Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
Đi dọc theo quốc lộ 80, khi qua thị trấn Lai Vung và tiến vào huyện Lấp Vò, bạn sẽ bắt gặp bảng chỉ dẫn vào làng chiếu Định Yên. Men theo con đường ấy khoảng 2-3 km, những dãy chiếu dài phơi đều tăm tắp dọc hai bên đường sẽ dẫn lối bạn đến “cái nôi” của làng nghề trăm năm tuổi này.
Sản phẩm của Làng nghề dệt chiếu Định Yên có mẫu mã đẹp, chất lượng bền bỉ được bán khắp trong và ngoài nước. |
Đến Định Yên, mới cảm nhận hết được rằng nghề dệt chiếu nơi đây không chỉ là một kế sinh nhai mà còn là hồn cốt văn hóa được người dân lưu giữ qua nhiều thế hệ. Nghề dệt chiếu không quá phức tạp nhưng rất công phu, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn qua nhiều công đoạn như cắt, phơi, nhuộm và dệt. Để tạo nên một chiếc chiếu bền đẹp, trước hết phải chọn những cây lác già, dài đều và phù hợp với khổ chiếu cần dệt. Công đoạn dệt chiếu cần hai người phối hợp nhịp nhàng: người thợ chính ngồi trên khung dệt, người phụ luồn từng sợi lác qua khuôn, sau đó thợ chính dập mạnh để các sợi lác khít chặt vào nhau. Động tác dập phải đủ mạnh và dứt khoát để lác thẳng hàng, không bị gãy hay chồng lên nhau.
Làng chiếu Định Yên hiện có khoảng 620 máy dệt chiếu, 62 máy may bìa, 2 máy se chỉ và 2 máy lau bóng, với 431 hộ dân gắn bó với nghề. Mỗi năm, làng cung cấp hơn 1,3 triệu chiếc chiếu các loại, đạt doanh thu khoảng 80 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 3.800 lao động. Bên cạnh những hộ dệt chiếu thủ công, làng còn có hợp tác xã và 3 tổ hợp sản xuất lớn đảm bảo tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân Định Yên và các vùng lân cận có thu nhập ổn định, từ đó đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế địa phương.
Làng nghề chiếu Định Yên, Có tận mắt chứng kiến quy trình mới thấy tay nghề của người thợ rất quan trọng, phải đan thế nào để chiếu vừa khít, đều và có độ bền.
Bà Trần Thị Dính, ở ấp An Lợi, ở xã Định Yên đã có thâm niên trên 50 năm dệt chiếu và là một trong số ít những người ở làng chiếu Định Yên hiện còn dệt chiếu thủ công. Bà cho biết: “Chiếu Định Yên nổi tiếng dày, bền, nằm vừa êm lại thoáng mát, giá phù hợp với người tiêu dùng nên hằng ngày thương lái các nơi đến mua rất đông. Một ngày làm chăm chỉ, thợ chiếu có thể dệt được từ 2 – 3 đôi, tùy theo loại chiếu, chiếu trắng hay chiếu màu và độ dày hay mỏng, giá bán từ 120.000 – 180.000 đồng/đôi, mỗi tháng một người thu nhập từ 2,2 – 2,5 triệu đồng”.
Giờ đây, tại làng chiếu Định Yên, cảnh người ngồi đan chiếu không còn nhiều, thay vào đó là máy móc, công nghệ tiên tiến. Số lượng chiếu làm ra ngày một nhiều, sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng so với dệt truyền thống không thua kém là mấy. Nhờ cơ giới hóa nên thu nhập của người dệt chiếu tăng lên đáng kể. Trung bình 1 người làm được 10 chiếc chiếu/ngày, thu nhập từ 130.000 – 150.000 đồng/ngày.
Con đường liên ấp của xã Định Yên rực rỡ sắc màu. |
Chị Nguyễn Thu Hà, ở ấp An Khương, xã Định Yên cho biết: Trước đây, làm thủ công, 2 người chỉ làm 5 – 6 chiếc chiếu/ngày nên thu nhập thấp phải chuyển đổi phương thức sản xuất. 4 năm qua, chị được hỗ trợ vay vốn mua máy dệt nên ngoài việc đồng áng, thời gian rảnh rỗi là chị dệt chiếu. Theo chị Hà, dệt máy vừa nhanh, vừa cho ra nhiều sản phẩm hơn, buổi tối cũng có thể dệt, rất tiện lợi. Bên cạnh đó, khi có hợp tác xã và tổ hợp tác dệt chiếu, người dân yên tâm hơn do không phải ra chợ bán chiếu lẻ như trước đây, sản phẩm chiếu được giao cho hợp tác xã bán. “Để đầu ra ổn định, người dệt chiếu nơi đây đều tâm huyết trong mọi quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm bền, đẹp, mẫu mã đa dạng, hình thức bắt mắt” – Chị Hà nói.
Ông Phan Văn Bé Tư, Chủ nhiệm Hợp tác xã chiếu Thanh Bình có quy mô lớn nhất ở Định Yên cho biết thêm: Trước đây, chiếu Định Yên chủ yếu tiêu thụ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, chiếu Định Yên còn có mặt tại thị trường Campuchia, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc)... Đây là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất của người dân trong làng nghề ngày càng phát triển.
Theo bà Trương Thị Diệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Lấp Vò: “Để bảo tồn, phát huy giá trị để làng nghề phát triển trong điều kiện mới, làng chiếu Định Yên tập trung xây dựng kế hoạch khôi phục phiên chợ chiếu đêm, gắn với xây dựng tour – tuyến, đưa khách du lịch tham quan làng nghề làm chiếu thủ công nhằm quảng bá thương hiệu chiếu Định Yên; đồng thời có các chính sách phù hợp để hỗ trợ làng nghề phát triển...”.
Ngày nay, chiếu Định Yên không chỉ là vật dụng thiết yếu mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, là món quà đậm hồn quê. Chiếu thủ công từ Định Yên trở thành biểu tượng của lòng tự hào và tình yêu dành cho văn hóa truyền thống, đại diện cho nỗ lực giữ gìn nét đẹp thủ công giữa nhịp sống hiện đại.
Tin liên quan
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ: Tinh hoa ngàn năm toả sáng
10:40 | 21/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Đồng Tháp: Sắc xuân ở làng chiếu Định Yên
10:43 | 23/01/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Tin khác
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 Nông thôn mới
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
13:55 OCOP
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 Nông thôn mới
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
13:53 OCOP