Hà Nội: 16°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Chú trọng truyền nghề cho thế hệ trẻ

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tiếp tục phát huy thành quả hoạt động của nhiều năm qua; Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ IV, trên tinh thần “Kết nối cộng đồng làng nghề, bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc, đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế”; Đồng thời động viên, cổ vũ các làng nghề hội viên xây dựng cơ sở sản xuất vững mạnh…
Trước đây, nhiều lao động trẻ ở các làng nghề, vùng nông thôn không mặn mà với việc làm thợ nghề ở quê hay nối nghiệp cha ông. Họ thường rời quê lên thành phố, các khu công nghiệp tìm việc làm thu nhập cao hơn. Nay do dịch bệnh Covid -19 nhiều lao động mất việc trở về quê chờ tìm công việc mới. Tận việc thời điểm này, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có kế hoạch đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động trẻ để họ nối nghiệp và phát triển nghề truyền thống làm giàu cho quê hương.

Sắp tới, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Hiệp hội sẽ phối hợp với các bộ, ngành và một số tỉnh thành, đặc biệt là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức những lớp dạy nghề cho thanh niên trên cả nước, nhằm giữ gìn và phát triền nghề truyền thống cha ông; Vận động nguồn kinh phí để mở cuộc thi tay nghề cho thanh niên, thợ giỏi; Tổ chức các chương trình thi đua khen thưởng, động viên, vinh danh các tay nghề thợ trẻ… và chuẩn bị cho cuộc thi tay nghề trẻ sáng tạo…


Hơn 1 vạn học viên được đào tạo giúp tăng nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống ở nước ta


Hiện nay, Hiệp hội rất chú trọng đến lực lượng lao động trẻ, động viên họ học nghề từ cha mẹ, ông bà. Bởi lớp trẻ sẽ có trình độ văn hóa, có nhiều sáng tạo, đổi mới giúp làng nghề để vươn lên và hội nhập.

Hiệp hội cũng sẽ kết hợp với các văn phòng đại diện ở một số địa phương như Huế, Thái Nguyên, Hải Dương… tổ chức hội thảo về chương trình đào tạo cho tay nghề trẻ; Cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm; Chọn vùng nguyên liệu.... Hiện chương trình hội thảo Hiệp hội đã được Cục Công thương Địa phương phê duyệt.

Vào dịp cuối năm 2021, Hiệp hội sẽ thực hiện chương trình vinh danh các danh hiệu lần thứ X, trong đó chú trọng đến lớp trẻ như: Phong tặng danh hiệu nghệ nhân, Sản phẩm tinh hoa làng nghề, Làng nghề tiêu biểu…

Tính đến nay, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức được 283 lớp học, đào tạo nghề được cho hơn 1 vạn học viên lao động nông thôn. Góp phần nâng cao số lượng thợ thủ công được đào tạo nghề, nâng cao hiệu quả sản xuất.Trong những năm qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có nhiều hoạt động phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương nhằm hỗ trợ cho hội viên, làng nghề phát triển sản xuất kinh doanh, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo nghề.

Cụ thể, Hiệp hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương tổ chức các chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các làng nghề; Lớp đào tạo về Quản trị doanh nghiệp và Khởi sự doanh nghiệp tại các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, TP.HCM; Phối hợp với Cục công nghiệp địa phương tổ chức 06 lớp đào tạo bồi dưỡng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các làng nghề nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Chỉ tính từ năm 2012 đến nay, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức 118 lớp cho2.610 học viên, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức 165 lớp đào tạo nghề truyền thống cho 7.533 học viên là lao động nông thôn.

Hiệp hội đã tổng kết được 03 mô hình đào tạo có hiệu quả cao. Đến nay, các mô hình này đang tiếp tục được triển khai tại các địa phương với số đông học viên thuộc các làng nghề, góp phần nâng cao số lượng thợ thủ công được đào tạo nghề, nâng cao hiệu quả sản xuất…

Lãnh đạo Hiệp hội và Ban Đào tạo tham gia thành viên Hội đồng thẩm định nghề chương trình thẩm định nghề quốc gia của Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra, Hiệp hội còn phối hợp với Viện Tin học doanh nghiệp (VCCI) tổ chức nhiều khóa tập huấn về ứng dụng Công nghệ thông tin và Thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu trong các làng nghề. Tuy nhiên, đơn vị này không phải là đơn vị đầu mối ngân sách nên không được phân bổ, tiếp tục thực hiện nhiều chương trình đào tạo, dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương. Đây là một thiệt thòi cho các doanh nghiệp làng nghề và cũng hạn chế một phần gắn kết giữa Hiệp hội và các làng nghề.

Bài, ảnh: Thanh Thanh

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

LNV - Nghề thủ công truyền thống của các tộc người là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, qua việc nghiên cứu cũng chính là sự bảo lưu và phát triển bản sắc văn hóa của họ trong cuộc sống hiện đại, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất những giá trị nhân văn cùng những tinh hoa của văn hóa tộc người, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong đó có các nghề thủ công truyền thống của người Mường Tân Lạc - Hòa Bình.
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

LNV - Ngay từ năm 1958, sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được chọn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Trong suốt thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủ công chỉ bó hẹp trong các nước Xã hội chủ nghĩa. Đến thời kỳ đổi mới và gỡ bỏ cấm vận, các sản phẩm thủ công mới có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với các nước Âu, Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công tăng lên nhanh chóng, và nhiều chủng loại mặt hàng mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Tin khác

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

LNV - Dù chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề cơ bản đầy đủ song tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết, gây ra nhiều hệ lụy.
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Ngày 21/10, Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã có dịp gặp gỡ nhiều nghệ nhân nổi tiếng và thăm quan các di chỉ gốm tại làng Bát Tràng. Qua những trải nghiệm ấy, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công Thế giới đã xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

LNV - Sáng 9/10, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Cục Công thương Địa phương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo: "Tư vấn nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam". Đây là đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

LNV - Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo nên nền văn hiến rực rỡ mang đậm dấu ấn Thủ đô, trong đó nổi trội, dễ nhận biết là về diện mạo đô thị. Từ quy mô, cấu trúc đô thị, kết cấu hạ tầng, kiến trúc công trình, cảnh quan nhân tạo, cảnh quan tự nhiên, tổng hòa là kiến trúc cảnh quan, luôn được ghi nhận là ngày càng văn minh, hiện đại hơn, xứng tầm là "Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

LNV - Các Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết với các nước đang và sẽ mở ra “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Hà Nội nói riêng, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

LNV - Nghị quyết số 19/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 25/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 263/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 đều là những chủ chương, chính sách quan trọng tạo nền tảng, cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; đồng thời cũng là thước đo đánh giá kết quả hoạt động thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại. Để xác định được hướng đi đúng cho bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề gốm vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Trong đó, cần đề cập đến tất cả các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, không gian văn hóa ở, làm nghề, những thiết chế văn hóa cũ/mới liên quan để cùng vì mục đích bảo tồn, phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng.
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

LNV - Nghề dệt cổ truyền dân gian của các tộc người là một mảng đề tài nghiên cứu rất cơ bản trong nghiên cứu dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các nội hàm của việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền dân gian sẽ là những thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất về các thành tố văn hóa cùng những tinh hoa về bản sắc văn hóa của dân tộc đó, mà chúng ta cần tôn vinh duy trì nó trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cùng sự đóng góp của nó vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong số đó có nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc mang đậm sắc màu văn hóa Thái.
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

LNV - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Trong suốt hơn 400 năm chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Phú Yên thì gốm cổ Quảng Đức đã có tuổi gốm trên 300 năm, xứng đáng được gọi là “báu vật” của miền đất Phú Yên.
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

LNV - Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn

Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn

LNV - Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024, với chủ đề Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịc
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

OVN - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - La Phù ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương. La Phù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện Hoài Đức với 105 triệu đồng/người/năm. Do vậy, La Phù c
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động