Xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh trong làng nghề
QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN
Trước tiên, xin được nhắc lại một nhận định đã thành kinh điển của giới học giả thế giới: một quốc gia giàu hay nghèo, nhân dân nước đó hạnh phúc đến mức nào, điều quyết định là ở ‘Thể chế”. Thể chế là cái gốc, là những quan điểm, đường lối, triết lý phát triển của đất nước được thể hiện trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của nước đó mà các tổ chức cũng như mọi công dân phải tuân thủ. Thể chế đúng thì xã hội phát triển, nhân dân ấm no, hạnh phúc và ngược lại. Đối với doanh nhân nước ta, thực tiễn đã khẳng định “Thể chế nào, doanh nhân ấy”: doanh nhân phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật cũng như lựa theo thái độ của công chức bộ máy hành chính mà có cách hành xử phù hợp, để doanh nghiệp tồn tại và kinh doanh thuận lợi. Chính vì tầm quan trọng đặc biệt ấy của thể chế, mà nhiều năm nay, vấn đề “đổi mới thể chế” được coi là một “mũi đột phá” trong công cuộc phát triển đất nước ta. Đại hội XIII đã quyết định “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh” (Trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII).
Dưới đây, xin bàn một số vấn đề nhằm triển khai “Sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam” (đã công bố vào tháng 5/2022) mà VCCI đã nhắc lại trong Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam ngày 12/10/2022 vừa qua.
CGCC Vũ Quốc Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Xin mở đầu bằng những vấn đề lý luận về quyền tự do kinh doanh của doanh nhân, cũng tức là nguồn gốc của sự ra đời của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề chúng ta. Khái niệm “doanh nhân” dùng trong bài viết này là để nói chung về những người đứng đầu đang có quyền và trách nhiệm chính trong quản trị, điều hành các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề: các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất...
Theo các nhà nghiên cứu, quyền tự do kinh doanh của doanh nhân được đảm bảo bằng: (i) sự tự chủ, tự quyết định trong việc sử dụng tài sản, tiền bạc của mình mà không bị bất kỳ sự can thiệp nào từ phía Nhà nước hay của ai khác; đây là quyền then chốt nhất xuất phát từ quyền tư hữu về tài sản; (ii) tự do tìm kiếm phương thức kinh doanh tốt nhất, nhằm đảm bảo cho các tài sản của họ, cũng như tri thức mà họ tìm kiếm, khám phá hoặc khai thác được sử dụng một cách hiệu quả nhất; (iii) quyền tự chủ trong việc tự định đoạt lợi nhuận mà họ kiếm được, không bị cản trở, can thiệp hay chi phối bởi bên ngoài; (iv) khả năng cạnh tranh sòng phẳng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần trong nền kinh tế; (v) trật tự kinh doanh và trật tự xã hội của thể chế kinh tế thị trường, nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nhân đồng hành với sự quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.
Đối với kinh tế tư nhân, Đảng đã có những chủ trương khuyến khích rất quan trọng. Mở đầu là Đại hội VI của Đảng (1986) với chủ trương đột phá xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Năm 2021, Đại hội XIII tiếp tục khẳng định “Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao” (Trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII).
Đến nay, doanh nhân nước ta đang trên đường phát triển mạnh mẽ. Cả nước hiện có 900.000 doanh nghiệp, khoảng 15.300 hợp tác xã phi nông nghiệp và khoảng 5,6 triệu hộ kinh doanh (trong đó khoảng 1,6 triệu hộ có mã số thuế). Nếu chỉ tính các hộ kinh doanh có mã số thuế, đội ngũ doanh nhân cả nước đến nay đã có gần 4 triệu doanh nhân, còn nếu xét cả các hộ kinh doanh không có mã số thuế, chúng ta đã có hơn 7 triệu doanh nhân.
Khu vực doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp 60 – 65% vào GDP cả nước, khoảng 70% nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 15 triệu lao động. Đội ngũ doanh nhân giữ vai trò là lực lượng chủ lực trong quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu quốc dân và xuất khẩu, tạo tiềm lực, vị thế mới cho đất nước. Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp, với 283 sản phẩm là thương hiệu quốc gia, một số thương hiệu gây được tiếng vang và khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường khu vực và thế giới.
Riêng về làng nghề nước ta, theo “Báo cáo Dự án điều tra, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống nông nghiệp, nông thôn” của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), đến năm 2020, làng nghề nước ta có 230.361 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ yếu là quy mô hộ gia đình 227.640 hộ, 1.994 doanh nghiệp, còn lại là 356 hợp tác xã và 371 tổ hợp tác; như vậy chúng ta cũng có khoảng 230.361 doanh nhân.Về doanh thu: năm 2020, tổng doanh thu từ các hoạt động của làng nghề đạt khoảng 58.188 tỷ đồng.
Trong buổi Lễ ngày 12/10/2022 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cảm ơn sự đóng góp lớn lao của đội ngũ doanh nhân vào sự nghiệp xây dựng đất nước, khẳng định những lúc khó khăn, trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân thể hiện rất rõ nét. Đặc biệt những ngày tháng dịch bệnh không thể quên đã tô thắm thêm đạo đức, văn hóa kinh doanh của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân. Khi Chính phủ phát động đóng góp vào Quỹ vắc xin phòng chống COVID-19, các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp một lượng tiền lớn, lên đến khoảng 10.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân còn gặp nhiều vướng mắc và khó khăn dẫn đến việc phát triển doanh nghiệp về chất lượng và số lượng đều còn hạn chế. Chưa có nhiều sản phẩm, thương hiệu hàng hoá có sức cạnh tranh tham gia trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trên thị trường khu vực và toàn cầu.
Trong tình hình hiện nay, bối cảnh của quốc tế cũng diễn biến rất sôi động và phức tạp, ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống trong phạm vi khu vực và toàn cầu, những vấn đề cạnh tranh địa chính trị, trong đó có những biểu hiện gay gắt của xung đột thương mại, xung đột vũ trang... đang đặt ra những cơ hội cũng như thách thức mới cho nền kinh tế cũng như cho đội ngũ doanh nhân nước ta.
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC DOANH NHÂN, VĂN HÓA
Ngay những ngày đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bức thư gửi giới Công thương: “Hiện nay Công Thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích quốc lợi dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng…”. Tiếp theo, nhằm phát huy vai trò doanh nhân, ngày 20/09/2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13/10 hằng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam. Ngày 9/12/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Đó là những văn bản rất có ý nghĩa nhằm khẳng định vai trò của doanh nhân trong thời kỳ mới, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, góp phần vào sự nghiệp kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.
Cộng đồng doanh nhân trong các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề nước ta nhận thức rõ chặng đường phía trước còn dài và đầy thách thức, sứ mệnh của doanh nhân là rất nặng nề. Doanh nhân, với vai trò là người đứng đầu cơ sở, là chủ thể mang tính hạt nhân quyết định, thúc đẩy hình thành và định hình văn hóa doanh nghiệp, từ đó hình thành văn hóa kinh doanh của cả cộng đồng. Do vậy, xây dựng văn hóa kinh doanh cần bắt đầu từ đạo đức doanh nhân, đây vừa là nhiệm vụ có tầm chiến lược, vừa là vấn đề cấp bách của giới doanh nhân của cả nước cũng như của làng nghề.
Trước mục tiêu và khát vọng của dân tộc, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt ra, doanh nhân làng nghề nước ta cùng hưởng ứng và thực hiện trong cuộc sống Chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân xứng tầm khát vọng đất nước hướng tới tầm nhìn 2045 như VCCI đề ra. Đồng thời, thực hiện sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam do VCCI công bố, đó là: tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; tuân thủ pháp luật; minh bạch, công bằng, liêm chính; sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. Các quy tắc này được xây dựng dựa trên các giá trị truyền thống của dân tộc, kết hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh của giới doanh nhân quốc tế. Theo VCCI, việc ban hành Quy tắc đạo đức doanh nhân này nhằm: (i) Nâng cao nhận thức của các doanh nhân về đạo đức, lấy đạo đức làm cốt lõi xây dựng văn hóa kinh doanh và bảo đảm sự phát triển bền vững của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam; (ii) Góp phần thực hiện chủ trương mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân có tinh thần dân tộc, có văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội cao; (iii) Củng cố niềm tin, tăng sự ủng hộ của xã hội đối với đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.
Dưới đây, xin bàn về những nội dung của sáu quy tắc này, để các doanh nhân làng nghề chúng ta tham khảo và vận dụng.
Một là, tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội. Doanh nhân cần khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên của mỗi người lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý thật hiệu quả để cơ sở mình sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng góp vào tăng trưởng GDP của cả nước, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài. Cần nhấn mạnh: không chỉ là số lượng mà cả về chất lượng sản phẩm, về giá trị gia tăng; đặc biệt quan trọng là mỗi sản phẩm phải thể hiện sâu sắc tinh hoa văn hóa nghề thủ công, có những sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những tác phẩm nghệ thuật đạt trình độ cao về kỹ thuật và mỹ thuật.
Muốn vậy, doanh nhân làng nghề phải tổ chức lại bộ máy quản trị, chấn chỉnh quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, trước hết là các nghệ nhân. Phải thực hiện liên kết theo nhiều chiều, với nhiều đối tác, chủ yếu là liên kết theo chuỗi giá trị để tăng thêm giá trị của mỗi khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hai là, tuân thủ pháp luật. Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do kinh doanh, song cũng đã có hành lang pháp lý với những quy định cụ thể để thiết lập trật tự trong quản trị cơ sở mà doanh nhân cần tuân thủ. Đó là những quy định (i) trong sản xuất: bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thực hiện“sản xuất xanh”; (ii) trong đối xử với người lao động: thực hiện đúng các quy định về hợp đồng lao động, về bảo hiểm xã hội; (iii) trong kinh doanh: đối với khách hàng: trung thực, giữ chữ “tín”, không sản xuất hàng nhái, hàng giả; (iv) đối với đối tác: vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lành mạnh; thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán; (v) trong giao thương với nước ngoài: tuân thủ các quy định về xuất, nhập khẩu, về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, v.v...
Những quy định này là rất cần thiết bảo đảm hình thành nền kinh tế thị trường theo chuẩn mực của thế giới hiện đại, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo phương châm “Win – Win” (cùng thắng) không có tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”. Doanh nhân làng nghề chúng ta tuân thủ pháp luật không chỉ để phát triển lành mạnh, bền vững, mà còn để góp phần quảng bá hình ảnh “làng nghề văn hóa” trong kinh tế-xã hội đất nước cũng như trong hội nhập quốc tế.
Ba là, minh bạch, công bằng, liêm chính. Đó là phẩm chất “minh bạch”, công khai trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nhân cần có: minh bạch trong thu, chi tài chính; thu nhập và tiền lương; trong giá thành, lợi nhuận, v.v... bảo đảm thuận tiện trong giám sát của người lao động. Đó cũng là bảo đảm sự “công bằng” giữa các thành viên trong cơ sở sản xuất kinh doanh, vì con người là mục tiêu và động lực của phát triển; mỗi người lao động phải được hưởng thụ kết quả của sản xuất kinh doanh, được khen thưởng, vinh danh xứng với công sức họ bỏ ra.
Về quy tắc “liêm chính”, đó là yêu cầu về phẩm chất của đội ngũ doanh nhân trong nhiệm vụ quản trị cơ sở sản xuất kinh doanh: vừa “thanh liêm”, vừa “chính trực”. Đó phải là những người đứng đầu vừa có “tâm” lại có “tầm”, được bồi dưỡng, nâng cao thường xuyên về kiến thức, kỹ năng quản trị; đồng thời có trái tim trong sáng, tận tâm, đặc biệt là minh bạch về tài chính, liêm khiết, không cá nhân vụ lợi, hết lòng vì sự phát triển bền vững của làng nghề.
Bốn là, sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển. “Sáng tạo” vốn là một thuộc tính của nghề thủ công nước ta; mỗi doanh nhân làng nghề phải là người đi đầu trong thúc đẩy sáng tạo của cả cơ sở. Quan trọng nhất là sáng tạo trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vì đây là kết tinh của trái tim, khối óc và bàn tay của mỗi nghệ nhân; sức sáng tạo là không điểm dừng. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ nước ta lại mang dấu ấn, bản sắc văn hóa riêng của từng địa phương, vùng miền, thể hiện triết lý cuộc sống, phong tục, tập quán, kiến thức, trí sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ của người dân bản địa; vì vậy, sức sáng tạo ở đây cũng không có điểm dừng. Ngày nay, với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học, kỹ thuật, nhất là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần giúp cho nghệ nhân những công cụ hiện đại trong thiết kế, sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, bảo đảm tăng chất lượng, giảm chi phí.
Thực hiện “hợp tác, cùng phát triển” cũng là một yêu cầu có tính quy luật đối với doanh nhân trong sản xuất kinh doanh của làng nghề. Trong thời đại ngày nay, khi sự phân công lao động chuyển dần vào chiều sâu, thì sự liên kết lại càng cần thiết, trước hết là nhằm tăng năng suất lao động, tăng giá trị của sản phẩm. Những cơ sở làng nghề cùng sản xuất những sản phẩm đồng dạng lại cần hợp tác trong các khâu, từ nguyên vật liệu, sản xuất đến tiêu thụ, hình thành các “liên kết theo chuỗi giá trị” mang lại nhiều lợi ích cho mỗi cơ sở. Liên kết theo phương thức này không chỉ nhằm trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng phát triển sản phẩm với chất lượng cao hơn, lại còn có thể đáp ứng các đơn hàng lớn mà từng cơ sở riêng lẻ không thể đáp ứng.
Năm là, tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường, thực hiện “sản xuất xanh”, “sản xuất tuần hoàn” đang là một yêu cầu hàng đầu mà doanh nhân cần tuân thủ trong điều hành. Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định “Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải”.
Các làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và hạ tầng bảo vệ môi trường, đó là: hệ thống thu gom nước thải, thoát nước và xử lý nước thải tập trung; điểm tập kết và khu xử lý chất thải rắn, v.v... Các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn. Những cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề có nguy cơ gây ô nhiễm có trách nhiệm thực hiện kế hoạch di dời ra khỏi khu dân cư làng nghề, chuyển đổi ngành, nghề sản xuất.
Sáu là, yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. Tinh thần “yêu nước” của doanh nhân làng nghề thể hiện trong nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, góp phần tăng GDP của cả nước; quan trọng nhất là thể hiện trong mỗi sản phẩm tinh hoa văn hóa nghề thủ công được bảo tồn và phát triển.
“Trách nhiệm xã hội” thể hiện trong việc doanh nhân tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện: giúp đỡ người yếu thế; cứu trợ nạn nhân gặp thiên tai; tham gia thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới, Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”. Với địa phương, doanh nhân cần cùng cơ sở nêu cao truyền thống “tình làng, nghĩa xóm” của dân tộc, tham gia các phong trào của địa phương, góp phần xây dựng công trình phúc lợi xã hội, tôn tạo cảnh quan làng xóm, v.v...
Về “trách nhiệm đối với gia đình” của doanh nhân. Về lý luận, gia đình được hình thành trên hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái...); những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người. Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội; đồng thời, gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cả nhân của mỗi thành viên, là nơi đầu tiên bồi dưỡng nhân cách con người. Tại Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 28/6 hằng năm là “Ngày Gia đình Việt Nam”.
Trong xã hội ta ngày nay, những vấn đề mà doanh nhân làng nghề cần quan tâm là: (i) bảo đảm thu nhập của gia đình: người vợ và chồng đều cần có trách nhiệm chăm lo, chia nhau gánh vác để bảo đảm thu nhập; có kế hoạch chi tiêu hợp lý, nâng cao dần đời sống của gia đình; (ii) duy trì sự hài hòa giữa công việc và gia đình: cân đối thời gian, sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa công việc và gia đình, bảo đảm củng cố mối quan hệ thương yêu, gần gũi giữa từng thành viên trong gia đình, giữa các thế hệ và với họ hàng; (iii) chăm sóc sức khỏe tinh thần và vật chất cho con cái, bảo đảm con ngoan, hiếu thảo, khỏe mạnh, chăm học; (iv) trong cuộc sống vợ chồng, phải dung hòa cả tâm lý và sinh lý để cuộc hôn nhân được củng cố bền vững; những trường hợp không nhất trí chỉ nên được giải quyết bằng cách thảo luận, chia sẻ, thuyết phục, không thể áp đặt.
Để hỗ trợ doanh nhân thực hiện các quy tắc trên, tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam do VCCI tổ chức ngày 12/10/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói: “Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ để đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn, vươn xa hơn nữa. Để tiếp sức cùng với đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp không ngừng phát triển cả về lượng và chất, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; cân đối, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân... Về phần mình, Chính phủ sẽ tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối điều hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện đi đôi với xây dựng bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, khuyến khích phát triển và đổi mới sáng tạo” (Trích Báo điện tử Chính phủ, ngày 12/10/2022).
Tóm lại, bài viết này đề cập vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh trong làng nghề, tập trung vào “Sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam” do VCCI đề ra chính là bàn về những biện pháp cụ thể nhằm xây dựng đội ngũ doanh nhân có đạo đức làm nòng cốt cho việc hình thành văn hóa kinh doanh trong các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề. Rất mong được cộng đồng làng nghề chúng ta cùng quan tâm trao đổi và bàn những biện pháp thiết thực để thực hiện.
CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn-Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống
15:49 | 19/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ
10:17 | 12/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống