Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
Không gian nhà ở truyền thống
Do ảnh hưởng cùa gió mùa nên nhà ở truyền thống của người làng gốm phù hợp nhu cầu cư trú nhằm chống chọi với những biến đổi của thiên nhiên như nóng, lạnh, mưa nắng, giông bão…Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, người Việt từ các nơi đều tự đúc kết kinh nghiệm làm nhà ở cho mình không chỉ phù hợp với thế hệ hiện tại mà còn chuẩn bị dự lường cho thế hệ sau. Ngôi nhà và vấn đề bài trí không gian thể hiện cách ứng xử của chủ nhân. Nhà thường quay hướng Nam để đón gió. Cấu trúc chung của nhà vẫn theo phân định thành các gian, chính là gian giữa, từ ngoài nhìn vào, bên phải là gian Đông, hay còn gọi là gian chính. Nơi này được xem là quan trọng nhất dùng để bài trí ban thờ Tổ tiên và tiếp khách. Gian bên trái là gian Tây, còn gọi là gian thứ. Nhiều trường hợp, nhà thờ cũng làm ngay phía sau thành hình chữ Đinh hay chữ Nhị. Tuy nhiên, cấu trúc không gian nhà ở có thể linh hoạt thay đổi theo nhu cầu, theo chức năng sử dụng, chỉ trừ gian giữa nhà chính, vì nơi đây có bàn thờ nên “bất di bất dịch”. Nơi đây được coi là bộ mặt của gia đình, là nơi tiếp khách, tổ chức các sự kiện giỗ chạp, ma chay, cưới xin…Đất dù hẹp đến đâu cũng vẫn phải dành chỗ để làm sân. Nghề gốm dùng sân để phơi và chế tác sản phẩm, hoặc tập kết sản phẩm để bán. Ngoài ra sân còn để tổ chức cúng ngoài trời, trải chiếu ăn uống, ngồi chơi cho khách khứa, bạn bè thân tình…Vì thế, nhiều nơi coi mảnh sân là khoảng không gian nhỏ giao lưu giữa người với người, giữa người với trời đất, thần linh…Nhà ở tại làng gốm truyền thống được chủ nhân coi là vật thiêng liêng, là sợi dây tinh thần kết nối gắn bó với thế hệ trước. Đây là đặc trưng không gian truyền thống văn hóa rất quan trọng của người làm nghề gốm. Ý thức giữ gìn trân trọng ngôi nhà của tổ tiên được coi ngang hàng với các kinh nghiệm làm nghề của họ, vừa mang tính hàm ơn, nhân văn, vừa mang tính bảo thủ nghề nghiệp.
Các công trình và không gian công cộng
Các công trình và không gian công cộng trong làng gốm truyền thống trước hết mang bản chất văn hóa làng Việt. Do trải qua tiến trình phát triển lâu đời nên có bề dày lịch sử và tồn tại khá dày đặc các di tích lịch sử – văn hóa. Các di sản văn hóa vật thể được sản sinh từ bàn tay khối óc của cư dân trong làng dùng để đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, văn hóa cuộc sống thường nhật của người thợ gốm. Các công trình này thuộc 2 hệ thức:
Một là, các thiết chế văn hóa phục vụ tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa, đền, miếu, lăng, nhà thờ… Quy mô, mức độ kiến trúc của các công trình phụ thuộc vào niềm tin tín ngưỡng, khả năng kinh phí và nhu cầu của từng đối tượng cư dân. Với làng gốm độc lập thường nhỏ bé chỉ đủ đáp ứng cho số lượng người của nghề.
Hai là, các điểm và không gian công cộng nhằm phục vụ sinh hoạt cộng đồng như ao làng, giếng làng, cổng làng, chợ làng, đường làng, lũy tre, cây đa, cây sanh, cây gạo, bến xe, bến sông…Tất cả các công trình công cộng trên đều gắn bó với các chặng đường lịch sử cùng ý thức cộng đồng làng trong thế ứng xử tự quản tự thiết lập để tạo ra đặc trưng văn hóa riêng gắn với nghề gốm của từng làng. Các công trình công cộng như tên gọi là của chung cộng đồng dân cư cũng đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa. Nơi đây không chỉ có vai trò điều hướng các hoạt động của mọi người mà còn là nơi tập hợp các nhận thức về cuộc sống, về lao động sản xuất. Vào mùa lễ hội, các công trình công cộng là điểm hẹn của mọi gia đình, mọi cá nhân đều bình đẳng nên các hoạt động ở đây đều thu hút sự chú ý của mọi người, đôi khi những biến động của các công trình tâm linh còn được coi là điềm báo trước của thần linh về các thảm họa, cần có thái độ ứng xử kịp thời. Trong thời kỳ mới, các thiết chế văn hóa, dân sinh theo nhu cầu đô thị hóa được bổ sung thêm như trụ sở, trường học, nhà trẻ, hội trường, nhà văn hóa, thông tin triển lãm, câu lạc bộ, nhà, bảo tàng, thư viện, rạp hát, đài tưởng niệm… vui chơi thể thao, thể hình…nhà điều dưỡng, an dưỡng, các trung tâm nghiên cứu, thực hành y học… cơ sở thương mại, tín dụng, bến đậu xe điện, trạm chờ xe, trạm cung cấp xăng dầu, cầu…công trình cấp thoát tiêu nước, tập kết rác thải…khách sạn các loại, nhà nghỉ, resort, bungalow, trại hè, khu nghỉ dưỡng, trại sáng tác…trạm truyền thanh, trạm thiên văn… nhưng vẫn hàm chứa các yếu tố văn hóa của làng gốm truyền thống. Cư dân gốm vốn dĩ rất khó tiếp cận cái mới nhưng vẫn nhạy bén, khi nhận thức được sự phù hợp sẽ dễ dung hòa, lồng ghép vào cuộc sống của mình. Yếu tố này rất quan trọng cho công tác quy hoạch không gian làng gốm truyền thống. Vì việc xác lập tìm ra sự hài hòa giữa cũ và mới giữa công năng kiến trúc và công năng sử dụng một cách phù hợp sẽ đảm bảo tính bền vững, thiết thực, nhất là phù hợp nhu cầu phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị làng gốm truyền thống trong bối cảnh giao lưu, tiếp biến giữa văn minh đô thị và văn hóa truyền thống.
Như vậy, các công trình công cộng gắn bó mật thiết cùng không gian công cộng để làm nên gương mặt độc đáo, rất riêng của từng làng gốm.
Văn hóa truyền nghề với quy trình làm gốm
Nghề gốm truyền thống được truyền nhiều đời, có thể truyền trong họ tộc, hoặc gia đình nhiều đời, trường hợp người trong làng làm cho các chủ lò, và học nghề gốm trong quá trình làm gốm. Hầu hết các làng gốm đều sử dụng bàn xoay (chuốt) để tạo hình gốm, có nơi một người đá xoay, một người chuốt gốm như làng Thanh Hà, làng Vân Sơn, một số làng bàn chuốt được quay tay như Trà Quang Nam, hay Làng Phổ Khánh. Làng Bàu Trúc và làng Bình Đức có cách làm gốm rất độc đáo, là người xoay quanh các sản phẩm gốm, vì vậy các sản phẩm như bình vại với kích thước lớn được làm theo cách này. Quy trình làm gốm truyền thống căn bản qua các giai đoạn: Khai thác đất sét, làm cho đất chín, pha phụ gia, tạo hình bằng bàn chuốt- làm láng bề mặt- phơi sản phẩm và vào làng. Quy trình căn bản là vậy, nhưng mỗi làng, mỗi gia đình đều có bí quyết, kinh nghiệm khác nhau, để cuối cùng được sản phẩm như khách hàng mong muốn.
Sản phẩm gốm hàm chứa văn hóa địa phương
Đến nay có nhiều sản phẩm truyền lại từ nhiều đời đã hàm chứa những nét vănhóa địa phương/ Một số dòng sản phẩm mới hình thành cũng đã khai thác yếu tố văn hóa lâu bền.. Có thể kể đến nét văn hóa Chăm trên hoa văn, dáng sản phẩm của làng Bàu Trúc, làng Bình Đức, việc khai thác hình dáng, các chi tiết hoa văn Sa Huỳnh trên sản phẩm gốm làng Phổ Khánh, Các hình tượng tròn mang nét Chăm làng Lư Cấm, các sản phẩm tò he rất đặc trưng và được yêu thích ở làng gốm Thanh Hà.
Tin liên quan
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghệ nhân đưa gốm truyền thống vào đời sống
10:40 | 21/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống
15:49 | 19/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ
10:17 | 12/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế
15:25 | 04/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 OCOP
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
23:00 Tin tức
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP