Bảo tồn và phát triển làng mây tre đan Bao La
Từ 600 năm trước, ở làng Bao La hình thành nghề thủ công truyền thống mây tre đan. Giai đoạn sơ khai, làng nghề chủ yếu sản xuất các dụng cụ mây tre phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại địa phương; chủ yếu gồm các sản phẩm như rổ rá, giần sàng… Khắp làng, tất cả các hộ đều đan lát. Chưa có đầu tư bài bản nên số lượng sản phẩm cầm chừng.
Giai đoạn 2000-2006, số hộ đan lát ở Bao La đột ngột giảm mạnh do giá sản phẩm quá thấp. Mặt khác, có sự xuất hiện những công việc thu nhập cao hơn như xây dựng, may mặc trong nhà máy… khiến nhiều người bỏ nghề đan lát.
Sản phẩm mây tre đan bao la |
Nhằm bảo vệ và thúc đẩy nghề đan phát triển trở lại, năm 2007, Hợp tác xã (HTX) Mây tre đan Bao La đã ra đời. Nhận thấy nếu chỉ xoay quanh rổ rá, giần sàng sẽ khó lòng phát triển làng nghề, ông Võ Văn Dinh, Giám đốc HTX quyết định chuyển sang làm đồ mỹ nghệ dựa trên nguyên liệu tre truyền thống.
Với sự hỗ trợ của địa phương trong việc xây dựng nhà trưng bày, khu đất làm xưởng, hành trình đổi mới sản phẩm của làng Bao La bắt đầu từ đầu năm 2009. Ông Dinh khẳng định: “Muốn phục hồi làng nghề thì cần có sự mới lạ, độc quyền chỉ có ở địa phương mình thì mới có chỗ đứng và bán được sản phẩm. Từ đó, bà con sẽ hứng thú để quay lại nghề”.
Hướng đến đồ mỹ nghệ trang trí trong nhiều không gian khác nhau, ông Dinh cho những người thợ có kỹ năng thiết kế trực tiếp phác thảo các mô hình. Nguyên liệu tre cứng chắc đã trở nên uyển chuyển khi được tạo hình cho chiếc đèn chùm, bộ lư hương, chiếc đèn dạng vỏ ốc cong cong… Từ đó, hàng chục mẫu đèn được áp dụng cho không gian khách sạn, nhà hàng đến nhà cổ, nhà vườn. “Chúng tôi đã có nhiều thợ giỏi nhưng mỗi năm đều phải tìm thêm các nhân tố mới. Chính lớp trẻ mới là tương lai sau này cho nghề. Người thợ lâu năm cần duy trì tốt kỹ năng và tận tình truyền lại kinh nghiệm cho con cháu…”, ông Dinh bày tỏ.
Đầu tháng 5, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận làng nghề Mây tre đan Bao La là điểm du lịch mới của tỉnh. Kể từ đây, điểm dừng chân Bao La đã có mặt trong bản đồ du lịch chung, mở ra cơ hội phát triển, tăng thêm nguồn thu nhập cho làng. Chỉ cách trung tâm Huế khoảng 12km, hệ thống giao thông đến làng Bao La dần khang trang hơn. Hằng tuần đều có một vài đoàn du khách, trong đó có các nhóm học sinh, sinh viên ghé thăm. “Chúng tôi bố trí một phòng trải nghiệm làm nghề đan ngay trong khu vực sản xuất. Tại đó, các sản phẩm truyền thống mang dấu ấn của làng sẽ được những anh em thợ lành nghề hướng dẫn du khách cùng làm. Đa số du khách nhỏ tuổi hứng thú với những món đồ nhỏ bé, mang tính kỷ niệm, trưng bày”, ông Dinh cho hay.
Quyết định công nhận điểm du lịch chỉ mới có hơn một tháng qua, ông Dinh đã nghĩ đến hướng mở rộng, liên kết cho làng Bao La: Xây dựng một nhà trưng bày sản phẩm được thiết kế bằng tre hoạt động song song với ngôi nhà trưng bày hiện tại; mở không gian ăn uống, nghỉ ngơi khép kín cho du khách trong thời gian trải nghiệm nghề đan; phối hợp tạo tour liên kết với điểm du lịch cộng đồng làng Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền) cách làng Bao La 10km… Đó là ba trong nhiều hạng mục của kế hoạch được vạch ra.
Những tưởng không còn ai theo nghề nhưng nay, công việc bên bó tre, cái dùi, con dao đã thu hút 130 thợ cùng làm, trong đó có 70 người làm việc tập trung, nhóm còn lại nhận hàng về làm tại nhà. Mỗi tháng, mức thu nhập trung bình một người thợ nhận được khoảng 5 triệu đồng, chưa tính những giai đoạn làm tăng ca hoặc tùy khả năng mỗi thợ mà mức lương thực nhận sẽ cao hơn.
16 năm phát triển, HTX đã có hơn 500 sản phẩm mang dấu ấn riêng của làng nghề Bao La. Sau mỗi năm, bộ sưu tập sản phẩm lại có thêm khoảng 30 mẫu thiết kế mới, có tính ứng dụng cao, đồng thời bán ra thị trường gần 100 nghìn sản phẩm. Ngày càng có nhiều dòng sản phẩm gia dụng hiện đại mới ra đời, nghề đan lát mây tre Bao La vẫn tìm được lối đi riêng cho mình. Ngoài tính bền bỉ, thẩm mỹ của từng sản phẩm thì sự quyết tâm, sáng tạo của người thợ là yếu tố quan trọng, quyết định tính bền vững của một nghề xưa.
Tin liên quan
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Độc Đáo nghề dát vàng quỳ ở Kiêu Kỵ
10:14 | 20/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức