng nghề vượt sang thị trường Trung Quốc, Lào, các nước Đông Âu..., trong đó 70% sản phẩm xuất khẩu của làng nghề được xuất đi Trung Quốc với giá trị khoảng 70 tỷ đồng mỗi năm.
![]() |
Ngày 21/11/2023, với 743 thành viên, đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) bảo hộ nhãn hiệu tập thể với màu sắc nhãn hiệu: xanh dương, vàng đỏ, gạch đậm, đỏ gạch nhạt, trắng, đen, xám, xanh nhạt da trời.
Sau khi đón nhận nhãn hiệu tập thể, tháng 12/2023, làng nghề gỗ Hương Mạc cùng với nhiều làng nghề của tỉnh đã tham gia Hội chợ Công thương và sản phẩm OCOP Bắc Ninh - 2023. Tham dự Hội chợ đã giúp làng nghề gỗ Hương Mạc quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, giúp phần phát triển kinh tế địa phương của tỉnh nhà.
Khi được bảo hộ tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê” đã giúp nâng cao uy tín và danh tiếng của sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị; đồng thời, giữ gìn và phát huy giá trị sản phẩm mỹ nghệ của địa phương, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất, bước tiếp dòng chảy lịch sử 800 năm đưa làng nghề lên một tầm cao mới.
Tin liên quan

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hội chợ Xúc tiến thương mại HTX khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2025, cơ hội kết nối, lan tỏa giá trị vùng miền
09:45 | 24/06/2025 Xúc tiến thương mại

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới