Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Nhiều làng nghề sẽ biến mất?

Hà Nội quy tụ khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm khoảng 2/3 tổng số làng ở khu vực nông thôn; trong đó có 318 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống - hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Nhắc đến Hà Nội thì làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng chắc hẳn sẽ là những điểm du lịch làng nghề thu hút đông đảo khách tham quan, mua sắm hiện nay.

Anh Ngô Quý Đức trải nghiệm tại làng gốm Quế tại Hà Nam
Anh Ngô Quý Đức trải nghiệm tại làng gốm Quế tại Hà Nam

Nếu như làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) nức tiếng với nghề dệt lụa truyền thống, trở thành một sản phẩm của văn hóa, biểu tượng của cái đẹp, của vùng đất Hà Đông, thì làng nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm) vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất. Làng gốm Bát Tràng được xem như là một bảo tàng nghệ thuật sống động, chứa đựng một giá trị văn hóa và niềm tự hào của người dân Hà thành nói riêng và Việt Nam nói chung, hiện đang là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế.

Có thể thấy hai làng nghề truyền thống trên đã và đang được đầu tư phát triển cả về văn hóa và du lịch trải nghiệm. Đây là những tín hiệu tích cực trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị làng nghề. Tuy nhiên khi so sánh với số liệu thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện cả nước có 5.400 làng nghề, trong đó có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống, đã cho chúng ta thấy thực trạng số lượng làng nghề được tập trung phát triển hiện đang là rất ít. Bởi vậy đã dẫn đến tình trạng nhiều làng nghề phải đối mặt với sự biến mất trong tương lai gần.

Trải qua lịch sử hàng trăm năm, các làng nghề không chỉ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc hay di tích lịch sử. Tên nghề gắn chặt với tên làng, in đậm dấu ấn văn hóa như: Nón làng Chuông, đồng Đại Bái, lụa Vạn Phúc… Không chỉ vậy, các làng nghề truyền thống còn gắn kết mạnh mẽ với những phong tục, lễ hội và nghi lễ truyền thống của dân tộc. Thông qua quá trình sản xuất và truyền đạt kỹ thuật, người làm nghề đã truyền bá và duy trì các giá trị văn hóa sâu sắc của Việt Nam qua các thế hệ. Vậy mà theo năm tháng, các làng nghề truyền thống ngày càng mai một. Về làng chỉ thấy người lớn tuổi làm nghề còn người trẻ lại vắng bóng.

Theo phân tích của các chuyên gia xã hội học, nguyên nhân dẫn đến sự mai một, biến mất của làng nghề là sự mất cân đối giữa cung và cầu trong hoạt động làng nghề. Với sự phát triển của nền kinh tế và công nghiệp hiện đại, nhu cầu tiêu dùng thay đổi, các sản phẩm công nghiệp giá rẻ, tiện lợi thường được ưa chuộng hơn.

Các sản phẩm từ nước ngoài hoặc các mô hình kinh doanh công nghiệp lớn khác cũng đang tạo ra sức ép cạnh tranh lên làng nghề truyền thống. Thiếu nguồn lực và công nghệ hiện đại để cải tiến sản phẩm, làng nghề truyền thống gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu hoặc công nghiệp.

Cùng với đó, sự thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, thiếu nhân lực kế thừa nghề truyền thống cũng là nguyên nhân khiến các làng nghề mai một dần. Các làng nghề truyền thống thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, công nghệ và thị trường. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển làng nghề chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Bởi vậy, câu chuyện làng nghề hôm nay cần nhiều hơn nữa những cánh tay nối dài con đường cho nghề truyền thống.

Người trẻ về làng giữ nghề

Nhận thức được giá trị của làng nghề truyền thống, đã có không ít bạn trẻ mạnh dạn chọn con đường trở về làng để giữ nghề. Bằng sự nhiệt huyết và trái tim hướng về những tinh hoa văn hóa, những người trẻ như Ngô Quý Đức, Đào Đức Hiếu... đã thực hiện một số dự án để bảo tồn và phát huy nghề truyền thống bằng cách làm mới mẻ.

Không gian trưng bày dự án “Việt Nam ơi - Tinh hoa làng nghề Việt” của anh Đào Đức Hiếu.
Không gian trưng bày dự án “Việt Nam ơi - Tinh hoa làng nghề Việt” của anh Đào Đức Hiếu.

Ấp ủ và gây dựng dự án “Về làng”, anh Ngô Quý Đức đã dành 17 năm đi khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam để tìm về các làng nghề truyền thống. Đến năm 2020, sau khi tích lũy được kha khá những “mảnh ghép” làng nghề, dự án chính thức được triển khai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện, những giá trị văn hóa của nghề thủ công truyền thống ở các làng quê Việt đến cộng đồng.

Với “Về làng”, Ngô Quý Đức nhận được sự giúp đỡ của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa. Trong đó, những chuyến du khảo văn hóa đến các làng nghề, hay các hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống thu hút được nhiều lứa tuổi. Vì tính độc đáo cũng như việc dễ bị tổn thương, các sản phẩm được tạo ra từ chất liệu dân gian luôn cần được nâng niu và bảo vệ, đòi hỏi lớp kế thừa để tiếp tục lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, điều "Về làng" hướng đến là chất liệu văn hóa dân gian có thể được "sống" bền vững, hay tự bảo tồn ở các vùng nông thôn - nơi mà nét truyền thống vẫn được trân trọng, vẫn mang đậm sắc màu của làng quê Việt.

Anh Ngô Quý Đức lựa chọn việc chia sẻ và hỗ trợ các đơn vị sản xuất ở các làng nghề có thể tiếp cận đến công nghệ, cũng như các ứng dụng trong việc chuyển đổi số. Đây cũng là một vấn đề luôn được “Về làng” thúc đẩy trong suốt thời gian qua. Anh Đức chia sẻ: “Dự án “Về làng” đã phần nào giúp các làng nghề tiếp cận hơn với công nghệ, để các đơn vị sản xuất, người thợ thủ công có thể tiết kiệm công sức, nâng cao chất lượng của sản phẩm làm ra so với sử dụng các công nghệ cũ trước đây. Ngoài ra việc ứng dụng chuyển đổi số vào việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm cũng như tiếp cận các đối tác, khách hàng cũng giúp cho một số đơn vị mở rộng được đầu ra cho sản phẩm của mình".

Với các thông tin về làng nghề tại nhiều địa phương như: Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Thừa Thiên Huế..., trang web của dự án “Về làng” đã và đang dần trở thành địa chỉ quen thuộc của những ai muốn tìm hiểu về nghề truyền thống, hoặc đơn giản là tìm mua một món đồ chơi tuổi thơ hay các sản phẩm thủ công như: Con quay gỗ, tàu thủy sắt Tây, phỗng đất làng Hồ, chuồn chuồn tre... Những video sống động về các làng nghề: Nghề mộc Kim Bồng (Quảng Nam), nghề đệm bàng Phò Trạch (Thừa Thiên Huế) hay điêu khắc gỗ dân gian của người Jrai (Gia Lai)... càng thôi thúc du khách đến tận nơi trải nghiệm và khám phá.

Ngô Quý Đức dự định trong thời gian tới, “Về làng” sẽ kết hợp với những người thợ thủ công ở các làng nghề để ra mắt các sản phẩm có tính ứng dụng trong đời sống hiện đại, nhưng các sản phẩm vẫn sẽ mang trong mình một câu chuyện truyền tải các ý nghĩa về văn hóa và các giá trị riêng mà ông cha ta đã gửi gắm từ bao đời nay.

Xuất phát từ tình yêu làng nghề, anh Đào Đức Hiếu - người con của núi rừng Tây Bắc đã thành công quảng bá trà Shan Tuyết cổ thụ. Anh cũng đang góp sức thực hiện dự án “Việt Nam ơi - Tinh hoa làng nghề Việt” nhằm bảo tồn, khơi dậy những giá trị của làng nghề truyền thống.

Chia sẻ về dự án này, anh Hiếu cho biết trước mắt anh đang cố gắng quy tụ để trưng bày các sản phẩm thủ công làng nghề trong không gian của Tinh hoa làng nghề Việt. Hiện đã có lụa đũi Nam Cao - Thái Bình, tranh sơn mài Hạ Thái, trầm - Khánh Hòa, mây tre đan - Phú Vinh... được trưng bày. “Khi bắt tay vào thực hiện, tín hiệu tốt đó là tôi không chỉ nhận được sự quan tâm của các nghệ nhân tại các làng nghề mà còn nhận được sự quan tâm ủng hộ cực kỳ lớn của các cơ quan chức năng địa phương về việc khôi phục, phát triển và gìn giữ bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Song điều khó nhất đó là nghệ nhân của các làng nghề đã cao tuổi, trong khi lớp con cháu lại không muốn theo nghề. Một cánh én nhỏ thì không thể làm nên mùa xuân, cũng giống như việc một mình tôi thì khó có thể đi hết hơn 2.000 làng nghề để chia sẻ cho họ hiểu về tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy giá trị làng nghề nơi họ sống. Vậy nên tôi cần thêm cánh tay nối dài để có thể truyền tải thông điệp đó”, anh Đào Đức Hiếu chia sẻ.

Trong khuôn khổ dự án, anh Hiếu cho biết đã cùng các cộng sự chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm làng nghề: “Trong thời 4.0, internet kết nối toàn cầu, nếu mình khôi phục và xây dựng được cả chất lượng và hình ảnh của sản phẩm tốt thì chắc chắn các làng nghề sẽ có cơ hội được tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng. Vì thế chúng tôi đã xây dựng website vietnamoi.vn tích hợp thương mại điện tử. Khách hàng có thể mua hàng online, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý”.

Làm gì để làng nghề “tự sống”?

Những năm qua, ý thức được giá trị của các làng nghề truyền thống trong bức tranh văn hóa Việt Nam, Chính phủ đã ban hành “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030”. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt Nam, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 khôi phục, bảo tồn được ít nhất 129 nghề truyền thống và 208 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới 213 nghề và 96 làng nghề truyền thống; phát triển khoảng 301 làng nghề gắn với du lịch; trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả.

Muốn hiện thực hóa điều đó cần phải lắng nghe mong muốn của những người trực tiếp làm nghề. Thực tế hiện nay, nhiều làng nghề đang “thoi thóp” chỉ còn duy nhất hoặc một vài gia đình trong làng giữ nghề truyền thống. Như làng nghề đậu bạc Định Công (Hà Nội). Theo chia sẻ của nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh, nghề đậu bạc hiện đang rất thiếu người thợ có tay nghề. Ở làng hiện chỉ còn 1-2 gia đình còn theo nghề đậu bạc vốn rất cần sự kiên nhẫn, khéo léo, tỉ mỉ.

Trường hợp khác, KTS Nguyễn Giang - người con của làng mộc Chàng Sơn chia sẻ rằng anh nhìn thấy câu chuyện của những làng nghề truyền thống đang rất ít người theo là bởi với nghề không giúp họ lo đủ cơm áo, vì vậy việc truyền nghề truyền thống ở làng mộc Chàng Sơn cũng không tránh khỏi thực tế này.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đánh thức tiềm năng làng nghề, chỉ khi sống được với nghề thì làng nghề mới có thể tồn tại và phát huy giá trị. Khi cuộc sống của người làm nghề được đảm bảo thì họ mới có thể suy nghĩ đến việc sáng tạo các sản phẩm mới hay sử dụng công nghệ 4.0 để giúp ích cho công việc cũng như quảng bá cho sản phẩm của làng. Bởi vậy, điều cốt lõi để gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống vẫn nằm ở yếu tố con người.

Phạm Ngọc Hà

Tin liên quan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.

Tin mới hơn

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

LNV - Với lợi thế về làng nghề gốm sứ truyền thống, Bát Tràng, TP Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của địa phương.
Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

LNV - Sáng 11/07/2025 , tại trụ sở Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng số 635, Ngô Gia Tự, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng. Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng tổ chức trọng thể Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng về việc công nhận danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay Vàng Làng nghề TP Hải Phòng năm 2025.
Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Mong muốn mang đến những trải nghiệm mới lạ, chất lượng, XinTravel Hub chính thức giới thiệu chương trình Du lịch sáng tạo (Creator Travel), chủ đề “Viết hành trình trong ta”.
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Giao diện di động