Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại, những làng nghề truyền thống như Trát Cầu thuộc xã Tiền Phong, huyện Thường Tín (nay là xã Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ được bản sắc riêng với đôi bàn tay tài hoa của những người thợ.

Làng Trát Cầu từ lâu đã nổi tiếng là một vùng quê có nghề truyền thống phát triển mạnh. Bà con ta từ đời ông cha đã gắn bó với nghề làm đệm, may mặc, thủ công mỹ nghệ… Những đôi bàn tay khéo léo, cần cù đã tạo nên những sản phẩm chất lượng, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, các sản phẩm làng nghề còn là kết tinh của văn hóa, tinh thần và niềm tự hào của người Trát Cầu.

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

Trong xu thế hội nhập và phát triển, mở ra cho làng nghề Trát Cầu nhiều cơ hội mới, bên cạnh đó có những đòi hỏi về sự tập trung tổ chức sản xuất, kinh doanh và quảng bá sản phẩm, có không gian trưng bày chuyên nghiệp để có thể phát triển vững mạnh, đưa tên tuổi và sản phẩm làng nghề vươn cao và vươn xa hơn nữa.

Việc thiếu một không gian chung, nơi các hộ buôn bán tập trung, có quy hoạch bài bản và hạ tầng đồng bộ, đã khiến làng nghề chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có – đặc biệt trong bối cảnh giao thương hiện đại và phát triển du lịch nông thôn đang là xu hướng mạnh mẽ.

Hiểu được điều đó, chính quyền địa phương cùng bà con làng nghề mong muốn triển khai một mô hình mới: Chợ Trát Cầu – chợ làng nghề hiện đại kết hợp kinh doanh, du lịch và không gian văn hóa. Dự án này không chỉ giải quyết nhu cầu mặt bằng kinh doanh ổn định cho người dân, mà còn là cú hích quan trọng để Trát Cầu bước sang một giai đoạn phát triển mới, toàn diện và bền vững hơn.

Phát triển làng nghề: Cần một không gian tập trung bền vững

Dự án được triển khai theo hình thức đấu giá đất cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng, khai thác và kinh doanh ki ốt sản phẩm. Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Nam Hà Nội -một đơn vị có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực đầu tư xây dựng chợ là đơn vị đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất và ngày 27/5/2025 UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định số 2682/ QĐ-UBND cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Nam Hà Nội thuê đất để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng chợ Trát Cầu .

Dự án Chợ Trát Cầu - Mô hình chợ làng nghề hiện đại, gắn liền chợ truyền thống dự kiến khởi công từ tháng 7/2025, hoàn thành và đưa vào hoạt động trong Quý I/2026. Chợ được quy hoạch trên diện tích hơn 7.200m² với gần 2.900m² xây dựng 60 ki ốt thương mại thiết kế hiện đại, tiện nghi, Hơn 2.500m² dành cho khu chợ ngoài trời, bãi xe, và khu phụ trợ.

Trong tương lai, chợ Trát Cầu không chỉ là nơi kinh doanh, mà còn là không gian văn hoá, nơi kể lại câu chuyện tổ nghề và quảng bá sản phẩm địa phương đến du khách trong và ngoài nước.

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa
Chợ được quy hoạch trên diện tích hơn 7.200m², gần 2.900m² xây dựng 60 ki ốt thương mạithiết kế 2 tầng, 1 lửng, 1 tum

Chợ Trát Cầu - Lựa chọn đầu tư sáng giá

Điểm nổi bật đầu tiên của Chợ Trát Cầu là mô hình ki ốt riêng biệt, khác hẳn với cách buôn bán chen chúc trong nhà hay ngoài đường như hiện tại. Với thiết kế hiện đại, mỗi gian hàng sẽ có không gian riêng biệt để: trưng bày sản phẩm một cách chuyên nghiệp, tiếp đón khách hàng, đối tác thuận tiện, nhập – xuất hàng hóa dễ dàng, tách biệt không gian sống và kinh doanh, giữ gìn sự riêng tư và sạch sẽ cho hộ gia đình.

Chợ còn có khu ngoài trời, khu vệ sinh, khu gom rác và bãi xe, tạo nên một không gian thương mại văn minh, bài bản - một hình ảnh rất cần thiết nếu muốn phát triển lâu dài và thu hút khách du lịch.

Một sự thật đã được kiểm chứng : gian hàng ở chợ không chỉ là nơi bán hàng, mà còn là tài sản thật sự. Với vị trí đắc địa, ngay trung tâm giao thương thuận lợi, giá trị của mỗi ki ốt chắc chắn sẽ tăng theo thời gian. Bài học từ các chợ nghề nổi tiếng như Ninh Hiệp (Gia Lâm) hay chợ lụa Vạn Phúc (Hà Đông) cho thấy: chỉ vài năm sau khi quy hoạch, giá trị các gian hàng tại đây đã tăng mgấp nhiều lần. Nhiều gia đình coi đó là “của để dành”, “truyền nghề cho con cháu”, vừa ổn định kinh tế, vừa giữ nghề cho tương lai.

Trong quá trình xây dựng và phát triển chợ, phát triển kinh tế làng nghề, chợ Trát Cầu không nằm ngoài điều tất yếu ấy. Chợ Trát Cầu sẽ tạo ra một cộng đồng buôn bán vững mạnh, có thể cạnh tranh với thị trường lớn bên ngoài. Chợ không chỉ là nơi để bán hàng, mà còn là nơi hội tụ ngành nghề, kết nối người cùng chí hướng. Khi các hộ kinh doanh cùng tụ về một chỗ, hỗ trợ nhau bán hàng, chia sẻ khách, cùng livestream, làm hội chợ, đẩy mạnh truyền thông chung. Hợp tác đơn hàng lớn, chia sẻ vận chuyển, kho bãi. Cùng nhau học hỏi cách bán hàng mới, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử thay vì buôn bán manh mún trong ngõ nhỏ.

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa
Hơn 2.500m² dành cho khu chợ ngoài trời, bãi xe, và khu xử lý rác

Không gian văn hóa làng nghề, quảng bá thương hiệu cũng là điểm mới mẻ mà Chợ Trát Cầu hướng tới. Ở đó, mỗi gian hàng không chỉ trưng bày hàng hóa, mà còn kể lại câu chuyện của nghề, gợi nhắc tổ tiên, truyền thống, và tinh thần đoàn kết, gắn bó với nghề và văn hoá địa phương của người Trát Cầu.

Khi có khách du lịch ghé thăm, chợ sẽ là nơi họ tìm hiểu về làng nghề, chiêm ngưỡng sản phẩm tinh xảo, trải nghiệm quy trình sản xuất, và mua sắm các sản phẩm thủ công làm quà.

Như ở làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ hay làng lụa Vạn Phúc, chợ là nơi khơi dậy tự hào nghề nghiệp và lan tỏa tinh thần địa phương. Trát Cầu hoàn toàn có thể trở thành điểm đến văn hóa như vậy nếu chúng ta bắt đầu từ hôm nay.

Không gian chợ làng nghề sẽ góp phần tích cực vào phát triển du lịch trải nghiệm nông thôn, một xu hướng được nhiều địa phương đang làm rất thành công. Khi kết nối với các tour du lịch, khách có thể khám phá quy trình làm nghề, trải nghiệm sản xuất đơn giản như nhồi bông, may thêu, dệt… Mua hàng lưu niệm trực tiếp từ người làm ra sản phẩm, chụp ảnh, check-in tại các gian hàng đẹp, đậm chất truyền thống.

Một dòng khách mới, ngoài khách buôn truyền thống, sẽ giúp đa dạng nguồn thu nhập, mở ra hướng đi mới cho người dân không chỉ “làm nghề” mà còn “làm du lịch”.

Mô hình chợ làng nghề không chỉ mang lại lợi ích trước mắt, mà còn giúp giữ người trẻ ở lại quê hương, làm giàu trên chính mảnh đất mình sinh ra. Khi có không gian làm ăn ổn định, chuyên nghiệp, các bạn trẻ sẽ không phải rời làng đi làm xa, mà có thể cùng gia đình mở rộng nghề, làm thương hiệu, phát triển kinh doanh online… Ngoài ra, các dịch vụ đi kèm như: giao vận, chụp ảnh, bán hàng online, thiết kế bao bì, marketing sản phẩm… cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương – đặc biệt là phụ nữ, người cao tuổi.

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa
Dự án Chợ Trát Cầu dự kiến khởi công từ tháng 7/2025, hoàn thành và đưa vào hoạt động trong Quý I/2026

Chợ Trát Cầu - Cơ hội lớn dành cho người biết nhìn xa, nghĩ rộng

Ở thời điểm dự án đang được triển khai bài bản, đầu tư đồng bộ về hạ tầng và thiết kế, đây là lúc bà con có thể xem xét kỹ lưỡng và lựa chọn cho mình một vị trí phù hợp nhất để làm ăn lâu dài. Không cần vội vàng, nhưng nếu nhìn xa, ta sẽ thấy rằng việc có một gian hàng riêng biệt, ổn định, chuyên nghiệp từ giai đoạn đầu chính là một bước đi chiến lược, giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và công sức trong tương lai.

Nhiều người dân đã từng chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của các chợ như Ninh Hiệp, Vạn Phúc… Chỉ sau một vài năm, những gian hàng tưởng chừng đơn giản ban đầu lại trở thành địa chỉ kinh doanh uy tín, có thương hiệu, có lượng khách ổn định và giá trị tài sản tăng dần theo thời gian.

Khi hoàn thành, Chợ Trát Cầu sẽ trở thành trung tâm giao thương sôi động, thay thế cho các điểm buôn bán tự phát. Mỗi ki ốt không chỉ là nơi kinh doanh mà còn góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống làng nghề chăn ga gối đệm của địa phương.

Mở ra không gian mới, gìn giữ hồn xưa, kiến tạo tương lai

Kết hợp phát triển du lịch làng nghề và không gian văn hóa Điểm đặc biệt của Chợ Trát Cầu không chỉ nằm ở chức năng

thương mại. Với thiết kế mang đậm bản sắc truyền thống, trưng bày sản phẩm thủ công một cách nghệ thuật, sinh động, kể câu chuyện tổ nghề, giới thiệu quy trình sản xuất cho du khách, tổ chức không gian trải nghiệm, khu check-in, khu lưu niệm Chợ sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn trong tuyến du lịch làng nghề. Thu hút du khách trong và ngoài nước đến mua sắm, khám phá, trải nghiệm, từ đó quảng bá thương hiệu làng nghề Trát Cầu trên bản đồ du lịch văn hóa Việt Nam.

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

Chợ Trát Cầu – Nơi kinh tế vững mạnh, văn hóa thăng hoa, du lịch khởi sắc Với quy hoạch hiện đại, tầm nhìn dài hạn và sự đồng hành từ chính quyền lẫn người dân, Chợ Trát Cầu không chỉ là nơi để “mua bán”, mà sẽ trở thành biểu tượng mới cho sự phát triển hài hòa giữa nghề truyền thống – thương mại – du lịch – văn hóa.

Với quy hoạch bài bản, tầm nhìn dài hạn và sự đồng hành của cộng đồng làng nghề, dự án chợ Trát Cầu hứa hẹn sẽ trở thành hình mẫu cho mô hình chợ làng nghề kiểu mới – nơi gìn giữ bản sắc và thúc đẩy kinh tế địa phương cùng phát triển.

Việc quy tụ các cơ sở sản xuất vào không gian chung giúp đồng bộ thương hiệu, dễ dàng tiếp cận đối tác lớn, đơn hàng xuất khẩu và nâng cao giá trị sản phẩm qua trình bày, trưng bày.

Quý Đôn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

LNV - Nói đến anh Nguyễn Văn Bính (SN 1996) thợ sửa chữa xe máy ở khu 3 Đào Xá, Phú Thọ, thì người dân các xã ven Sông Đà khu vực các xã Đào Xá, Thanh Thủy, Tam Nông của tỉnh Phú Thọ và các xã Vật Lại, Cổ Đô của TP Hà Nội có nhiều người biết đến.
Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, nổi bật có Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Tin khác

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn sinh học.
Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

LNV - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn là "chìa khóa" cho phát triển du lịch bền vững. Với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, những năm qua, ngành du lịch tỉnh đã và đang nỗ lực biến những giá trị văn hoá truyền thống này thành tài nguyên quý giá. Qua đó, không chỉ thu hút du khách mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch Xứ Lạng.
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa bàn trọng điểm 140.600 đồng/kg.
Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

LNV - Chiều 7-7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bát Tràng tổ chức Hội nghị lần thứ 2, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

LNV - Tại Hội nghị trực tuyến triển khai giao chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cho 58 xã, phường mới vào sáng ngày 3/7, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng đưa ra “mệnh lệnh thép”, nhằm mục đích xây dựng kiến tạo tỉnh Gia Lai mới bứt phá thần tốc, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững.
Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

LNV - Mô hình dự báo giá xăng, dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) nhận định, tại kỳ điều hành ngày 3-7, giá xăng, dầu bán lẻ có thể giảm 6,8 - 7,5%.
Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

LNV - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng, sinh năm 1993, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức trẻ Cao Bằng sống trọn với đam mê, bằng nghị lực tuổi trẻ, cùng ý chí vươn lên thực hiện khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

LNV - 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể do một số loại quả chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm. Nhiều lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng quy định…
Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

LNV - Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

LNV - Thực hiện có hiệu quả những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho người dân..., giai đoạn 2021 - 2025, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có điều kiện phát triển kinh tế ổn định, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

LNV - Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang được nhiều hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tích cực triển khai, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa bền vững.
Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

LNV - Trong tháng 6/2025, tỉnh Bình Định liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài với hai đại dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và du lịch nghỉ dưỡng - tài chính quốc tế. Đây được đánh giá là những bước đột phá chiến lược, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng tầm vị thế địa phương trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

LNV - Chiều 12/6, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”, diễn ra tại Stockholm (Thuỵ Điển), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester” cho Công ty SYRE Impact AB.
Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

LNV - Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

LNV - Khô cá lóc – một món ăn tưởng chừng mộc mạc, dân dã nay đang dần trở thành một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là thức quà mang hương vị tuổi thơ, khô cá lóc còn đại diện cho mô hình sinh kế bền vững gắn liền với thiên nhiên, văn hóa và bản sắc địa phương. Trong đó, có thể kể đến hai sản phẩm tiêu biểu: Khô cá lóc Thạnh Hưng (Long An) và Khô cá lóc vị xưa “Khô cá Rừng Tràm” (An Giang). Hai thương hiệu với hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung một khát vọng - lưu giữ hồn quê và phát triển kinh tế.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Giao diện di động