Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
Tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cho đến nay, việc duy trì và phát triển các “Làng nghề” có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Một trong những “Làng nghề” phải kể đến ở huyện Đức Trọng đã có quá trình phát triển khá lâu đó là Làng nghề thổ cẩm K’Long. Làng nghề thổ cẩm K’Long với nhiều kinh nghiệm hoạt động, ngoài việc sản xuất hàng hóa, còn đào tạo và tìm kiếm cơ hội việc làm cho hàng trăm lao động.
![]() |
Linh mục Nguyễn Anh Tuấn đang giới thiệu các sản phẩm tại nhà trưng bày |
Làng nghề thổ cẩm K’Long cách thành phố Ðà Lạt khoảng 20 km về phía Nam. Những người thợ vẫn giữ gìn và phát triển cho đến nay, sản phẩm dệt thổ cẩm đã được đa dạng thêm với các sản phẩm như quần áo, túi xách, túi ba lô, bộ váy nữ, áo ghi lê nam, giỏ thổ cẩm, ví, túi sinh viên thổ cẩm… với hơn 20 chủng loại sản phẩm đa dạng. Trong đó, hoa văn trang trí trên thổ cẩm truyền thống thường là các sự vật, hiện tượng tự nhiên, muông thú và các vật dụng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của những người dân như cầu thang nhà sàn, răng cưa, lá đùng đình, chuỗi cườm, xà gạt, ché rượu cần… Để tạo ra những sản phẩm có được nét tinh xảo, màu sắc sặc sỡ, người nghệ nhân ngoài đôi tay khéo léo, còn cần có khiếu thẩm mỹ cũng như biết cách phối màu phù hợp với nguyên liệu.
Được thành lập hơn 22 năm, xưởng dệt thổ cẩm tại thôn K’Long, xã Hiệp An do nhà dòng Don Bosco K’Long đã thu hút đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã tham gia. Cho đến nay, xưởng dệt của nhà dòng Don Bosco K’Long vẫn được duy trì và chủ yếu mọi người nhận về nhà gia công, vừa làm, vừa tranh thủ làm vườn, làm việc nhà.
Trong khuôn viên nhà dòng Don Bosco K’Long có 1 nhà xưởng khoảng 500 m2, 1 nhà trưng bày sản phẩm 100 m2. Trong đó, việc sản xuất các sản phẩm phần lớn được sản xuất trực tiếp tại nhà của người dân là chủ yếu. Công ty Dệt may thổ cẩm K’Long hiện đã và đang tạo việc làm, thu nhập cho trên dưới 40 lao động, trong đó chủ yếu là phụ nữ dân tộc thiểu số trong vùng. Trung bình, mỗi năm Công ty cung cấp hàng nghìn sản phẩm với đủ chủng loại, từ vải dệt, quần áo, túi xách, dây trang trí cho các điểm du lịch để phục vụ du khách.
Sản phẩm dệt thổ cẩm K’Long đã tiêu thụ tại nhiều nơi trong cả nước, thống kê cho thấy khoảng 59% sản phẩm bán cho đồng bào dân tộc trong tỉnh, 36,5% bán ra ngoài tỉnh Lâm Đồng thông qua các đầu mối và có khoảng 4,5% bán tại các điểm du lịch và bán cho khách đến tham quan nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, bao gồm khách nội địa và khách nước ngoài.
Vào cuối năm 2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định về việc công nhận “Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống K’Long”, xã Hiệp An. Trong tháng 6/2024, đã tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc nhằm hưởng ứng Tuần lễ vàng Du lịch tỉnh Lâm Đồng lần thứ 3.
Trong thời kỳ hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc hiện là vấn đề cấp thiết khi xã hội đang có nhiều xu hướng phát triển khác nhau, trong đó có giá trị văn hóa dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
![]() |
Trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và huyện Đức Trọng, Ban quản lý nhà dòng Don Bosco K’Long sẽ tiếp tục phát triển đồng thời mở rộng quy mô hoạt động của làng nghề, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc cũng như nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề K’Long.
Để phát triển bền vững các làng nghề, dưới sự chỉ đạo của các cấp, chính quyền, các địa phương cần tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, hệ thống nước thải... Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho người dân đổi mới, thay thế những thiết bị máy móc cũ, công nghệ lạc hậu…Qua đó, để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của làng nghề truyền thống nơi đây. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo, nhân cấy, truyền nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, tổ chức các cuộc thi tay nghề, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi...
Thực hiện Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022- 2030, Uỷ ban nhân dân huyện Đức Trọng đã giao cho Uỷ ban nhân dân xã Hiệp An phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát, xây dựng phương án đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng công nhận làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống thôn K’Long, gắn với Đề án phát triển du lịch dọc tuyến Quốc lộ 20 - Núi voi - Làng gà Đarahoa.
Tin liên quan

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Long An: Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Thạnh Hóa
08:29 | 31/03/2025 Tin tức
Tin mới hơn

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 Văn hóa - Xã hội