Bình Định: Vai trò hợp tác xã trong phát triển kinh tế tập thể
Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ trước năm 2001, toàn Bình Định chỉ có 288 HTX; trong đó chỉ 8 HTX hoạt động hiệu quả (chiếm tỉ lệ 0,03%). Đến cuối năm 2021, tất cả các HTX đã chuyển đổi hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012, tỉnh có 745 tổ hợp tác và 250 HTX, với khoảng 278.583 thành viên; trong đó 95 HTX hoạt động hiệu quả (chiếm tỉ lệ 38%), bao gồm 188 HTX nông nghiệp, 19 HTX tiểu thủ công nghiệp, 16 HTX vận tải và 27 Quỹ tín dụng nhân dân. Tổng số vốn hoạt động của các HTX trên đạt ngưỡng 3.334 tỷ đồng, tăng hơn 292% so với năm 2001. Doanh thu bình quân dao động khoảng 2,9 tỷ đồng/hợp tác xã, cũng tăng 126,2% so với năm 2001. Số lao động thường xuyên làm việc trong khu vực HTX ước tính khoảng 2.623 người, thu nhập bình quân của mỗi lao động đạt 52,84 triệu đồng/người, tăng hơn 29 triệu đồng so với năm 2001.
Hiện nay, địa phương có khoảng 57 HTX đã tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh; 17 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; 7 HTX với 11 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Các sản phẩm được công nhận đánh giá bao gồm: bánh tráng dừa, dầu dừa tinh khiết các loại của HTX nông nghiệp Ngọc An; mắm ruốc, cơm cá khô, ruốc khô, mực một nắng của HTX sản xuất kinh doanh hải sản Hương Thanh - Nhơn Lý; gạo sản xuất theo hướng hữu cơ của HTX nông nghiệp Ân Tín; Dưa các loại của HTX nông nghiệp II Nhơn Thọ, sản phẩm rau an toàn của HTX Nông nghiệp; HTX Nông nghiệp Mỹ Hòa Dầu Lạc; nước mắm của HTX sản xuất kinh doanh Hương Thanh.
Vườn canh tác dưa của HTX nông nghiệp II Nhơn Thọ
Sản phẩm OCOP bánh tráng dừa Tam Quan từ HTX nông nghiệp Ngọc An
Cũng trong Hội nghị ngày 9/11, tại thành phố Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Phi Long cho biết, KTTT Bình Định đã bước đầu thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, yếu kém kéo dài. Hoạt động của các thành viên trong HTX được xác định lại, phù hợp nhu cầu phát triển riêng biệt, loại bỏ những dịch vụ không hiệu quả, chú trọng đầu tư có chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cũng như chú trọng kinh tế hợp tác. Một số HTX đã mạnh dạn nghiên cứu thị trường, tiếp nhận sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án phát triển, từ đó tạo ra các dịch vụ, ngành nghề mới phục vụ nhu cầu sản xuất. Đặc biệt, khi tham gia vào OCOP, hầu hết các sản phẩm đạt chứng nhận của tỉnh đều khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, đồng thời góp phần nâng cao lợi ích kinh tế cho các tổ hợp tác, HTX thành viên. Đến nay, các HTX nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn đều thực hiện mô hình vừa quản lý, vừa điều hành. Đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng trẻ hóa và được tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm lượng, tăng chất. Phương thức hoạt động của các HTX ngày càng trở nên thiết thực, đa dạng và có hiệu quả.
Mộc góc gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các địa phương tại Bình Định.
Tuy nhiên, cũng theo ông Long, quá trình phát triển KTTT tại địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều hạn chế, các HTX vẫn còn rập khuôn, máy móc theo lối tư duy cũ. Số lượng HTX tuy nhiều nhưng quy mô nhỏ, đặc biệt nguồn vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh còn thấp, cơ sở vật chất ngày càng xuống cấp, lạc hậu. Bên cạnh đó, việc khôi phục các nghề truyền thống và du nhập, mở mang các ngành nghề mới, đẩy mạnh sản xuất nhằm giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng đời sống, tăng thu nhập cho người dân còn nhiều bấp cập.
Để thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, hưởng ứng Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/4/2021 về phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2025, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng cũng cho biết, các tổ chức, chính quyền, đoàn thể sẽ tiếp tục tăng cường đổi mới tuyên truyền, quán triệt, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền tự chủ, không can thiệp vào hoạt động hợp pháp của tổ chức KTTT, HTX, các cấp ủy, tổ chức Đảng cũng sẽ rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách mới, quy định liên quan đến KTTT, HTX; tạo môi trường thuận lợi, ổn định, bình đẳng giữa KTTT với các loại hình kinh tế khác. Ngoài ra, trong thời gian tới, Bình Định sẽ tập trung đẩy mạnh việc đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao liên doanh, liên kết của HTX thành viên, cải thiện hiệu quả trong phương thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bài, ảnh: Quỳnh Hoa
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống
15:49 | 19/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ
10:17 | 12/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế
15:25 | 04/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0
09:35 | 02/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:09 | 22/03/2024 Nghiên cứu trao đổi
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
08:57 | 15/03/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân