Nét quê ngày Tết
Bước qua tháng Chạp, khi cơn gió bấc trôi qua chỉ còn lại cái se se lạnh, man mát, ta cảm nhận rất rõ Tết đang cận kề. Ở quê tôi, người ta bắt đầu chuận bị lặt lá mai trước sân, bên hiên nhà hay cả sau vườn. Những cành mai trơ trụi lá chỉ còn những búp xanh đang hứng sương tắm nắng để những ngày Tết bung nở sắc thắm vàng tươi cùng với các nàng cúc, lan, hồng hay những cánh hoa dại bên đường để tô điểm cho nàng xuân thêm lộng lẫy kiêu kỳ. Thỉnh thoảng những cơn mưa xuân ghé trần gian như tắm mát cho cây trái hoang kiểng đâm chồi nảy lộc, góp thêm sắc thắm ngày Xuân.
Tháng Chạp – tháng của nguồn cội, để nhớ về ông bà tổ tiên, người dân miền Tây đều đi tảo mộ. Tảo mộ cũng không bắt buộc ngày nào cụ thể, tùy vào công việc của từng nhà mà sắp xếp thời gian cho phù hợp. Nhà tôi thì thường tảo mộ cho ông bà vào khoảng 25 tháng Chạp. Trước đó, ba má tôi thắp nhang và đem bánh trái ra cúng. Rồi sau đó cùng con cháu làm cỏ xung quanh mộ, quét lau chùi cho mộ sạch sẽ, rồi để vài miếng giấy ngũ sắc trên mộ như trang trí “nhá mới” cho ông bà. Phong tục tảo mộ những ngày cuối năm là nét đẹp trong tâm thức của người Việt.
Tháng Chạp mang những con nước không đậm màu phù sa mà cứ trong vắt như ai đó đã lóng phèn để chị tôi đem mùng mền chiếu gối ra giặt giũ ở bờ ao và phơi trên những chiếc sào tre trước sân nhà. Hương nước xả đồ lan tỏa làm không gian như măc thêm chiếc áo hoa. Nắng tháng Chạp không vàng vọt, hanh hao như mùa thu, không nóng bức, chói chang như mùa hạ mà cứ nhẹ nhàng hong khô những mâm mức bí, mức me và những vỉ chuối khô mà các chị, các mẹ đã tất bật chuẩn bị cho cái Tết trên những hang rào dâm bụt trước nhà. Tôi thì khệ nệ vác buồng dừa cứng cạy vào nhà để má làm mức dừa – món mức mà tôi cực kỳ ưa thích, vừa thơm, vừa béo, vừa ngọt. Tôi hay lấy bỏ vào túi áo vừa đi chơi vừa ăn để rồi sau đó túi nào cũng rít chịt do đường của mức dừa ra.
Nắng tháng Chạp còn vàng tươi, rón rén qua khe cửa, cơn gió tháng Chạp nhẹ nhàng làm nụ mai đong đưa như đang cười trước mùa xuân. Ba tôi mang bộ lư đồng trên bàn thờ xuống chùi kỹ càng, tỉ mỉ, để bô lư đèn sáng bóng trên bàn thờ một cách trang trọng. Trên bàn thờ cửu quyền, mẹ nhẹ nhàng kính cẩn lau chùi sạch sẽ, mẹ lấy bát hương xuống, lấy chân nhang cho vào một chiếc thau nhôm và chừa lại ba chân nhang ở giữa bát hương. Sau đó, mẹ thay tấm khảm bàn mới và đặt bát hương lên bàn thờ lại, chân nhang thì mẹ để chiều ngày 23 tháng Chạp sẽ đốt đi để tiễn ông Táo về trời.
Trước sân, má tôi phơi một mâm củ kiệu ướp đường cát, mẹ nói làm vậy kiệu mau thấm mới kịp ăn Tết, nắng sẽ làm kiệu ngon hơn, giòn hơn. Lâu lâu, tôi ra trộn lên cho đều, hương thơm đặc trưng của củ kiệu làm tôi liên tưởng đến món thịt kho hột vịt. Gần Tết, nhà nào nhà nấy đều kho một nồi thịt kho hột vịt. Mà phải kho thịt ba rọi với nước dừa mới ngon. Mùi thơm của nồi thịt kho hòa với mùi thơm dưa kiệu, dưa cải làm cho ngày Tết thêm đậm vị.
Mấy chị tôi phụ với mẹ gói bánh tét trên cái chõng tre trước sân nhà. Tiếng cười nói, tiếng kể chuyện việc làm dâu của má lúc ông bà nội còn sống. Mấy chị em nghe mà hiểu hơn nét đẹp của người phụ nữ xưa. Ngoài đường, những đứa con tha hương cũng nhanh chóng, háo hức trở về quê để đón tết bên gia đình, cảnh quê rộn rã hẳn lên, tiếng chào hỏi, nói cười vang khắp xóm.
Thời khắc cuối năm sao mà thiêng liêng quá! Ông bà, cha mẹ, cẩn trọng soạn mâm cúng giao thừa. Ba tôi kêu tôi múc nước cho mấy lu đầy hết, không được để cạn nước. gạo phải đầy hủ. Mâm ngũ quả cũng được ba tôi thận trọng đặt lên bàn thờ với những hoa trái hái trong vườn nhà. Chị em tôi thì lăng xăng vớt bánh tét ra để kíp cúng giao thừa.
Hương thơm từ nhang trầm trên bàn thờ. Hương bánh tét vừa được vớt ra. Hương hoa mai phảng phất trước sân. Hương của những chiếc áo mới. Tất cả đã hòa quyện làm nên nét riêng của ngày Tết quê mình thêm thiêng liêng và ấm áp mà dẫu có đi xa hay theo thời gian mái tóc có hoa râm cũng không thể nào quên được bởi đó là nét quê ngày Tết.
Xa xa tiếng chuông chùa vọng lại, ngoài sân cánh mai vàng bắt đầu khoe sắc…
Tin liên quan
TP. HCM: Không khí rộn ràng, vàng mã đắt hàng dịp Tết ông Công, ông Táo
20:52 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Mai vàng một góc nhà xưa
09:19 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Đảng mãi mãi là mùa Xuân
08:29 | 26/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Nét quê ngày Tết
09:19 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương
09:18 | 25/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định
21:02 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tết về gói bánh chưng xanh
21:00 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt
20:58 | 23/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng
15:28 | 21/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia
10:06 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam
10:01 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội
09:59 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:46 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ngân hàng thực phẩm Bình Định trao tặng thực phẩm cho người yếu thế
09:44 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến
10:18 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phiên chợ vùng cao cuối năm
10:16 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai
10:15 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ăn gì để thanh lọc cơ thể trong dịp tết?
08:34 Tin tức
Thư chúc mừng năm mới!
08:30 Tin tức
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 Làng nghề, nghệ nhân
Đảng mãi mãi là mùa Xuân
08:29 Văn hóa - Xã hội
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội): Hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”
08:27 Nông thôn mới