Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ
Với điều kiện thổ nhưỡng đa dạng, bao gồm đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa, và đất dốc tụ, nông dân tại Bình Dương có thể trồng và canh tác nhiều giống cây trồng khác nhau. Trong đó, đất xám và đỏ vàng phù hợp cho cây công nghiệp và cây ăn trái, đất phù sa lại là lựa chọn tốt cho việc trồng cây lương thực, rau, củ và cây ăn quả đặc sản chất lượng cao. Khí hậu ấm áp và độ ẩm cao với mùa mưa dài, cùng nhiệt độ trung bình luôn duy trì ổn định, cũng tạo nên môi trường lý tưởng cho sự phát triển của ngành trồng cây ăn quả tại địa phương.
Với lợi thế về nguồn nước của các con sông lớn như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé,… không chỉ cung cấp nguồn nước dồi dào cho các hoạt động sinh hoạt của cư dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi giúp ngành nông nghiệp phát triển. Tận dụng những tiềm năng sẵn có, khi triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Bình Dương đã và đang đóng góp nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, đa dạng và chất lượng cho quá trình phát triển bền vững của tỉnh cũng như cung ứng cho thị trường trong nước.
Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường Trực UBND tỉnh Bình Dương và ông Hồ Trúc Thanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan buổi Trưng bày sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh Bình Dương. |
Với các sản phẩm OCOP được công nhận từ năm 2021 đến nay chủ yếu thuộc các nhóm ngành nông sản, đồ uống và thực phẩm. Trong đó, có 93 sản phẩm 3 OCOP sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Nhóm ngành nông sản bao gồm: Mít ruột đỏ (Trang trại mít ruột đỏ Vũ Tăng Bình Dương); Quả bưởi da xanh, quả cam sành, quả quýt đường (HTX Nông nghiệp – Dịch vụ Thương mại Minh Hòa Phát); Bưởi đường lá cam (HKD Dương Văn Minh); Cam sành, quýt đường, cam xoàn (HKD Nguyễn Trung Thảo); Cam xoàn, quýt đường (HKD Lâm Thành Thanh); Bưởi da xanh (Trang trại Việt Thái); Bưởi da xanh, hồ tiêu (HKD Trang trại Nốt Sol);…
Nhóm ngành sản xuất đồ uống bao gồm: Nước yến bổ dưỡng, Vietnest Nước yến đường phèn, Vietnest Nước yến đông trùng hạ thảo (Chi nhánh Tân Uyên Công ty TNHH TM SX Yến sào Việt Nam); Trà linh chi đông trùng hạ thảo túi lọc gano, trà linh chi đông trùng hạ thảo hòa tan gano (HKD Trà linh chi đông Linh chi Trường Sinh); Rượu sâm cúc, rượu tỏi đen, cao tỏi đen (Công ty TNHH Thương mại Thực phẩm T.P); Cà phê rang xay nguyên chất (Hộ sản xuất kinh doanh Đăng Nguyễn); Trà dứa Ngọc Mai (Công ty TNHH MTV SX TM Trường Thọ);…
Nhóm ngành thực phẩm bao gồm: Lạp xưởng tươi cô giáo Phượng (HKD Bùi Phong Sơn); Trứng gà (HKD Đinh Ngọc Khương); Mật ong nguyên chất Tài
Lộc hương nhãn, mật ong nguyên chất Tài Lộc hương bạc hà, mật ong nguyên chất Tài Lộc hương cỏ kim (HKD Tài Lộc Hộ); Chả lụa Thắng Hảo (HKD Lê Văn Thắng); Tổ yến sào tinh chế (HTX Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ Yến sào Dầu Tiếng);…
Bình Dương đã có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm phẩm OCOP 4 sao. |
Trong đó, có một số sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP hạng 4 sao như: Ớt bằm, ớt bằm có tỏi, ớt sa tế, tương ớt Sriracha (Công ty TNHH Vị Hảo); Dưa lưới (Công ty CP Nông nghiệp U-I); Bưởi Da xanh (Cam sành); Cam sành (Công ty TNHH TNHH MTV Thịnh Thương); Rượu sâm cau thượng hạng, rượu tỏi đen táo đỏ (Công ty TNHH Thương mại Thực phẩm T.P).
Ngoài lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp, Bình Dương còn sở hữu nhiều mỏ đất quý như Kao-lanh, đất sét đỏ, đất sét vàng và các làng nghề truyền thống như Gốm Lái Thiêu, Sơn mài Tương Bình Hiệp và các làng nghề đan lát thủ công: mây tre đan, làm gốc, hàng trang trí nội thất làm từ cây tầm vông, cây tre,… và có nhiều nghệ nhân. Thế nhưng, Bình Dương chưa có nhiều sản phẩm thuộc nhóm nghề thủ công mỹ nghệ tham gia vào Chương trình OCOP.
Chia sẻ về định hướng triển khai chương trình OCOP trong thời gian tới, ông Văng Phước Hậu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương cho biết, những sản phẩm OCOP về nông sản, thực phẩm, đồ uống phản ánh đúng tiềm năng và lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng của vùng. Nhưng Bình Dương còn nổi tiếng với các làng nghề truyền thống, nên tỉnh đang tập trung chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia Chương trình OCOP cho các hộ làng nghề và nghệ nhân, kỳ vọng sẽ có thêm sản phẩm OCOP về thủ công mỹ nghệ, làng nghề được công nhận trong thời gian tới.
Đến nay, trên địa bàn cả nước đã ghi nhận nhiều sản phẩm OCOP hạng cao thuộc nhóm ngành đồ gốm, thủ công - mỹ nghệ. Trong đó, nổi bật có thể kể đến: Gốm men suối ngọc của HTX sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (Hà Nội); Chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (Hà Nội); Bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ, bát đĩa gốm sứ chim én hoa sen, bát đĩa gốm sứ rồng phượng, ấm chén gốm sứ chim én hoa sen của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (Hà Nội);… Đây đều là các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia với nhiều đánh giá tích cực từ người tiêu dùng. |
Tin liên quan
Tin mới hơn
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân