Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 37°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Bát Tràng xây dựng thương hiệu Làng nghề

LNV - Bát Tràng là làng nghề đầu tiên trong số hơn 2000 làng nghề ở Việt Nam đăng ký Thương hiệu cho địa phương mình. Thương hiệu “Gốm sứ Bát Tràng” qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, câu chuyện Thương Hiệu ở Bát Tràng vẫn còn nhiều trăn trở.

Hơn 10 năm Thương hiệu “Gốm sứ Bát Tràng”

Bát Tràng là làng nghề đầu tiên trong số hơn 2000 làng nghề ở Việt Nam đăng ký Thương hiệu cho địa phương mình. Thương hiệu “Gốm sứ Bát Tràng” qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, câu chuyện Thương Hiệu ở Bát Tràng vẫn còn nhiều trăn trở.

Những thành tựu

Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là làng nghề truyền thống với hơn 700 năm tuổi đời. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, Bát Tràng đã sản xuất ra nhiều sản phẩm độc đáo từ gốm sứ, như: men ngọc, hoa nâu, men rạn, hoa lam… Các sản phẩm gốm, sứ Bát Tràng đã đạt tới trình độ kĩ thuật chế tác cao, tính nghệ thuật và thẩm mỹ sâu sắc. Đề tài phổ biến trên các sản phẩm là hình rồng, phượng, thơ, câu đối, hoa văn; phản ánh thiên nhiên, đời sống tâm linh, sinh hoạt hàng ngày… qua con mắt và tâm hồn người thợ.

Từ 2002, các nghệ nhân Bát Tràng đã liên kết, cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng. Hiện tại xã Bát Tràng gồm 2 làng Bát Tràng và Giang Cao với hơn 1800 nhân khẩu. Nghề gốm của Bát Tràng không chỉ tạo công ăn việc làm trong xã mà tạo công ăn việc làm cho 4000 – 5000 lao động thường xuyên từ nơi khác đến.

Quá trình xây dựng và phát triển của xã Bát Tràng, đặc biệt là từ khi bước vào thời kì đổi mới (1986) đến nay luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Xây dựng thương hiệu “Gốm sứ Bát Tràng” luôn nằm trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế địa phương, liên tục được đầu tư, phát triển. Mô hình kết hợp sản xuất, trưng bày sản phẩm với phát triển du lịch, xuất khẩu tại chỗ nhằm quảng bá thương hiệu được áp dụng thành công và phát huy hiệu quả cao. Sản phẩm của làng nghề bắt đầu tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế và bước đầu được đón nhận. Người Bát Tràng cũng chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức, cộng nghệ sản xuất tiên tiến, cũng như từng bước áp dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh.

… và khó khăn

Mặc dù có những thành tựu đáng kể, nhưng xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề gốm sứ ở Bát Tràng vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Giá sản phẩm liên tục tăng do giá ga tăng là một trong những nguyên nhân cơ bản. Việc xây dựng các lò nung bằng ga là một bước tiến quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì gốm, sứ sử dụng lò nung ga cho màu đều, đẹp, bóng và bền hơn, lại không ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên với việc giá ga liên tục tăng, chiếm tới 55% số tiền đầu tư, nhiều hộ đã quay trở về với lò than truyền thống.

Bên cạnh đó đối thủ cạnh tranh của Bát Tràng là gốm sứ Trung Quốc với cách làm công nghiệp (dán đề - can thay vì vẽ tay) đang tràn ngập thị trường quốc tế, trong nước, với ưu thế về mẫu mã, giá rẻ. Một số hộ tham lợi trước mắt thậm chí còn tiếp tay cho hàng Trung Quốc xuất hiện ngay giữa làng thông qua việc bán hàng tàu dưới mác Bát Tràng.

Người tinh mắt có thể nhận ra sự khác biệt giữa sản phẩm công nghiệp và hàng thủ công. Sản phẩm kém chất lượng của Trung Quốc sau một thời gian sử dụng thường có một lớp cặn đen bên dưới (do sử dụng chì trong quá trình chế tác). Điều này sẽ gây mất niềm tin, ảnh hưởng đến thương hiệu Gốm sứ Bát Tràng. Việc đưa sản phẩm ra giới thiệu trên trường quốc tế còn nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, chủ yếu mang tính cá nhân, tự phát, và nhất là thiếu… tiền. Chi phí cho mỗi lần triển lãm ở nước ngoài khá lớn, thường 300 – 500 triệu/lần. Việc này vượt quá sức của phần đa các doanh nghiệp, hộ kinh doanh Bát Tràng. Trong khi việc tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng rất hạn chế. Việc cho vay để tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài là rất khó để thuyết phục được các ngân hàng. Quảng bá, bán hàng trực tiếp đã khó, nhưng việc “đánh bắt xa bờ” thông qua Thương mại Điện tử (TMĐT) cũng khó khăn không kém. Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã sớm nhận ra tầm quan trọng của TMĐT trong kinh doanh, nhưng việc ứng dụng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp có website từ trước năm 2003. Nhưng chỉ một thời gian là ngừng hoạt động do các website này không đem lại hiệu quả. Sự nghèo nàn về thông tin, thiếu cập nhật, quản lý kém, nền tảng công nghệ yếu… khiến cho các website chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin, giới thiệu trong khi yếu tố quan trọng nhất là khả năng giao dịch, bán hàng trực tuyến thì không có.

Là một sản phẩm thủ công truyền thống, được ghi nhận qua hàng trăm năm sử dụng cả trong và ngoài nước, Bát Tràng có nhiều thế mạnh để xây dựng thành công thương hiệu chung của làng nghề. Điều đó cần nhiều ngành, nhiều cấp và người Bát Tràng phải chung tay.

Với sự phát triển của các làng nghề nói chung và làng nghề Bát Tràng nói riêng hiện nay đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết lao động, việc làm cũng như nhiều vấn đề xã hội khác cho các địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt không chỉ ở trong nước mà còn tại thị trường nước ngoài, làng nghề cùng với các sản phẩm của mình đang đứng trước những thách thức để tìm cho mình một chỗ đứng. Hầu hết sản phẩm làng nghề đang gặp phải nhiều khó khăn, có sản phẩm xuất khẩu ra được một số thị trường nước ngoài nhưng còn rất nhỏ lẻ, phải mang thương hiệu nước ngoài, rất ít sản phẩm có thương hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế. Một trong những nguyên nhân chính là vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu chưa được quan tâm.

Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề nói chung:

Thứ nhất, mặc dù thương hiệu có vai trò rất quan trọng đối với làng nghề (LN) trong quá trình phát triển, thế nhưng thực tế tại nhiều LN hiện nay thì phần lớn các doanh nghiệp (DN), các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của nó. Nhiều người cho rằng các LN đã có truyền thống nên sẽ có người biết đến sản phẩm của LN mình nên việc xây dựng thương hiệu là thừa. Đây là quan điểm sai lầm bởi đơn cử như trường hợp của Làng nghề mây tre đan Phú Vinh. Với việc được hình thành, phát triển cách đây hàng trăm năm nhưng công tác quảng bá thương hiệu còn quá ít.

Nhiều địa phương hiện chưa chú trọng, chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm của LN; công tác quản lý còn lỏng lẻo, chồng chéo; người dân chưa có kỹ năng khai thác giá trị từ sản phẩm LN, từ du lịch LN, cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực du lịch tại các LN còn thiếu và yếu; môi trường nhiều LN bị ô nhiễm trầm trọng.

Thứ hai, đầu tư tài chính, nhân sự cho hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu còn nhiều hạn chế. Đây là tình trạng chung trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện tại. Đặc biệt với các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các LN phần lớn là các cơ sở nhỏ, hộ gia đình hoạt động manh mún, thiếu sự gắn kết nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn cũng như nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về quản trị thương hiệu.

Hầu hết các LN, các DN trong làng chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, không có kế hoạch dài hạn, thiếu đầu mối liên kết, phối hợp với tập thể. Phần lớn đều không chú trọng đến vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu. Tình trạng hàng giả, sao chép đã và đang xảy ra nhưng các LN và các DN LN vẫn chưa có biện pháp xử lý, phòng chống hiệu quả. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ của các cơ sở lại chưa thỏa đáng dẫn đến nhiều người, nhiều chuyên gia giỏi về thương hiệu không mặn mà với họ. Ngoài ra, phần lớn các cơ sở tại LN còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất, kinh doanh: nguyên liệu, mẫu mã sản phẩm, lao động, vốn, công nghệ, thị trường…

Thứ ba, nhiều LN chưa xây dựng và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu, chưa đăng ký bảo bộ nhãn hiệu dẫn đến sản phẩm không được đăng ký tên của chính cơ sở sản xuất mà phải mượn thương hiệu, bao bì của đơn vị khác khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Ví dụ như tại LN mây tre đan truyền thống Phú Vinh, qua điều tra, có đến 70% các cơ sở được hỏi trả lời họ không gắn gì trên sản phẩm. Chỉ có 20% các sản phẩm được gắn biểu trưng, ký hiệu hay hình vẽ và 10% có gắn tên gọi sản phẩm. Tuy nhiên việc đặt tên thương hiệu hay thiết kế các thành tố khác của thương hiệu như logo, slogan,… chưa được quan tâm, chỉ đơn thuần là những cái tên chung chung hoặc gắn với tên gọi của LN Phú Vinh.

Thứ tư, hoạt động quảng bá thương hiệu còn manh mún, thiếu bài bản. Các hoạt động diễn ra một cách tự phát, không có kế hoạch lâu dài dẫn đến hiệu quả không cao. Người tiêu dùng không ấn tượng, thậm chí không đọng lại được chút thông tin nào về thương hiệu sản phẩm, DN hay LN trong tâm trí mình. Việc quảng bá thương hiệu mới chỉ được quan tâm thực hiện bởi chủ yếu là các cơ sở có hoạt động kinh doanh XNK, có tiềm lực tài chính. Hàng năm, có rất nhiều hội chợ triển lãm, thương mại được tổ chức nhưng các sản phẩm LN tham gia còn rất ít, gian hàng thiết kế sơ sài, không bắt mắt, thiếu sự chuẩn bị nên không hấp dẫn được khách hàng, bạn hàng.

Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu LN

Về định hướng, phát triển thương hiệu LN rất cần sự hỗ trợ, cộng hưởng từ thương hiệu của LN và thương hiệu của bản thân các DN, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại LN. Khi tiến hành xây dựng thương hiệu tập thể LN không có nghĩa là các DN tham gia phải bỏ lại hoặc làm mờ nhạt thương hiệu của riêng mình mà sự kết hợp của cả thương hiệu riêng của DN và thương hiệu tập thể trong mô hình đa thương hiệu sẽ tạo ra sự tương tác và hỗ trợ qua lại tốt hơn. Thành công của thương hiệu chung sẽ phụ thuộc nhiều vào sự gắn kết, hợp sức của các cơ sở LN trong các bước từ giám sát chất lượng sản phẩm đến xây dựng chiến lược. Các cơ sở trong làng cần có ý nghĩ coi nhau là đối tác chứ không phải đối thủ cạnh tranh.

Nâng cao nhận thức về thương hiệu: Các LN cần phải thay đổi cách nhìn nhận về thương hiệu, xóa bỏ tư duy cho rằng thương hiệu không quan trọng. Việc liên kết giữa chính quyền địa phương với các cơ sở sản xuất kinh doanh của mỗi làng trong việc cập nhật, bổ sung các kiến thức về thương hiệu, nâng cao tay nghề là vô cùng cần thiết. Mở các lớp về sở hữu trí tuệ, mời các chuyên gia về thương hiệu nói chung cũng như sở hữu trí tuệ nói riêng để giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường nhận thức về thương hiệu, không vi phạm vào những quy định sở hữu công nghiệp, giúp LN tự bảo vệ mình trước sự xâm hại của các cơ sở khác.

Xây dựng và đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu: LN với các DN cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống nhận diện. Thống nhất tên thương hiệu cho LN, thiết kế và chuẩn hóa logo, xây dựng quy định chung sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu và thiết lập tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Bên cạnh đó, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh cũng cần tiếp tục đầu tư thiết kế và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho riêng mình.

Nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ thương hiệu: Một thương hiệu sẽ không được bảo vệ chắc chắn nếu nó không tự khẳng định được mình thông qua chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng hàng hóa, họ sẵn sàng tìm đến một thương hiệu khác nếu thương hiệu quen thuộc không làm họ hài lòng về chất lượng. Vì thế, việc cập nhật các công nghệ tiên tiến, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động cũng như kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm là những giải pháp không thể không thực hiện. Thương hiệu thể hiện trách nhiệm của LN truyền thống đối với sản phẩm cũng như sự tận tâm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối đa, còn những LN truyền thống không có thương hiệu thì dù có được những sản phẩm có chất lượng tốt thì cũng mới chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu của họ, chưa đủ để trở thành khách hàng trung thành với sản phẩm LN.

LN muốn làm ăn lâu dài và tồn tại bền vững thì cần phải có thương hiệu. Thương hiệu là tài sản của nhà sản xuất kinh doanh, là tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất, thương hiệu cũng cần được bảo vệ, nó là tài sản tuy vô hình nhưng có khả năng quyết định tới khả năng tồn tại và phát triển của đơn vị sản xuất kinh doanh.

Truyền thông thương hiệu và xúc tiến thương mại: Quảng cáo có thể được thực hiện trên các phương tiện nghe nhìn như truyền hình, đài phát thanh và đặc biệt là qua internet; trên các phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí, catalogue, tờ rơi,… Đặc biệt là hình thức quảng bá thông qua du lịch bởi du lịch đang trở thành một ngành dịch vụ rất quan trọng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, những nghệ nhân, thợ giỏi cần tham gia nhiều hơn vào các chương trình văn hóa xã hội, các sự kiện tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc được tổ chức hàng năm. Bên cạnh đó, cần tích cực hơn nữa để tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm. Tham gia hội chợ triển lãm cần có sự đầu tư bài bản, thiết kế và đầu tư cho gian hàng cũng như nhân sự tham gia, tránh sự sơ sài, mang lại cảm giác thiếu tin tưởng thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu cần có sự quan tâm, nghiên cứu từ khi bắt đầu sản xuất cho đến những chiến lược lâu dài, cần có sự hỗ trợ đồng bộ của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và đặc biệt là các chuyên gia trong việc tư vấn xây dựng, phát triển thương hiệu như TP. Hà Nội đã triển khai trong thời gian qua. Chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện để người dân vay vốn mở rộng sản xuất, đồng thời mở các lớp đào tạo nghề. Hàng năm, cần tổ chức gặp mặt các DN, nghệ nhân nhằm tìm hướng đi, tìm thị trường cho LN. Có thể hình thành nơi trưng bày hàng hóa tập trung nhằm giao dịch, trưng bày, bán buôn, bán lẻ với đầy đủ chủng loại hàng hóa của LN như mô hình chợ LN. Đây là con đường nhanh nhất để sản phẩm sản xuất ra có thể tiếp cận với khách du lịch, với các nhà kinh doanh trong nước và nước ngoài. Kinh nghiệm thực tiễn thành công là làng gốm cổ Bát Tràng đã hình thành chợ gốm, thu hút hàng trăm ngàn khách từ trong nước và nước ngoài tới tiếp cận với sản phẩm gốm Bát Tràng.

Xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với các LN. Thương hiệu một khi đã có tiếng tăm, uy tín nhất định ở thị trường trong và ngoài nước chắc chắn sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của LN, của xã hội.

Hà Văn Lâm
Trưởng ban Đại diện Làng nghề gốm Bát Tràng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Tin khác

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

LNV - Nghề thủ công truyền thống của các tộc người là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, qua việc nghiên cứu cũng chính là sự bảo lưu và phát triển bản sắc văn hóa của họ trong cuộc sống hiện đại, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất những giá trị nhân văn cùng những tinh hoa của văn hóa tộc người, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong đó có các nghề thủ công truyền thống của người Mường Tân Lạc - Hòa Bình.
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

LNV - Ngay từ năm 1958, sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được chọn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Trong suốt thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủ công chỉ bó hẹp trong các nước Xã hội chủ nghĩa. Đến thời kỳ đổi mới và gỡ bỏ cấm vận, các sản phẩm thủ công mới có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với các nước Âu, Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công tăng lên nhanh chóng, và nhiều chủng loại mặt hàng mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khai quật khảo cổ 3 địa điểm di tích Trường Lũy Bình Định

Khai quật khảo cổ 3 địa điểm di tích Trường Lũy Bình Định

LNV - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương vừa ký Quyết định số 1419, cho phép Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ khai quật khảo cổ tại 3 địa điểm của di tích Trường Lũy Bình Định thuộc huyện An Lão
Chuyện đũa tre của người Tày

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc
Xã Xuân Lôi tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Xuân Lôi tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Sau hơn 1 năm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, xã Xuân Lôi (Lập Thạch) tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí NTM kiểu mẫu với 3 ti...
Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na

LNV - Huyện Vân Canh tổ chức sự kiện Văn hóa – Du lịch năm 2025 từ ngày 30/5 đến 1/6/2025 và tiến hành lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng 3, Chiêng 5, Trống K’toong của dân tộc Chăm Hroi để bảo tồn, phát huy giá trị của
Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.
Giao diện di động