Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa
Nhiều tiềm năng và lợi thế
Ngày 2-1-2013, thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, mục tiêu: 1- Phát triển nghề, làng nghề nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống; đồng thời phát triển các làng có nghề mới; rà soát phân loại các nghề, làng nghề cần duy trì, bảo tồn hoặc chuyển nghề khác; 2- Phát triển các sản phẩm thủ công thế mạnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội; 3- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực làng nghề theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; 4- Phát triển lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động; 5- Phát triển các sản phẩm của làng nghề truyền thống đang có thị trường tiềm năng, gắn với khôi phục văn hóa truyền thống của làng nghề. Trong danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, có 17 dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch; 17 làng nghề truyền thống cần bảo tồn lâu dài; 7 làng nghề truyền thống tiêu biểu cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Theo quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 1.500 làng nghề; tạo việc làm ổn định cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn.
Sản xuất gốm sứ tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. |
Ở thành phố Hà Nội, làng nghề nằm dọc các trục giao thông và gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội. Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố Hà Nội phát triển du lịch làng nghề. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, như sản phẩm may mặc, gốm sứ, dệt và thêu ren, đồ gỗ, cơ khí và chế biến nông sản thực phẩm...
Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ lành nghề qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng, như làng đúc đồng Ngũ Xã, làng kim hoàn Định Công, làng nghề mây tre đan Phú Vinh, làng chuồn chuồn tre Thạch Xá, làng nón Chuông, làng sơn mài Hạ Thái, làng quạt Chàng Sơn, làng rối nước Đào Thục, làng hoa Tây Tựu, làng thêu Quất Động, làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng cốm Mễ Trì... Việc phát triển du lịch làng ghề, gắn kết sản phẩm thủ công mỹ nghệ với thị trường du lịch được coi là định hướng chung của thành phố Hà Nội hiện nay. Giá trị sản xuất làng nghề của Hà Nội hiện nay khoảng 22.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD. Thành phố Hà Nội rất quan tâm đến chính sách phát triển làng nghề; có đề án bảo tồn làng nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề, truyền nghề, cấy nghề những nơi chưa có nghề; có chương trình khuyến công, hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, xử lý môi trường; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các làng nghề truyền thống thành những điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch.
Làng nghề giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch văn hóa. Đây chính là lợi thế, cũng là tiềm năng không chỉ cho ngành du lịch của thành phố Hà Nội mà cho cả sự phát triển của các làng nghề truyền thống của cả nước. Tuy nhiên, công tác phát triển nghề và làng nghề ở thành phố Hà Nội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn đều có hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp phải không ít những khó khăn, như thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Khả năng cạnh tranh của làng nghề thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hóa, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Trong khi, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm; kết cấu hạ tầng các làng nghề, nhất là đường giao thông xuống cấp, chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm, chưa có biện pháp khắc phục... Điều này trở thành rào cản lớn đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống nói chung, đến việc phát triển, bảo tồn làng nghề truyền thống.
Ngoài ra, các làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội vẫn chưa có sự đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, như công trình phục vụ khách du lịch đến tham quan, mua sắm sản phẩm; các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, bãi thu gom rác thải, nhà hàng, khách sạn, hệ thống chiếu sáng; đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các làng nghề chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, chuyên môn và ngoại ngữ. Các cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ kinh doanh gia đình, ít quan tâm tới việc tổ chức kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của nghề và làng nghề dẫn tới khả năng cạnh tranh không cao, chưa tạo được ấn tượng sâu sắc để thu hút du khách trở lại.
Hài hoà giữa bảo tồn và phát triển
Ngày 8-9-2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Chiến lược đặt mục tiêu công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GDP vào năm 2020 và 7% GDP năm 2030. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: Khẩn trương triển khai có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Đảng ta đặt ra yêu cầu cụ thể, nhấn mạnh mối quan hệ giữa công nghiệp văn hóa với sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam và việc tiếp thu, vận dụng có chọn lọc, sáng tạo những thành tựu, giá trị văn hóa của nhân loại...
Ở thành phố Hà Nội, năm 2018, công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm, chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP. Đây là tiền đề để thành phố Hà Nội đặt mục tiêu cao hơn trung bình cả nước, cụ thể là: Năm 2030, đóng góp khoảng 8% GRDP; năm 2045 đóng góp 10% GRDP, đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có phát triển làng nghề truyền thống trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa giá trị văn hóa truyền thống Thủ đô. Để đạt được mục tiêu, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội cần triển khai các giải pháp sau:
Một là, chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa phù hợp với tình hình, đặc điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa mà thành phố Hà Nội mong muốn đạt được. Phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đưa du lịch Thủ đô trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch gắn kết với bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, xây dựng nông thôn mới bền vững, phát triển làng nghề truyền thống cả về quy mô và chất lượng sản phẩm.
Hai là, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, có những cơ chế chung và riêng để hình thành khung cơ chế cho thành phố Hà Nội. Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, những làng nghề phát triển khác nhau cần xây dựng kế hoạch cụ thể; phát huy tính sáng tạo của người dân; tập trung vào xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm làng nghề cho du khách trong và ngoài nước.
Ba là, phát triển đa dạng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, có nguồn gốc xuất xứ và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng. Tham khảo mô hình một số nhà triển lãm kết hợp là trung tâm sáng tạo để người dân đến tham quan, học tập, nghiên cứu, thực hành về công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo và kinh tế sáng tạo.
Bốn là, hỗ trợ các cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng website giới thiệu, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề. Tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường, những quy định về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng để cơ sở sản xuất làng nghề có cơ sở định hướng sản xuất, xuất khẩu phù hợp. Xây dựng bộ tư liệu, thông tin về các làng nghề làm cơ sở quảng bá, phát triển du lịch làng nghề.
Năm là, khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia thiết kế mẫu mã tạo ra các sản phẩm nhằm giữ được nét truyền thống mà vẫn đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của thị trường. Tiếp tục hỗ trợ mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tại làng nghề nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đồng thời hướng tới xuất khẩu.
Tin liên quan
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024
09:54 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân