Hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trực thuộc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong đại dịch Covid -19
Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội TCMN và Làng nghề Hà Hội cho biết: Làng nghề gốm xã Bát Tràng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Đối với các hộ kinh doanh tại khu chợ gốm không bán được hàng, nhiều hộ phải đóng cửa vì không có khách. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thì giảm 40-50%. Doanh nghiệp xuất khẩu theo đường tiểu ngạch thì giảm đến 90 - 95%. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thì sản xuất cầm chừng (đối với DN có vốn), còn các xưởng nhỏ phải dừng sản xuất và đóng cửa.
Đợt dịch thứ 3 và thứ 4 làng nghề gốm Bát Tràng bị phong tỏa do có nhiểu F0 nên các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Các cửa hàng buôn bán sản phẩm và xưởng sản xuất gốm phải đóng cửa.
Ông Phạm Khắc Hà cho hay, đợt dịch này các hộ sản xuất gần như phải đóng cửa hết vì không đảm bảo được 3 tại chỗ. Sản phẩm không thuộc hàng thiết yếu nên các cửa hàng phải đóng cửa. Nguyên liệu khan hiếm, giá nguyên liệu tăng cao. Thiếu vốn, khó tiếp cận các chính sách của Nhà nước. (việc nhà nước hỗ trợ các cơ sở kinh doanh gặp khó khăn với mức 3.000.000/hộ nhưng các cơ sở kinh doanh không không đáp ứng được những tiêu chí mà Nhà nước đưa ra)
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh cho biết, làng nghề mây tre đan Chương Mỹ cho biết: Từ đợt giãn cách xã hội lần thứ 3 và thứ 4 các Doanh nghiệp và các hộ sản xuất giảm công suất đến 90%. Hàng làm ra không tiêu thụ được do không có đơn hàng. Trong khi, hàng cũ chất đầy trong kho, dẫn đến việc đọng vốn, lãi xuất ngân hàng không trả được, việc chi trả lương cho thợ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều Cơ sở sản xuất phải tạm dừng hoạt động do thiếu vốn. Nguyên liệu khó mua, giá lại cao, việc đi lại giữa các tỉnh gặp khó khăn, giá thuê xe đi thu mua nguyên liệu tăng gấp nhiều lần so với trước dịch. Trong khi, hiện nay các DN tại làng nghề chưa tiếp cận được những chính sách hỗ trợ gì từ Nhà nước.
Nghệ nhân Nguyễn Thúy Đào, Chủ Doanh nghiệp tranh thêu tay Thúy Đào- Làng nghề thêu Quất Động cho biết: Do dịch bệnh 2 năm nay nghề thêu gặp rất nhiều khó khăn. Mặt hàng là quà tặng bán cho khách du lịch, bán tại các điểm tham quan nhưng tình hình dịch bệnh kéo dài các khu du lịch đóng cửa dẫn đến nhiều DN tại làng nghề không bán được hàng và còn tồn rất nhiều hàng tại kho. Hiện DN chỉ còn 2 thợ làm việc để duy trì, trong khi trước đây vào mùa vụ DN có từ 40 -50 thợ, làm không hết việc.
Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh, Chủ tịch Hội làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng cũng đã cho biết, ảnh hưởng của đợt dịch Covid vừa qua khiến hàng bán chậm, tồn kho nhiều. Với mặt hàng thương mại giảm 80%. Hàng công trình phải dừng thi công nên nợ đọng vốn nhiều do hầu hết các DN gặp khó khăn.
Tại Hải Dương:
Ông Nguyễn Văn Lưu, Giám đốc Công ty CP gốm sứ Chu Đậu cho biết, doanh thu Công ty đã giảm 80% so với trước khi không có dịch. Doanh nghiệp đóng cửa gần 2 tháng, toàn bộ lao động phải nghỉ việc. Hàng hóa không bán được bởi tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, việc đi lại khó khăn nên không có khách đến mua. Trong khi đó, mặt hàng xuất khẩu của Công ty giảm 70%. Hàng đặt từ đầu năm đến nay giảm nhiều, do không được tổ chức ngày lễ kỷ niệm, hội nghị, hội thảo. Hiện nay, dịch bệnh ở địa phương đang dần được kiểm soát, Công ty đã hoạt động trở lại nhưng chỉ sản xuất cầm chừng những mặt hàng dự trữ.
Tại Hải Phòng:
Bà Trần Thị Thanh Nhàn, Trưởng Văn Phòng Đại diện tại Hải Phòng cho biêt: Hiện nay các DN, cơ sở sản xuất ở các Làng nghề trên địa bàn Hải Phòng chỉ sản xuất cầm chừng. Nhiều hộ sản xuất tạm đóng cửa do dịch bệnh và đi lại khó khăn.
Bà Đoàn Thị Nga, Chủ nhiệm HTX An Dương cho biết HTX của bà hiện nay đóng cửa. Hàng đặt xuất đi Mỹ họ bỏ đơn hàng không lấy. Hàng tồn trong kho còn rất nhiều. Vốn sản xuất và mua nguyên liệu nợ đọng. HTX gặp nhiều khó khăn. Đặc thù HTX toàn người lao động yếu thế trong xã hội nên dịch bệnh càng khiến cuộc sống của người lao động lao đao.
Tại Nam Định:
Nghệ nhân Nguyễn Văn Đức, Làng nghề gỗ La Xuyên cho biết: Những tháng đầu năm 2021, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mộc không nhận được đơn hàng, sản xuất ra thì lo không tiêu thụ được nên nhiều cơ sở sản xuất cầm chừng. Vừa qua, hàng hóa không tiêu thụ được do nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội.Tỉ lệ người lao động được tiêm văc xin rất ít.
Tại Hà Tĩnh:
Nghệ nhân Phạm Công Ngụ cho biết, do tình hình dịch bệnh ở Hà Tĩnh không nhiều nên hiện nay mọi hoạt động tại Hã Tĩnh bình thường. Chỉ khó khăn trong việc di chuyển sang các tỉnh lân cận và hàng hóa bán chậm do sức mua giảm.
Tại Thanh Hóa:
Bà Vũ Thị Huệ, Làng nghề khuyết tật tỉnh Thanh Hóa cho hay: Hiện nay nhiều HTX và các DN sản xuất thu hẹp sản xuất do ảnh hưởng dịch bệnh khiến hàng hóa tiêu thụ chậm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng.
Tại Huế và Quảng Nam:
Nghệ nhân Trần Văn Lực cho biết: Hiện nay các DN và các hộ sản xuất cầm chừng. Nhưng do dịch bệnh cả nước nên mức tiêu thụ sản phẩm cũng giảm so với trước rất nhiều.
Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Văn Tiếp nhận định: Vừa qua, tỉnh Quảng Nam đang áp dụng chỉ thị 16 toàn tỉnh do tình hình dịch bệnh đợt này diễn biến phức tạp nên các DN và các cơ sở sản xuất đóng cửa. Các đơn hàng đặt theo hợp đồng không làm được. Trong khi đó, cửa hàng sản xuất thương mại thì không có khách hàng mua khiến doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Thạo cho biết, Thời điểm ThP HCM thực hiện giãn cách xã hội, tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh đều dừng hoạt động. Một số hội viên còn nhiễm Covid 19 nên tình hình cả đơn vị sản xuất và người lao động gặp nhiều khó khăn.
Theo khảo sát nhanh của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với hơn 100 DN, cơ sở sản xuất tại các làng nghề trên cả nước bằng hình thức trực tuyến cho thấy, trong đợt tái dịch Covid-19 lần này, có đến 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Trong đó, 70% thiếu vốn kinh doanh; Thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 90%; Phải cắt giảm lao động chiếm 80%; Bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 80%; Bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 90%...
Một số đề xuất kiến nghị:
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kiến nghị Hiệp hội Làng nghề Việt Nam gửi văn bản đề xuất kiến nghị Chính phủ có cơ chế, kế hoạch và lộ trình thật cụ thể về chương trình tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 cho công nhân, người lao động tại các làng nghề ở các tỉnh thành trong thời gian sớm nhất có thể; Đưa đối tượng các doanh nhân, công nhân, người lao động vào đối tượng ưu tiên tiếp cận vắc xin vì sự phát triển kinh tế sau đại dịch.
Bên cạnh đó, yêu cầu các địa phương cần triển khai nhanh các gói hỗ trợ Chính phủ ban hành theo nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 202, các gói hỗ trợ an sinh xã hội do Bộ LĐ-TB-XH ban hành cần khắc phục các rào cản mà lần hỗ trợ thứ nhất các doanh nghiệp gặp phải. Đặc biệt, đề nghị ngân hàng tiếp tục xem xét nới lỏng thêm các điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, điều chỉnh giảm lãi suất nợ cũ và xem xét cho vay mới theo lãi suất ưu đãi (thấp hơn) giúp cho doanh nghiệp sản xuất bớt khó khăn.
Trong tình hình khó khăn hiện nay, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã hỗ trợ bằng cách tư vấn cho Hội viên tập trung vào thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu mã bao bì mới; Đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, năng lục quản lý; Áp dụng khoa học công nghệ 4.0 (như bán hàng online, lập trang thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội,…); tìm phương án tháo gỡ khó khăn, tiếp tục duy trì sản xuất;…
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đã tham mưu cho các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất rà soát môi trường bên trong và bên ngoài để hiểu rõ hơn năng lực của mình, xác định cơ hội và nguy cơ. Từ đó có những chiến lược phù hợp với cơ hội hoặc thách thức trong bối cảnh bình thường mới; Chuẩn bị mô hình kinh doanh mới bởi các quy trình, hệ thống, nguyên tắc trước đây có thể chỉ phù hợp trong bối cảnh cũ; Không ngừng kết nối với khách hàng vì khách hàng là một trong những yếu tố cơ bản giúp đơn vị tồn tại; Tập trung vào mục tiêu ngắn hạn, sản xuất các sản phẩm bán được ngay để sớm thu hồi vốn, giảm bớt những chi phí không cần thiết, cơ cấu lại lại suất để tinh gọn hơn.
Bài, ảnh: Nguyễn Vân
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống
15:49 | 19/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ
10:17 | 12/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế
15:25 | 04/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0
09:35 | 02/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 Tin tức
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành