Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Làng hoa, cây cảnh Hà Nội hối hả vào Tết

LNV - Bao giờ cũng vậy, khi thời gian cách Tết Nguyên đán khoảng hơn 1 tháng là người nông dân các làng hoa tại Hà Nội, cũng như các vùng phụ cận lại tất bật bước vào mùa chuẩn bị hoàn tất những công đoạn cuối cùng trước khi mang hoa, cây cảnh rời vườn để bán phục vụ mọi nhà mang về trưng, chơi Tết.

Nếu như người nông dân canh tác lúa thường chỉ vất vả khi bước vào vụ cấy, lúc gặt, thì với những người dân trồng hoa, cây cảnh thì giai đoạn cuối năm, nhất là dịp cận Tết mới thực sự bận rộn, mệt nhọc. Bởi nhiều gia đình đều phải làm việc quên thời gian, thậm chí là nhiều gia đình còn mang cả cơm ra ruộng vườn để tranh thủ ăn trưa cho kịp làm, chứ không có thời gian về nhà...

Tuốt lá cho cây đào.

Nếu như mấy chục năm về trước cả Hà Nội chỉ có duy nhất làng đào Nhật Tân(nay là phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) chuyên trồng cây hoa đào, thì khoảng vài chục năm trở lại đây, khi đà đô thị hóa phát triển mạnh và mở rộng ra các vùng ven thành phố, nên cũng đã xuất hiện thêm khá nhiều địa phương đưa cây hoa đặc trưng phục vụ chơi Tết này vào canh tác. Có thể kể tới những làng hoa mới trồng đào, đó là: Uy Nỗ, Tiên Dương(huyện Đông Anh), Vân Tảo, Đào Xá(Thường Tín), Đông La(Hoài Đức), La Cả (quận Hà Đông)...

Làng hoa, cây cảnh Hà Nội hối hả vào Tết

Dạo quanh những làng trồng hoa đào tại địa bàn Hà Nội trong khoảng thời gian gần đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chúng tôi cảm nhận được không khí lao động hăng say của người nông dân khi mà cây hoa đào đã, đang vào thời điểm tuốt lá. Sở dĩ cây hoa đào phải trải qua công đoạn tuốt lá, đó là khi tất cả số lá trên cây được tuốt sạch đi, lúc này cây đào mới tập trung dinh dưỡng để nuôi phần nụ, hoa. Một yếu tố nữa khiến nhà vườn phải tuốt lá đào là, khi các lá đào bị bứt hết đi, cây cành mới “tức” và bung nụ ra đồng loạt, vì vậy vào dịp Tết sắc hoa mới rực rỡ khắp cành, chứ không nở rải rác như các cây đào không tuốt lá.

Việc tuốt lá đào đòi hỏi sự tỉ mỉ, khi người ta phải dùng hai tay bứt ngược từ lá một để không làm cho điểm tiếp giáp với cuống lá không bị trầy xước da cành. Nếu như ai đó muốn làm nhanh, tuốt lá ẩu thì nách của chiếc lá tuốt đi đó sẽ thể bung ra nụ hoa được bởi da cành trầy xước, dập nát.

Ở làng đào La Cả thuộc quận Hà Đông, anh Nguyễn Văn Hà, người trồng 320 gốc đào kể rằng, muốn ruộng đào nở đúng dịp Tết và đồng loạt thì công việc tuốt lá phải khẩn trương trong khoảng 3 đến 5 ngày thời điểm trước Tết khoảng một tháng.

Thăm Nhật Tân- một làng đào tuyền thống lâu đời nổi tiếng của Hà Nội với tuổi đời hơn 500 năm vào những ngày đầu tháng 11 Âm lịch, người dân đã tất bật tuốt lá cho những cây hoa đào được trồng trên diện tích đất bãi bồi ven Sông Hồng.

Chị Trần Thị Thu, nhà ở cụm 2 phường Nhật Tân, chủ nhân của vườn đào 150 gốc đào cho biết, năm nay do sợ thời tiết sẽ nóng ấm nhiều hơn mùa đông năm trước, nên người dân ở đây tuốt lá muộn hơn mọi năm chừng khoảng từ 7- 10 ngày, bởi họ sợ mất mùa vì đào nở trước Tết.

Thông thường các gia đình trồng đào sẽ chia lịch tuốt lá làm 2 đợt, với mỗi đợt cách nhau khoảng 5-7 ngày để đề phòng thất bát. Người trồng hoa đào phục vụ Tết chẳng khác gì “đánh bạc với ông Trời”, bởi chỉ cần đào nở quá sớm hoặc quá muộn là coi như người nông dân mất… Tết, hoa bán rẻ như cho, lỗ công, lỗ vốn. Còn nếu hoa nở bán trúng dịp Tết thì người nông dân mới có lãi,mới có nụ cười cho mùa đào bội thu. Chẳng vậy, giai đoạn căn thời gian và canh thời tiết để tuốt là đào cũng là rất quan trọng, nó quyết định tới thành quả của cả một năm dài bỏ ra bao công sức chăm bón, tắm tưới cho cây...

Gò thế, tạo dáng cho cây quất

Chia tay một số làng trồng hoa đào, chúng tôi ghé thăm “thủ phủ” của cây quất cảnh nổi tiếng là làng Tứ Liên và Quảng Bá, thuộc địa bàn quận Tây Hồ. Khác với những người trồng hoa đào chỉ bỏ ra khoảng trên dưới chục ngày để tuốt lá, thì người nông dân trồng quất cảnh phải lăn lộn, vất vả cả tháng trời tại vườn, ruộng, khi mùa gò thế cây, tạo dáng cho cây.

Làng hoa, cây cảnh Hà Nội hối hả vào Tết

Theo như lời kể của người trồng quất, để có một cây quất dáng đẹp nó đòi hỏi phải trải qua công đoạn gò thế tạo dáng. Công đoạn này người ta phải dùng dây théo loại nhỏ để buộc, níu các cành la cho gọn lại, rồi quả cũng được níu phân chia đều trên khắp bề mặt của cây. Công việc gò thế tạo dáng cây rất tỉ mỉ, lâu công, và người làm giỏi một ngày cũng chỉ tạo thế được vài ba cây là cùng. Chính vì vậy, với những hộ gia đình trồng vài ba trăm cây sẽ mất một khoảng thời gian khá nhiều cho công đoạn này.

Anh Nguyễn Văn Khánh, nhà ở cụm 7, phường Quảng An, kể: “Nhà tôi năm nào bước vào giai đoạn cuối năm cũng phải ăn cơm ngoài vườn, vì trồng mấy trăm cây quất nếu không gò thế tạo dáng khẩn trương thì sẽ không kịp bán Tết. Không chỉ có hai vợ chồng làm mà gia đình tôi còn huy động cả con rể, cháu ngoại ở làng bên sông sang làm hỗ trợ mới kịp mùa vụ...”.

Kế bên ruộng quất nhà anh Khánh, là vườn quất với số lượng 250 cây của nhà bà Lê Thị Thuỷ, khi bà cũng đang cặm cụi cùng chồng và hai người con gò thế, uốn tỉa tạo dáng cho những cây, chậu quất cảnh. Bà Thuỷ tâm sự rằng nghề trồng quất vất vả quanh năm, tốn biết bao công sức cho việc vun trồng, tưới tắm, phun trừ sâu bệnh..., nhưng vất nhất vẫn là ở giai đoạn cuối năm khi vào mùa gò thế, uốn tỉa tạo dáng cho cây. Bà Thuỷ cho hay, nếu thanh niên trẻ khỏe có thể gò được 3-5 cây một ngày, thì những người già như vợ chồng bà chỉ làm được vài cây mỗi ngày. Khi gò thế tạo dáng, uốn tỉa cây xong, phải có khoảng thời gian từ 15 đến 20 ngày trước Tết để cây quất phát triển tự nhiên, không co cúm, gò bó..., vì vậy người trồng quất làm sao phải đẩy nhanh tiến độ công việc sao cho tới trước Rằm tháng Chạp phải hoàn thành.

Ngoài công việc gò thế tạo dáng, tại làng quất cảnh Tứ Liên(phường Tứ Liên, quận Tây Hồ), chúng tôi cũng bắt gặp không ít các hộ gia đình trồng quất cảnh bon sai đã, đang bứng cây vào chậu, bình, hũ để cho bộ rễ của chúng được ổn định trước khi mang bán cho người dân mua về chơi chưng Tết.

Anh Hoàng Văn Linh, người chuyên trồng quất bon sai kể: “Quất bon sai không mất nhiều công gò thế tạo dáng, mà thường người chơi thích dáng thế lông tông, phát triển tự nhiên... Thế nhưng, mùa cuối năm gia đình tôi, cùng như nhiều hộ trồng quất cảnh loại này cũng sẽ vất vả hơn khi phải đánh cây trồng vào chậu. Phải chăm cây, tưới cây làm sao để chúng không bị chết. Tiếp nữa, công đoạn trồng cỏ trên mặt gốc cây, rải sỏi trang trí trên bồn chậu cây..., cũng tốn khá nhiều thời gian...”.

Ngoài đào, quất cảnh ra thì vào mùa cuối năm, người nông dân tại các làng hoa khác ở ven đô ở Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm…, cũng đã, đang hối hả chăm sóc những loại hoa trang trí như: hồng, cúc, lay ơn, ly, thược dược... để phục vụ nhu cầu mua sắm hoa tươi tăng cao của người dân trong dịp Tết đến Xuân về!

Trịnh Viết Hiệp

Tin liên quan

TP. HCM: Không khí rộn ràng, vàng mã đắt hàng dịp Tết ông Công, ông Táo

TP. HCM: Không khí rộn ràng, vàng mã đắt hàng dịp Tết ông Công, ông Táo

LNV - Để phục vụ cho dịp đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời (23 tháng Chạp, Âm lịch), người dân TP. HCM lại tranh thủ thời gian đi mua sắm vàng mã, nhang đèn chuẩn bị cho mâm cúng.
Nét quê ngày Tết

Nét quê ngày Tết

LNV - Tháng mười hai đang trôi qua thật nhanh, thoáng chốc chúng ta đã đi qua tuổi thơ tự lúc nào không hay, nhìn lại tất cả đã già nua, đã mờ nhòe, đã thôi những chông chênh và vấp ngã. Bất chợt ta nhận ra kỷ niệm tuổi thơ với những ngày giáp Tết vẫn cứ len lỏi trong từng miền ký ức, để rồi nghe đâu đây mùi hương không lẫn vào đâu được đó là hương của Tết, hương của những ngày thơ ấu, của những phong tục, của tình thân và hương vị của nét quê hồn hậu, đậm đà.
Mai vàng một góc nhà xưa

Mai vàng một góc nhà xưa

LNV - Tôi cố gắng thu xếp công việc để kịp về nhà lặt lá mai phụ ba và tham gia tát ao bắt cá như những năm trước. Tôi nhớ nhà quay quắt, tôi thèm nghe cái mùi bùn non ngai ngái mỗi dịp xuân về. Nhớ, cứ đến sáng 23 tháng chạp, ông Nội lại “phát động phong trào” tát ao bắt cá. Cá ở ao đủ loại, con nào con nấy đều mập mạp, đám con nít chúng tôi khoái lắm. Bắt được cá, chỉ cần nó quẫy mạnh một cái là tuột khỏi tay, có đứa ngã dúi dụi xuống bùn trong tiếng hò reo ầm ĩ. Tôi không đếm xuể mình đã ngã xuống bùn bao nhiêu lần như thế!

Tin mới hơn

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).

Tin khác

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

LNV - Phú Xuyên là vùng đất trăm nghề có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư quy hoạch, xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề đang là hướng đi đúng tạo động lực phát triển kinh tế địa phương bền vững.
Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

LNV - Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.
Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

LNV - Để giải quyết những thách thức về năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như nâng cao sức cạnh tranh, việc áp dụng các công nghệ 4.0 trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững cho phát triển ngành ong Việt Nam.
Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

LNV - Những đàn ong mật được người dân xã Nghĩa Đồng huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An phát triển nhân rộng và cho sản lượng mật cao, chất lượng mật tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn

LNV - Ở làng Kon Blo, người Ba Na Kriêm trìu mến gọi ông là “Bok Vin”, cách gọi thân thương dành cho người già đáng kính. Với giới nghiên cứu văn hóa và ngành văn hóa tỉnh nhà, ông là Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương, một "di sản sống" đích thực của đồng bào Ba Na Kriêm.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

OVN - Ngày 26-6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

LNV - Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

LNV - Chiều 30/6, Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triề
TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

LNV - Sáng ngày 30/6, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP. HCM, Đảng bộ TP. HCM, chỉ định nhân sự lãnh đạo TP. HCM sau sáp nhập tỉnh diễn ra tại Học viện Cán bộ TP. HCM
Giao diện di động