Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa

LNV - Gốm Biên Hòa vừa có giá trị nghệ thuật lại vừa có giá trị sử dụng cao. Sự hòa quyện tài tình giữa đất, nước và lửa đã tạo nên những sản phẩm gốm Biên Hòa đặc trưng bản sắc, điểm tô cho văn hóa Việt.
Lịch sử nghề gốm sứ của Việt Nam có từ hơn 10.000 năm trước, từ thời tiền sử, thời đồ đồng, thời Lý, Trần… Đến nay, gốm sứ đã đạt những đỉnh cao về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Nhiều trung tâm gốm sứ đã hình thành trong cả nước với những sản phẩm đặc trưng riêng như gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Bàu Trúc, Bình Dương, Vĩnh Long, Đồng Nai…

Khác với sự hình thành từ rất sớm của các dòng gốm ở khu vực Bắc bộ, đầu thế kỷ 20, gốm Biên Hòa ra đời - nhờ sự kết hợp hài hòa từ kỹ thuật chế tác của gốm bản địa, tiếp thu kỹ thuật tạo tác của gốm Cây Mai (Sài Gòn - Chợ Lớn) và kỹ thuật làm gốm cổ của người Hoa. Năm 1903, người Pháp cho xây dựng trường dạy nghề tại Việt Nam, với tên gọi quen thuộc là Trường Bá nghệ Biên Hòa - ngôi trường dạy nghề, đào tạo mỹ thuật đầu tiên và duy nhất ở khu vực Nam bộ, nay là Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai. Từ cái nôi này, cái tên gốm Biên Hòa đã nhanh chóng nổi tiếng và được vinh danh trên trường quốc tế.

Nghệ nhân Hoàng Ngọc Hiến (Ban Mỹ thuật, Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai) thực hiện tượng gốm con rồng để phục hồi trên di tích chùa Ông.
Nghệ nhân Hoàng Ngọc Hiến (Ban Mỹ thuật, Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai) thực hiện tượng gốm con rồng để phục hồi trên di tích chùa Ông.

Với đặc điểm nổi bật trong kỹ thuật khắc chìm và phối men nhiều màu trên sản phẩm gốm sành xốp lửa trung, kết hợp giữa trang trí và hội họa trên gốm. Từ những thể nghiệm sáng tạo đầu tiên trong sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống của gốm bản địa và kỹ thuật gốm phương Tây, gốm Biên Hòa đã nhanh chóng khẳng định ưu thế độc lập và xu hướng riêng. Cùng với gốm Lái Thiêu (Bình Dương) và gốm Cây Mai (Sài Gòn), gốm Biên Hòa đã góp phần đánh dấu một giai đoạn phát triển của nghệ thuật gốm Việt Nam mang phong cách Nam Bộ trong giai đoạn cận - hiện đại. Và cho đến ngày nay, gốm Biên Hoà trải qua hàng trăm năm lúc thăng, lúc trầm vẫn tiếp tục tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ, gia dụng phục vụ nhu cầu đa dạng của cuộc sống hiện đại, đáp ứng cả thị trường trong và ngoài nước. Nhiều sản phẩm gốm Biên Hoà đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm hơi thở đương đại từ những đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân gốm, đem đến những giá trị mới cho một dòng gốm truyền thống độc đáo của vùng đất phương Nam.

Một số công trình nghệ thuật sử dụng chất liệu gốm Biên Hòa lưu dấu thời gian như: mái tiền đình Công trình kiến trúc Đình Tân Lân tọa lạc ở phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa. Đó là những mảng trang gốm với nhiều cảnh trí, hàng trăm tượng người, vật, bằng gốm sứ men xanh thể hiện các điển tích của văn hóa Á Đông như: Lưỡng long tranh châu, Lý ngư hóa long, Bát tiên quá hải, Quan Công phò thị tẩu, Múa hát cung đình, Nhật, Nguyệt… Các tượng được các nghệ nhân tài hoa thể hiện một cách sống động, qua bao thời gian vẫn vẹn nguyên sắc màu, đường nét; Di tích Đài kỷ niệm, còn gọi là Đài Chiến sĩ, ở phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa là công trình kiến trúc đặc sắc mô phỏng theo kiểu ngọ môn Huế thời nhà Nguyễn. Công trình có hai trụ đá với những mảng trang trí tinh tế. Trên thân trụ đá có câu đối chữ Hán được thực hiện công phu bằng màu sắc hài hòa. Bên chân hai trụ có hình tượng lân chầu bằng gốm. Bốn góc chân đài có hình ảnh của tượng rồng làm bằng gốm men xanh Biên Hòa tỏa xuất ra bốn hướng; Di tích Nhà hội Bình Trước ở phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa có kiến trúc khá độc đáo, được xây dựng bởi những nghệ nhân về nghề xây dựng, gốm Biên Hòa. Một trong những nét nổi bật của di tích này là những mảng trang trí bằng gốm nghệ thuật, những bức phù điêu gồm với đề tài truyền thống xã hội Việt Nam được thực hiện công phu, sắc sảo...

Sản phẩm gốm Biên Hòa rất đa dạng về thẩm mỹ bởi cách thể hiện và tài hoa của mỗi nghệ nhân là khác nhau. Có người ảnh hưởng từ nghệ thuật gốm ngoài Bắc, có người Hoa người Khơ me ở tứ xứ nên làm gốm càng đa dạng hơn từ các hoa văn, hình ảnh.

Mặc dù đã có nhiều công nghệ mới ra đời nâng cao hơn nghệ thuật sản xuất gốm nhưng đối với các nghệ nhân gốm, họ vẫn luôn giữ lại cách làm gốm thủ công truyền thống sáng tạo ra những tác phẩm mang hồn cốt của gốm Biên Hòa xưa. Gốm mỹ nghệ Biên Hòa ngày nay dù sáng tạo nhiều kiểu mẫu màu sắc so với trước đây nhưng màu men luôn giữ được nét đặc trưng của gốm Biên Hòa xưa. Tuy nhiên, việc cải tiến công nghệ sản xuất, chuyển đổi kỹ thuật nung gốm từ lò củi sang lò ga nhằm bảo vệ môi trường cũng mang lại nhiều khó khăn cho các cơ sở gốm đen, các cơ sở sản xuất mất rất nhiều thời gian để điều chỉnh kỹ thuật làm sao sản phẩm gốm làm ra vẫn giữ được nét đặc trưng của gốm nung củi và thuyết phục được sự hài lòng của khách hàng.

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa

Xưa, gốm Biên Hòa đẹp về kiểu dáng, họa tiết và cả chất men. “Đặc biệt, chất men ở gốm Biên Hòa có nét độc đáo riêng, không giống như những địa phương khác. Độ lửa, chấm men và kỹ thuật khắc đã làm nên sự hấp dẫn kỳ lạ cho gốm Biên Hòa. Chỉ tiếc rằng, các kỹ thuật men truyền thống như trắng tàu, đỏ đá và đặc biệt là men xanh trổ đồng và loại gốm đất đen ở Biên Hòa xưa giờ đây đang có nguy cơ bị mai một, rất cần được tập hợp, nghiên cứu và lưu giữ. Làm cách nào để phục hồi, một khi những nghệ nhân am tường kỹ thuật chế tác cũng mất đi?”, GS Nguyễn Đức Lân tâm tư.

Cùng với sự phát triển của xã hội, các lò gốm công nghiệp - sản xuất với quy mô hàng loạt đi kèm với giá cả cạnh tranh - xuất hiện, trở thành "đối thủ nặng ký" với các xưởng gốm thủ công mỹ nghệ. Nhiều cơ sở làm gốm Biên Hòa chuyển đổi sang chỉ làm chậu, đôn, khạp... Nghệ nhân gốm Biên Hòa cũng dần chuyển nghề. Có người làm công nhân ở các nhà máy, người thì chạy xe... Chỉ còn số ít người bám trụ vì tình yêu gốm hoặc vì nghề gia truyền. Theo Hiệp hội Gốm Mỹ nghệ Đồng Nai, năm 2000, gốm mỹ nghệ Biên Hòa có hơn 300 cơ sở làm nghề; thì những năm gần đây chỉ còn chưa đầy 40 cơ sở với doanh thu khá khiêm tốn.

Theo một số cơ sở sản xuất, gốm mỹ nghệ là ngành nghề truyền thống lâu đời thể hiện văn hóa, lịch sử và con người Đồng Nai. Do đó để bảo tồn phát triển nghề gốm cần xác định gốm mỹ nghệ là ngành nghề được ưu tiên khuyến khích đầu tư phát triển. Để vực dậy gốm Biên hòa cần có sự chung tay của chính quyền địa phương với nhiều chính sách hợp lý cùng những người có tâm huyết với nghề gốm.

Năm 2017, để bảo tồn phát triển nghề gốm Biên Hòa, tỉnh đã thành lập Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh tại phường Tân Hạnh để các cơ sở gốm di dời vào nhằm thuận lợi hơn cho việc sản xuất kinh doanh và quảng bá gốm Biên Hòa.

Ngoài chế tác đá, sự tồn tại của nghề gốm là minh chứng cho giá trị văn hóa địa phương trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Biên Hòa. Ngày 26/6/2019, nghề gốm mỹ nghệ Biên Hòa chính thức UBND tỉnh công nhận là nghề truyền thống và là nghề truyền thống duy nhất trên địa bàn tỉnh được công nhận cho đến thời điểm này.

Bên cạnh sự quan tâm tạo điều kiện của nhà nước, các cơ sở, doanh nghiệp gốm cần áp dụng công nghệ sản xuất phù hợp, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo các tiêu chí về môi trường. Song song đó chủ động nghiên cứu, nâng cao giá trị, đa dạng mẫu mã các sản phẩm gốm, có phương án để giữ chân các nghệ nhân, đào tạo lao động, tăng cường các chương trình, hoạt động quảng bá thương hiệu… để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao thu nhập, đời sống người lao động. Và hơn hết là bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc gốm Biên Hòa – Đồng Nai. Hy vọng trong tương lai, làng gốm Biên Hòa sẽ tìm lại được hồn gốm của một làng nghề thời hoàng kim.

Bình Nguyên

Tin liên quan

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh

Tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh

LNV - Tuần văn hóa, du lịch “Gốm và Làng nghề truyền thống Bắc Ninh năm 2025” với chủ đề “Tinh hoa Gốm Việt” sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 6-2025 (từ ngày 18 đến 22-6) tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh.
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.

Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Diện mạo bản làng đổi thay rõ nét khi hạ tầng cơ sở được hoàn thiện, đời sống người dân nâng cao và các giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy.
Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

LNV - Ngày 26/6/2025, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định công nhận Làng nghề trồng cây hoa đào thôn 4 và thôn 5 thuộc xã Gia Lâm. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình nỗ lực giữ gìn và phát triển một nghề đặc trưng của địa phương, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn gắn với sản phẩm đặc sản và văn hóa Tết cổ truyền.
Giao diện di động