Xuôi dòng sông Tiền thăm làng Mộc Chợ Thủ
Đình Chợ Thủ thuộc xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, được xây dựng vào năm 1786. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích khắc gỗ tinh xảo như hoành phi, liễn đối, cột, kèo. Chính những chứng tích trên đã cho thấy nghề mộc Chợ Thủ có tuổi đời cũng đã hơn 200 năm.
![]() |
Nghề Mộc ở vùng Chợ Thủ |
Nghề chạm khắc gỗ vốn có nguồn gốc ở miền Bắc, sau đó xuôi dòng di dân theo người Việt đi sâu vào miền Nam và sớm được hình thành ở vùng Cao Lãnh, Đồng Tháp. Khi thực dân Pháp chiếm đóng vùng Cao Lãnh thì các nghệ nhân nơi đây chuyển về vùng Chợ Thủ và từ đó phát triển nghề chạm khắc gỗ qua bao thế hệ theo phương thức cha truyền con nối. Danh tiếng làng nghề vang xa thu hút nhiều người đến học nghề và từ đó hình thành nên một vùng rộng lớn với nghề mộc vang danh. Đặc biệt, các trại cưa – xẻ gỗ nơi vùng Chợ Thủ thường nằm cặp bờ sông Tiền, vì ngày xưa, gỗ và các nguyên liệu khác hầu hết được mua từ Campuchia. Thương lái vận chuyển gỗ bằng bè nên các vựa gỗ và nhà máy phải nằm cặp bến sông thì mới thuận tiện cho việc vận chuyển và đưa gỗ vào máy cưa xẻ. Xưa kia, chỉ có một vài xưởng có máy xẻ gỗ, còn lại phải xẻ bằng cưa tay, rất vất vả. Ngày nay, tất cả các xưởng gỗ đều dùng cưa điện, gỗ ván ra đều, chất lượng tốt… tạo điều kiện thuận lợi cho người thợ chọn lựa theo yêu cầu.
![]() |
Mẫu mã sản phẩm phong phú nhiều chủng loại |
Mộc Chợ Thủ nổi tiếng với sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và đề tài trang trí. Để tạo ra được những sản phẩm tinh xảo và chất lượng, người nghệ nhân cần phải có sự khéo léo và phải tỉ mỉ trong nhiều công đoạn như: cưa, đẽo, gọt gỗ, bào nhẵn, chạm khắc, lắp ráp, sơn bóng,… Tùy vào yêu cầu của khách hàng hay sự sáng tạo của những người thợ mà cho ra các sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao như: tủ thờ, tủ quần áo, bàn ghế, đi-văng, kệ, giường hộp cho đến các loại ban công, cầu thang lầu, bao lam, câu đối, các loại tượng, phù điêu... Hơn nữa, sản phẩm mộc Chợ Thủ có chất lượng gỗ tốt, sử dụng bền, đẹp theo thời gian nên tạo được uy tín rất cao với khách hàng. Nhiều sản phẩm của làng nghề đã tham gia các cuộc hội chợ đi khắp mọi miền đất nước.
![]() |
Sản phẩm đa dạng |
![]() |
Chạm khắc tinh xảo |
Nằm cạnh dòng sông Tiền hiền hòa đỏ nặng phù sa, vùng Chợ Thủ vang danh khắp nơi với những sản phẩm gỗ trứ danh. Làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Thủ (Chợ Mới, An Giang) được công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2006. Hiện nay, làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Thủ có hơn 1.500 hộ với gần 3.500 lao động và trên 200 cơ sở sản xuất lớn, nhỏ. Sản phẩm đầu ra ổn định và có hướng phát triển mạnh nhất là nghề chạm, tiện gỗ, trang trí nội thất và đồ gia dụng theo yêu cầu của khách hàng, bên cạnh đó làng nghề Mộc Chợ Thủ đã góp phần giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang.
Tin liên quan

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bắc Kạn: Khuyến công tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp nông thôn bền vững
14:08 Khuyến công

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới
14:08 Nông thôn mới

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02
14:07 Nông thôn mới

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 OCOP

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 Làng nghề, nghệ nhân