Làng nghề - Nhìn lại và đi tới…
Nhìn ở góc độ lợi thế của 7 vùng sinh thái, sản vật phong phú của nông nghiệp, nông thôn, tinh thần vượt khó và khéo tay hay làm của người dân, thì kết quả như trên chưa xứng tầm với tiềm năng, lợi thế phát triển, sự mong đợi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và hội nhập toàn cầu của Việt Nam.
Tuy nhiên, khách quan và tĩnh tâm nhìn lại, trong mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta thì kinh tế làng nghề còn nhiều vấn đề bất cập như những rào cản phát triển như: quy hoạch, đất đai, ô nhiễm môi trường, thiếu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Cùng với khó khăn trên còn là năng lực tiếp cận khoa học công nghệ, vốn và hỗ trợ tài chính của nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu… Vượt lên những khó khăn đó, kinh tế làng nghề đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển đất nước, giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Làng nghề là một lực lượng lớn trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Dấn sâu vào kinh tế thị trường, làng nghề, sản phẩm làng nghề đang có bước chuyển dịch mạnh mẽ về tư duy và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất từ trang trí, làm đẹp sang trọng giá trị sử dụng, giá trị sinh lời, phù hợp với biến động thị trường, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Làng nghề, sản phẩm làng nghề tiếp tục song hành với ngành du lịch, nâng tầm và lan tỏa hình ảnh con người, văn hóa, tính “chân – thiện – mỹ” và khát vọng vươn xa của dân tộc Việt Nam - Với tinh thần đó và trước thềm Xuân 2023 - chúng ta có quyền hy vọng nhiều hơn vào sự phát triển mạnh mẽ làng nghề Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Khó khăn, thách thức đã nói khá nhiều, nhưng năng lượng nào cho làng nghề, sản phẩm làng nghề phát triển bền vững? Câu trả lời và giải pháp đã được không ít các nhà lãnh đạo, quản lý ngành, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của người nông dân đã nêu ra khá đầy đủ như: Chính quyền các địa phương cần quan tâm lắng nghe, chỉ đạo để phát triển kinh tế làng nghề lành mạnh; quan tâm phát triển kinh tế hợp tác để liên kết sản xuất giúp giải quyết các khó khăn của nhân dân. Việc quan trọng nhất trong những năm tới là quy hoạch và phát triển vùng, nguồn nguyên liệu, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất, trong đó, quản lý mã vùng, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu phải đạt chuẩn ngay từ đầu vào đối với trục hàng hóa xuất khẩu của làng nghề.
Các cơ quan quản lý Nhà nước, cần tách biệt giữa ngành nghề ở nông thôn với các làng nghề truyền thống để từ đó hoạch định lại các khâu trong liên kết, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm và ngành hàng; có cơ chế chính sách để giúp nhân dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu… định hình được hướng đi phù hợp. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và cạnh tranh xuất khẩu thì bất cứ quốc gia riêng rẻ hoặc thị trường chung các khối, liên hiệp quốc gia đều tăng quyền bảo hộ, dựng lên “hàng rào thương mại” để bảo vệ lợi ích của mình – Vì thế, không gian càng hẹp thì chính sách đối với làng nghề, lao động làng nghề và sản phẩm làng nghề phải càng “tinh”.
Các doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục tìm kiếm thị trường, ban hành quy trình, quy chuẩn đối với từng loại hình, dòng sản phẩm theo ký kết hợp đồng mà ở đó, doanh nghiệp vừa là tổ chức thu mua hàng của làng nghề, vừa là tổ chức bán hàng. Doanh nghiệp và làng nghề phải là một cặp như “đũa có đôi”; do vậy, việc đầu tư nguồn lực tài chính, đào tạo nghề và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm để thích ứng với nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu – Đó là con đường hai chiều dẫn doanh nghiệp đến thành công.
Đối với làng nghề, vấn đề là “làm mới” sản phẩm đảm bảo quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, hàng hóa tiêu dùng mang đầy đủ trách nhiệm kinh tế, xã hội và môi trường. Đứng trước việc “làm mới” đó, người lao động còn mang theo tâm lý cũ, cách làm cũ, phương tiện cũ…thì chắc chắn không thành công! Do vậy, phải bồi bổ, trọng dụng các nghệ nhân, thợ lành nghề truyền, dạy nghề cho lớp trẻ. Ủng hộ lớp trẻ là ủng hộ tương lai, là chung tay xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, áp dụng kỹ thuật hiện đại tiên tiến. Đồng thời phát triển mạnh trang thông tin điện tử là địa chỉ tin cậy tuyên truyền chính sách, là diễn đàn cho các doanh nghiệp hội viên, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, đối tác đầu tư.
Năm 2022 đã qua, chúng ta cần nhìn lại chính mình. Xuân 2023 đang đến, hối thúc chúng ta đi tới bằng niềm tin và quyết tâm hành động, cho làng nghề phồn thịnh, văn minh.
Bài và ảnh Hoàng Trọng Thuỷ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
09:00 | 22/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:22 | 13/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Nghệ nhân giữ gìn “hồn cốt” của một làng nghề
15:53 | 08/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Vai trò của tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cái thiện môi trường làng nghề
08:10 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các làng nghề
08:00 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay
14:20 | 10/08/2023 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Các doanh nghiệp, cở sở sản xuất Làng nghề: Ứng dụng công nghệ thông tin - Giành nhiều lợi thế trên thị trường
09:39 | 08/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống
08:00 | 06/08/2023 OCOP

Nên lấy ngày 20 tháng 2 hằng năm là “Ngày Làng nghề Việt Nam”
15:57 | 04/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay
10:51 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:47 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
09:09 | 14/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Các làng nghề, doanh nghiệp, người dân: Ứng dụng khoa học công nghệ - Sản phẩm nông nghiệp sẽ đột phá, lan toả đến bạn bè thế giới
09:41 | 15/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Quảng Trị: Phát huy vai trò HTX nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới
09:35 | 09/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Gắn nông nghiệp với phát triển du lịch làng nghề
09:34 | 08/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 | 01/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Luật sử dụng năng lương tiết kiệm hiệu quả và các chính sách tác động đến làng nghề Việt Nam
11:46 | 18/05/2023 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển nghề kim hoàn
10:49 | 26/04/2023 Nghiên cứu trao đổi

Cần có sáng tạo đột phá cho sản phẩm Làng nghề
09:04 | 09/03/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng giai cấp nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra
13:53 | 02/03/2023 Nghiên cứu trao đổi

Nghị quyết 29 TW 6 Khóa XIII Đột phá vị thế kinh tế tư nhân
09:34 | 17/02/2023 Nghiên cứu trao đổi



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










