Du lịch làng nghề truyền thống - du lịch văn hóa
Theo TS.Trần Nhạn trong “Du lịch và kinh doanh du lịch” thì “du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà khách du lịch muốn thẩm nhận bề dày lịch sử, di tích văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện… bao gồm hệ thống đình, chùa, lễ hội, các phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp”. Từ đó, ta có thể hiểu du lịch LNTT là loại hình du lịch văn hóa mà du khách muốn thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một LNTT của dân tộc.
Nghiên cứu phát triển du lịch LNTT là nhằm chỉ ra những điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch LNTT, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch LNTT phát triển.
Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch là nhu cầu (hay còn gọi là động cơ) của du khách. Thông thường du khách đi du lịch vì các lý do như có kỳ nghỉ, thăm bạn bè người thân, đi tìm hiểu học tập, kinh doanh hay lý do thể thao. Đối với các nhà kinh doanh du lịch, việc nắm được lý do đi du lịch của du khách là vô cùng quan trọng. Có nắm được nhu cầu thì mới có thể đưa ra những sản phẩm có khả thi tiêu thụ nhanh. Động cơ đi du lịch của du khách có thể chia làm các nhóm khác nhau: Động cơ đáp ứng nhu cầu tự nhiên như nghỉ ngơi, thể thao và các nhu cầu có liên quan đến sức khỏe con người; Các động cơ vănhóa (nguyện vọng của du khách muốn được tìm hiểu, học hỏi về thiên nhiên, nghệ thuật, tôn giáo truyền thống…của vùng đến du lịch); Động cơ giao tiếp (thăm thân, nhu cầu muốn được làm quen...).
Các nhân tố tự thân chính làm cho nhu cầu du lịch tăng là thời gian rỗi, thu nhập và trình độ dân trí. Con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian rỗi.
Do vậy, thời gian rỗi là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Hiện nay, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng lên do thời gian rỗi gia tăng khiến cho ngành du lịch cũng từ đó càng thêm phát triển. Khi đi du lịch, khách du lịch luôn là người sử dụng nhiều loại hình dịch vụ và hàng hóa. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch, du khách phải có phương tiện vật chất đầy đủ, nghĩa là họ phải có khả năng thanh toán cho các nhu cầu du lịch. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch thành thực tế. Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa của cộng đồng. Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng ược nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt.
Như bất kì các ngành sản xuất, sản xuất của các LNTT phục vụ du lịch cũng phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Vì vậy sự phát triển của nó trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Cần khẳng định rằng những sản phẩm thủ công truyền thống dù được yêu mến đến đâu nhưng nếu không có thị trường, không có nhu cầu về sản phẩm đó thì ngành nghề truyền thống cũng như các LNTT không thể phát triển được.
Dân cư thành thị và du khách nói chung là họ có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Do đó họ có nhu cầu du lịch cao và đòi hỏi các dịch vụ hết sức đa dạng.
Vì vậy, số lượng dân cư thành thị và du khách không những có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ những sản phẩm thủ công truyền thống mà còn là nảy sinh và phong phú thêm các dịch vụ khác ở làng nghề.
Theo khảo sát thực tế khách du lịch ở một số LNTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy, khách du lịch khi đến với LNTT thường với mục đích là tìm về với các giá trị văn hóa truyền thống: Muốn tìm hiểu cách sáng tạo và mua sản phẩm thủ công đặc trưng của mỗi làng nghề, tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quen với các nghệ nhân, muốn được tự tay tham gia vào quá trình sản xuất để được trải nghiệm. Hay muốn tìm hiểu những phong tục tập quán, các di tích lịch sử, đền thờ, miếu mạo …của mỗi làng nghề vừa có nét chung của văn hóa dân tộc, vừa có nét riêng độc đáo gắn với quá trình và đặc trưng sản xuất của làng nghề. Ngoài ra, còn có đối tượng du khách đến với LNTT vì mục đích học tập, nghiên cứu do nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành. Khách đến LNTT khá đa dạng, nhưng chiếm tỷ lệ cao là du khách từ các tỉnh thành và các trung tâm đô thị phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Khách thường đến đông hơn vào những ngày cuối tuần, các dịp nghỉ lễ tết hay vào những dịp lễ hội của làng nghề. Mỗi LNTT là một môi trường văn hóa, kinh tế- xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời có khả năng thu hút khách du lịch, làm phong phú thêm tài nguyên du lịch, phong phú thêm các hoạt động du lịch để hấp dẫn du khách góp phần vào mục tiêu phát triển chung. Có thể nói rằng, du lịch LNTT sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán, lễ hội, chiêm ngưỡng và mua sắm những sản phẩm thủ công truyền thống.
Tài nguyên du lịch LNTT bao gồm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, các di tích lịch sử - văn hóa gắn với hoạt động sản xuất của làng nghề; hệ thống đình, chùa; truyền thống văn hoá, lễ hội, phong tục tập quán của dân cư làng nghề. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của LNTT đều là sản phẩm của phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân. Vì thế các sản phẩm thủ công truyền thống vừa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc vừa mang tính đặc thù riêng của làng nghề.
Bài, ảnh: Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống
15:49 | 19/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ
10:17 | 12/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế
15:25 | 04/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0
09:35 | 02/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:09 | 22/03/2024 Nghiên cứu trao đổi
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
08:57 | 15/03/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam
14:18 | 07/03/2024 Nghiên cứu trao đổi
Lời kêu gọi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
15:14 Tin tức
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 Khởi nghiệp
Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án sản xuất hạt Mắc ca
10:43 Khuyến công
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 Khuyến nông
Khuyến công Ninh Thuận: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến chế biến táo sấy
10:42 Khuyến công