Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển

LNV - Năm mới 2021 cùng với Tết cổ truyền Tân Sửu đã đến, mở ra niềm tin và hy vọng. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã quyết định những chủ trương, đường lối rất quan trọng đưa đất nước ta phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Làng nghề chúng ta cần phát huy mọi tiềm năng, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, tiến lên đạt nhiều thành tích mới.
KHAI THÁC NHỮNG THUẬN LỢI MỚI

Ngày 28/12/2020, phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hiệu triệu “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam”. Đối với làng nghề chúng ta, đó là đó là khát vọng phát triển bền vững, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới, góp phần vào sự phát triển phồn vinh của đất nước. Cần thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người lao động, vừa khai thác và tận dụng tốt các nguồn lực để phục hồi và phát triển làng nghề có hiệu quả hơn nữa. Xin điểm qua một số nguồn lực mà làng nghề chúng ta cần khai thác.

Một là, nguồn lực từ việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do.


Đường hoa Nguyễn Huệ TP.Hồ Chí Minh


Đến hết năm 2020, 13 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta ký kết có hiệu lực thi hành. Các FTA này phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn thế giới. Đáng chú ý là năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nước ta đạt 543,9 tỷ USD; Trong khi đó, GDP đạt 340,6 tỷ USD; Hai con số này cho thấy kinh tế nước ta là một nền kinh tế mở, tạo ra khả năng to lớn về xuất khẩu mà làng nghề chúng ta cần khai thác.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng các FTA chỉ nhằm cắt giàm các sắc thuế và hạn ngạch nhập khẩu, tạo thuận lợi cho hàng hóa nước ta vào các thị trường ấy, song họ cũng lại có thể có những hàng rào phi thuế quan để bảo vệ hàng hóa nước họ. Vì vậy, điều quyết định là các làng nghề nước ta phải nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng đúng nhu cầu, quy định của các thị trường ấy.

Để khai thác thuận lợi do các FTA mang lại, các cơ quan nhà nước đang thực hiện nhiều hoạt động để giới thiệu nội dung cụ thể của từng FTA cho các doanh nghiệp, đồng thời chuẩn bị sẵn các phương án phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, đối với chúng ta, đang có trên 5.400 làng nghề, trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống; Mỗi làng có nghề thủ công mỹ nghệ khác nhau và mỗi nghề cũng có cơ hội gia nhập thị trường khác nhau. Chính vì vậy, cần có sự hướng dẫn chi tiết, sát với mỗi nghề và đáp ứng đúng yêu cầu của mỗi thị trường. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam chúng ta cần kết hợp với các cơ quan nhà nước liên quan triển khai những biện pháp thích hợp, hướng dẫn cụ thể (như tập huấn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu mô hình…) đi sâu vào từng ngành nghề để các cơ sở sản xuất kinh doanh và làng nghề nắm được và vận dụng.

Hai là, tiếp cận các biện pháp trợ giúp của Nhà nước.

Từ nhiều năm nay, Nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp trợ giúp các doanh nghiệp, trong đó có cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, như thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, v.v… Khi đại dịch Covid-19 gây ra những tác hại to lớn đối với nền kinh tế, Chính phủ đã có hàng loạt các giải pháp về tài khóa và tiền tệ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội; Nền kinh tế cũng đã được thụ hưởng những hỗ trợ “hồi sức” cần thiết để duy trì và thích ứng với tình hình mới. Riêng số tiền mà ngành tài chính đã triển khai miễn, giảm, giãn thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong năm 2020 đã lên đến 124.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng giảm lãi suất tín dụng từ 1,5 – 2%. Chính phủ có gói hỗ trợ lần một là 62.000 tỷ đồng giúp các cơ sỏ gặp khó khăn; Đồng thời chuẩn bị gói hỗ trợ lần hai với kinh phí khoảng 18.600 tỷ đồng tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 – 2025 được triển khai cũng sẽ tạo điiều kiện cho các làng nghề phát triển thêm nhiều sản phẩm mới...


Hiệp hội chúng ta nên nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách, các đề án, chương trình… của Nhà nước, có các giải pháp giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề được tiếp cận và thụ hưởng, để các hỗ trợ ấy được thực hiện “đúng” và “trúng” địa chỉ, thực sự giúp cơ sở làng nghề giảm bớt khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.

BIẾN KHÁT VỌNG THÀNH HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã để ra yêu cầu khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Trong làng nghề chúng ta, khát vọng phát triển ấy phải được thấm nhuần sâu sắc trong từng cơ sở sản xuất kinh doanh, trong cộng đồng làng nghề, thậm chí trong từng người, nhất là lớp trẻ đang tâm huyết với làng nghề và giàu sức sáng tạo. Phải biến khát vọng thành những hành động thiết thực mang lại hiệu quả cụ thể không chỉ nhằm góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước, xây dựng nông thôn mới, mà còn mang ý nghĩa sâu xa là nhằm phát huy giá trị văn hóa trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của dân tộc. Các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề cần tập trung sức vào việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm với những biện pháp như: Thiết kế, cải tiến mẫu mã; Xúc tiến thương mại; Ứng dụng kinh tế số; Bảo hộ sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường… Đó là những công việc lâu nay vẫn làm, song lần này cần làm với tinh thần, ý chí khát vọng vươn lên mạnh mẽ hơn, với những biện pháp đổi mới, sáng tạo để đạt hiệu quả cao hơn.

Hiệp hội cần phát huy vai trò của mình, hướng về cơ sở làng nghề, giúp cơ sở thực hiện những công việc quan trọng nói trên. Vì vậy, Hiệp hội cần đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức trực thuộc, trong đó các trung tâm giữ vai trò chủ lực. Hiệp hội nên tin tưởng, tạo điều kiện, giao việc, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các trung tâm; Như vậy, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm, vừa có phần đóng góp cho Hiệp hội.

LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ

Liên kết theo chuỗi giá trị là một hình thức kinh doanh tất yếu trong kinh tế thị trường nhưng còn rất mới đối với làng nghề. Đó là do làng nghề vốn gồm chủ yếu là hộ kinh doanh nhỏ và vừa, sản xuất kinh doanh theo kinh nghiệm, nhà nào biết nhà ấy, sự liên kết rất yếu. Trong tình hình mới, rất cần đẩy mạnh liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị với ý chí, khát vọng phát triển mạnh mẽ để đạt hiệu quả cao hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, chuỗi giá trị là một dãy các hoạt động làm tăng giá trị tại mỗi khâu từ nghiên cứu thiết kế mẫu mã, sản xuất và đưa sản phẩm có chất lượng đến tay người sử dụng với giá cả hợp lý. Cũng có thể hiểu chuỗi giá trị là một tập hợp tất cả các hoạt động tập trung vào việc tạo ra hoặc tăng thêm giá trị cho sản phẩm, bắt đầu từ yêu cầu của khách hàng và kết thúc với thành phẩm được tạo ra cùng với các giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả.

Lâu nay, tại các làng nghề, trong các khâu nói trên, có hai khâu tạo ra giá trị nhiều nhất là nghiên cứu thiết kế mẫu mã và tiêu thụ sản phẩm thì hầu như các cơ sở sản xuất không biết đến, vì vậy đang chịu nhiều thiệt thòi. Về mẫu mã, các cơ sở thường sản xuất theo truyền thống, hoặc theo mẫu mã do khách hàng đặt làm và có khi sao chép mẫu mã trên thị trường, thiếu sáng tạo mẫu mã đặc trưng của cơ sở mình, kể cả của mỗi nghệ nhân. Về tiêu thụ, cơ sở thường giao hàng cho một doanh nghiệp đầu mối (là người đặt hàng, ứng trước vốn và thu gom hàng) với giá cả do hai bên thỏa thuận; Cơ sở làng nghề thường không nắm rõ địa chỉ nơi tiêu thụ và giá mà người tiêu thụ chi trả; Không những thế, mỗi cơ sở riêng lẻ cũng không đáp ứng được đơn hàng có khối lượng lớn, đành lỡ cơ hội kinh doanh.

Việc thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sẽ mang lại lợi trên nhiều mặt, góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa làng nghề: (i) Các khâu đều được công khai, minh bạch, cơ sở làng nghề nắm được giá trị mới tạo ra trong từng khâu; (ii) Có sự phân phối lợi nhuận hợp lý qua từng khâu, cơ sở sản xuất làng nghề không bị thiệt như trước; (iii) Nếu mỗi khâu tiết giảm được chi phí, giá bán có thể hạ, người tiêu dùng được lợi; (iv) Thời gian có thể giảm bớt; (v) Có thể đáp ứng được đơn hàng lớn của khách hàng.

Cũng xin nói thêm về loại dịch vụ hậu cần (logistic)- một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong thương mại bao gồm các hoạt động như: Chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, bao bì, đóng gói, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, vận chuyển hàng hóa ra cảng, làm thủ tục hải quan nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng một cách thuận lợi với chi phí thấp nhất. Đây là loại dịch vụ mà nước ta đang khuyến khích áp dụng; Làng nghề chúng ta nên áp dụng từng bước, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ người tiêu dùng chu đáo hơn.

Với những lợi ích như trên, liên kết theo chuỗi giá trị tại các làng nghề cần được đẩy mạnh. Kinh nghiệm cho thấy, để tạo nên chuỗi liên kết, rất cần một doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu chủ trì; Đây là doanh nghiệp có kỹ năng quản lý, có vốn, đủ sức hướng dẫn, tạo mối quan hệ giữa các khâu của cả quá trình, nhất là đầu ra của sản phẩm. Làng nghề cũng có thể tổ chức những hợp tác xã để thực hiện liên kết đối với một số sản phẩm. Đương nhiên, việc liên kết theo chuỗi giá trị phải do cơ sở sản xuất kinh doanh và làng nghề chủ động thực hiện, song Hiệp hội cũng có vai trò trong việc tổ chức, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm để triển khai rộng rãi.

Tết đến, Xuân về, Đại hội Đảng thành công tốt đẹp đem lại cho làng nghề nước ta niềm tin và hy vọng mới. Chúng ta cần khơi dậy ý chí, khát vọng, khai thác mọi cơ hội, khắc phục mọi khó khăn với tinh thần đổi mới sáng tạo phát triển làng nghề ngày thêm bền vững, phát huy rực rỡ hơn nữa tinh hoa văn hóa làng nghề, góp phần xứng đáng của làng nghề vào sự nghiệp phát triển đất nước phồn vinh trong giai đoạn mới.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

LNV - Những năm qua, tuổi trẻ Lâm Đồng không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị mình. Từ đó xuất hiện nhiều công trình, phần
Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

LNV - Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Thủ đô Hà Nội không đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo số lượng, mà hướng đến những giá trị bền vững, đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và mục tiêu bảo
Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và
Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Giao diện di động