Làng nghề - Nhìn lại và đi tới…
Nhìn ở góc độ lợi thế của 7 vùng sinh thái, sản vật phong phú của nông nghiệp, nông thôn, tinh thần vượt khó và khéo tay hay làm của người dân, thì kết quả như trên chưa xứng tầm với tiềm năng, lợi thế phát triển, sự mong đợi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và hội nhập toàn cầu của Việt Nam.
Tuy nhiên, khách quan và tĩnh tâm nhìn lại, trong mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta thì kinh tế làng nghề còn nhiều vấn đề bất cập như những rào cản phát triển như: quy hoạch, đất đai, ô nhiễm môi trường, thiếu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Cùng với khó khăn trên còn là năng lực tiếp cận khoa học công nghệ, vốn và hỗ trợ tài chính của nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu… Vượt lên những khó khăn đó, kinh tế làng nghề đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển đất nước, giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Làng nghề là một lực lượng lớn trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Dấn sâu vào kinh tế thị trường, làng nghề, sản phẩm làng nghề đang có bước chuyển dịch mạnh mẽ về tư duy và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất từ trang trí, làm đẹp sang trọng giá trị sử dụng, giá trị sinh lời, phù hợp với biến động thị trường, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Làng nghề, sản phẩm làng nghề tiếp tục song hành với ngành du lịch, nâng tầm và lan tỏa hình ảnh con người, văn hóa, tính “chân – thiện – mỹ” và khát vọng vươn xa của dân tộc Việt Nam - Với tinh thần đó và trước thềm Xuân 2023 - chúng ta có quyền hy vọng nhiều hơn vào sự phát triển mạnh mẽ làng nghề Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Khó khăn, thách thức đã nói khá nhiều, nhưng năng lượng nào cho làng nghề, sản phẩm làng nghề phát triển bền vững? Câu trả lời và giải pháp đã được không ít các nhà lãnh đạo, quản lý ngành, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của người nông dân đã nêu ra khá đầy đủ như: Chính quyền các địa phương cần quan tâm lắng nghe, chỉ đạo để phát triển kinh tế làng nghề lành mạnh; quan tâm phát triển kinh tế hợp tác để liên kết sản xuất giúp giải quyết các khó khăn của nhân dân. Việc quan trọng nhất trong những năm tới là quy hoạch và phát triển vùng, nguồn nguyên liệu, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất, trong đó, quản lý mã vùng, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu phải đạt chuẩn ngay từ đầu vào đối với trục hàng hóa xuất khẩu của làng nghề.
Các cơ quan quản lý Nhà nước, cần tách biệt giữa ngành nghề ở nông thôn với các làng nghề truyền thống để từ đó hoạch định lại các khâu trong liên kết, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm và ngành hàng; có cơ chế chính sách để giúp nhân dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu… định hình được hướng đi phù hợp. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và cạnh tranh xuất khẩu thì bất cứ quốc gia riêng rẻ hoặc thị trường chung các khối, liên hiệp quốc gia đều tăng quyền bảo hộ, dựng lên “hàng rào thương mại” để bảo vệ lợi ích của mình – Vì thế, không gian càng hẹp thì chính sách đối với làng nghề, lao động làng nghề và sản phẩm làng nghề phải càng “tinh”.
Các doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục tìm kiếm thị trường, ban hành quy trình, quy chuẩn đối với từng loại hình, dòng sản phẩm theo ký kết hợp đồng mà ở đó, doanh nghiệp vừa là tổ chức thu mua hàng của làng nghề, vừa là tổ chức bán hàng. Doanh nghiệp và làng nghề phải là một cặp như “đũa có đôi”; do vậy, việc đầu tư nguồn lực tài chính, đào tạo nghề và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm để thích ứng với nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu – Đó là con đường hai chiều dẫn doanh nghiệp đến thành công.
Đối với làng nghề, vấn đề là “làm mới” sản phẩm đảm bảo quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, hàng hóa tiêu dùng mang đầy đủ trách nhiệm kinh tế, xã hội và môi trường. Đứng trước việc “làm mới” đó, người lao động còn mang theo tâm lý cũ, cách làm cũ, phương tiện cũ…thì chắc chắn không thành công! Do vậy, phải bồi bổ, trọng dụng các nghệ nhân, thợ lành nghề truyền, dạy nghề cho lớp trẻ. Ủng hộ lớp trẻ là ủng hộ tương lai, là chung tay xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, áp dụng kỹ thuật hiện đại tiên tiến. Đồng thời phát triển mạnh trang thông tin điện tử là địa chỉ tin cậy tuyên truyền chính sách, là diễn đàn cho các doanh nghiệp hội viên, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, đối tác đầu tư.
Năm 2022 đã qua, chúng ta cần nhìn lại chính mình. Xuân 2023 đang đến, hối thúc chúng ta đi tới bằng niềm tin và quyết tâm hành động, cho làng nghề phồn thịnh, văn minh.
Bài và ảnh Hoàng Trọng Thuỷ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 | 09/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân