An Giang: Chương trình tín dụng ưu đãi thúc đẩy phát triển làng nghề
Làng nghề mộc thị trấn Mỹ Luông được thành lập năm 2006, tập trung nhiều ở khóm Thị 2, còn lại nằm rải rác ở các khóm khác. Thời điểm đó, làng nghề có 615 hộ, 965 lao động tham gia sản xuất, thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, tổng số hộ trong làng nghề tăng lên 825 hộ với 1.200 lao động. Với lực lượng lao động sẵn có tại địa phương, tự chủ động về thời gian, lao động thu nhập ổn định mỗi tháng từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Nghề mộc tại đây làm ra bình quân 1.600 sản phẩm/tháng, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại các tỉnh ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ, doanh thu ước đạt 32 tỷ đồng/năm. Làng nghề luôn cải tiến mẫu mã, kiểu dáng đẹp mắt, vừa đẹp vừa bền, đáp ứng thị hiếu khách hàng.
![]() |
Ông Đặng Văn Huynh (phụ trách Tổ vay vốn khóm Thị 2) cho biết, toàn khóm có 3 tổ vay vốn, mỗi tổ quản lý 50 hộ. Thời gian qua, riêng tổ của ông có 14 hộ được vay vốn, từ 30 - 50 triệu đồng/hộ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. “Dự án cho vay giải quyết việc làm đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất khá hiệu quả. So trước đây, từ khi được tiếp cận nguồn vốn, làng nghề phát triển càng hưng thịnh. Hầu như để duy trì sản xuất, hộ nào cũng cần “tiếp sức” về vốn để đầu tư máy móc, vật liệu…
Tuy số tiền không lớn, nhưng là điều kiện xoay sở lúc cần thiết. Bỏ qua giai đoạn dịch COVID-19, các cơ sở mộc ngày càng ổn định. Sản phẩm làm ra nhiều nhất là tủ, bàn, ghế, giường nằm, nội thất trang trí… Mỗi cơ sở có quy mô ít nhất rộng 300m2, giải quyết việc làm tối thiểu từ 7 - 10 lao động” - ông Huynh chia sẻ.
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Mỹ Luông Huỳnh Thành Phương thông tin, thời gian qua, các chính sách về đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất; vốn vay; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa và các hoạt động xúc tiến thương mại đối với làng nghề được triển khai kịp thời.
Các cơ sở, hộ sản xuất - kinh doanh mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ vào một số khâu sản xuất quan trọng nhằm làm giảm chi phí, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, bao bì, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo điều kiện phát triển nhiều dịch vụ hỗ trợ khác, tạo thêm việc làm cho người dân nông thôn. Địa phương đăng ký xây dựng 2 cổng và 2 biển quảng bá làng nghề.
![]() |
Tại xã Long Giang, làng nghề đan đát Long Giang qua gần 100 năm tuổi vẫn giữ nguyên nét truyền thống. Ông Đinh Hùng Cường (tổ trưởng làng nghề) cho biết, làng nghề hiện có khoảng 130 hộ tham gia sản xuất, giải quyết việc làm hơn 450 lao động. Với sự linh hoạt thích ứng hiện đại, làng nghề đan đát xã Long Giang có sự chuyển mình để tiếp tục phát triển ổn định. Ngoài sản phẩm truyền thống, một số hộ nay còn làm thúng, xề, rổ, mẹt… theo kích thước nhỏ phục vụ đơn hàng bán cho khách du lịch.
Những sản phẩm này làm tỉ mỉ hơn, công phu hơn và giá bán cao gấp nhiều lần sản phẩm thông thường. Các thành viên trong làng nghề còn tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thông qua đầu mối các hội, đoàn thể ở địa phương để nâng nguồn lực đầu tư, tăng vốn nhập nguyên liệu, mở rộng sản xuất.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Chợ Mới có 12 làng nghề được công nhận theo tiêu chí của UBND tỉnh. Trong đó, có 9 làng nghề truyền thống và 3 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút trên 3.300 hộ sản xuất và giải quyết việc làm cho gần 8.000 lao động. Các làng nghề từ khi được công nhận, tốc độ phát triển sản xuất - kinh doanh ngày càng tăng cao, giữ vai trò tích cực trong việc phát triển ngành nghề truyền thống, góp phần trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
![]() |
Để tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển ổn định, những năm qua, UBND tỉnh đã quan tâm và chỉ đạo đầu tư các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng cho làng nghề. Trong đó, đầu tư nâng cấp điện 3 pha cho các hạng mục công trình của làng nghề; đầu tư tuyến đường vào làng nghề để vận chuyển hàng hóa thuận lợi...
Đồng thời, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề, như: Mộc Long Điền A, mộc Mỹ Luông, đan đát Long Giang, nón lá Hội An, đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp... Bên cạnh việc mở các lớp dạy nghề nâng cao tay nghề cho lao động thủ công, huyện còn hỗ trợ cho làng nghề về nhiều mặt, như: Vay vốn sản xuất, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ trong việc quảng bá sản phẩm ở các kỳ hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh.
Đầu năm 2023 đến nay, tổng nguồn vốn vay giải quyết việc làm hơn 60,2 tỷ đồng, hỗ trợ cho vay 285 dự án với số tiền trên 12,6 tỷ đồng, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho 285 lao động nhàn rỗi tại địa phương. Đặc biệt, nguồn vốn đã góp phần phục hồi một số nghề truyền thống và phát triển một số nghề mới, như: Sản xuất dây keo (xã Mỹ Hội Đông), đan đát (xã Long Giang), đóng thuyền ghe (xã Mỹ Hiệp), nghề mộc (xã Long Điền A, Long Điền B, thị trấn Mỹ Luông), chằm nón lá (các xã: xã Hòa Bình, Hội An, Mỹ An)…
Tin liên quan

Chủ tịch nước thăm xã nông thôn mới nâng cao Vĩnh Tế ở An Giang
10:29 | 21/08/2023 Nông thôn mới

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối
08:52 | 16/08/2023 Khởi nghiệp

Làng nghề thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện Diễn Châu
14:21 | 19/07/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:09 | 04/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống
10:13 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa
09:27 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về nhà thơ có đôi "bàn tay vàng" và những tác phẩm chân dung gò đồng "độc bản" có một không hai
10:18 | 30/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống
15:40 | 29/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề rượu Quán Đế nổi tiếng xứ Nẫu
09:29 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rực rỡ tăm hương Quảng Phú Cầu
09:07 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Về làng nghề trầm hương nổi tiếng ở Phúc Trạch
08:08 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
13:56 | 25/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nhớ mãi canh măng mực Bát Tràng
09:00 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Những nghệ nhân sinh vật cảnh tạo hàng "siêu phẩm" có giá trị kinh tế cao
08:58 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
10:55 | 22/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

(Hoàn Kiếm) Triển lãm gốm Bát Tràng cùng gốm Đông Hòa
14:33 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

( Long Biên) Khai mạc triển lãm Chung một sợi dây
13:50 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì
22:00 | 16/11/2023 OCOP

Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chi hội Khoa học lịch sử quân sự Thành phố Hải Phòng, chặng đường 30 năm xây dựng, hoạt động và phát triển
14:23 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ nghề trang phục truyền thống Dao tiền làng Khuổi Hoa
14:00 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:09 Làng nghề, nghệ nhân

Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững
10:28 OCOP

CLB thơ Việt Nam chi nhánh huyện Tam Nông (Phú Thọ): Góp phần xây dựng đời sống văn hoá mới
10:28 Văn hóa - Xã hội

Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
10:28 Kinh tế

Hải Dương: Trang trại nuôi ốc nhồi hiệu quả kinh tế cao
10:28 Kinh tế










