Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề Hà Nội: Cần có chiến lược phát triển
Thời gian qua, nhiều làng nghề truyền thống đã được UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu. Điển hình như quận Hà Đông đang hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các làng nghề như: Lụa Vạn Phúc, Mộc Thượng Mạo…Huyện Thường Tín cũng xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái); làng nghề chăn, ga, gối, đệm Trát Cầu (xã Tiền Phong)...
Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc, xã Duyên Hà (huyện Thanh Trì) cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu tập thể và có hệ thống mã vạch riêng do Hợp tác xã Tranh Khúc quản lý. Huyện Mê Linh có dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể hoa Mê Linh, huyện Mê Linh”...
Tất cả các sản phẩm đều được xây dựng thương hiệu, có tên gọi riêng, chú trọng phát triển sản phẩm, mẫu mã bao bì đa dạng. Nhiều sản phẩm có sức tiêu thụ lớn.
Theo số liệu khảo sát, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước với 47 nghề. Trong đó rất nhiều làng nghề có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm.... nhiều làng nghề nổi tiếng thu hút sự quan tâm của khách du lịch như: Lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động, sơn mài Hạ Thái, lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín), khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)… Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng hỗ trợ các làng nghề xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Đa dạng các sản phẩm làng nghề truyền thống tại huyện Gia Lâm
Theo ông Nguyễn Văn Chí – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP Hà Nội: Việc xây dựng thương hiệu cho các làng nghề đã góp phần thay đổi bức tranh thu nhập của người dân. Các sản phẩm được tiêu thụ tốt hơn, gia tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Tại huyện Gia Lâm cũng đã phối hơp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Sở Công thương hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sỡ hữu nhãn hiệu tập thể cho hai làng nghề truyền thống trên địa bàn.
Chủ tịch Hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) ông Phạm Khắc Hà cũng cho hay, các hộ dân làng nghề đã quan tâm đến việc giữ gìn thương hiệu thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực đổi mới mẫu mã, nghiên cứu nhiều mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, đa số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ và còn mới nên việc đầu tư xây dựng thương hiệu còn manh mún. Bên cạnh đó, việc dành nguồn kinh phí cho quảng bá thương hiệu cũng là một bài toán nan giải. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu cần có sự tư vấn, phân tích của những chuyên gia có kinh nghiệm. Theo bà Nguyễn Thị Tâm – chủ cơ sở dệt lụa Triệu Văn Mão cho biết: Hiện nay khâu quảng bá, tiếp thị, xây dựng kênh sản phẩm của cơ sở chưa có, phần Lụa đã có thương hiệu trên thị trường tuy nhiên khâu quảng bá, tiếp thị, phân phối sản phẩm của công ty vẫn chủ yếu qua mạng xã hội hoặc các hội chợ, triển lãm...
Nói về vấn đề này, Đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội cho rằng: nhiều doanh nghiệp làng nghề chưa thực sự chú trọng tới tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Khó khăn lớn nhất là nhân sự phụ trách nghiên cứu thị trường, tiếp thị của doanh nghiệp rất ít, trong khi quảng cáo thông qua các đơn vị dịch vụ thì chi phí quá lớn.
Việc cần làm ngay trước mắt đó là chính bản thân các doanh nghiệp, chủ thể cơ sở sản xuất trên địa bàn cần chú trọng thay đổi xây dựng thương hiệu sản phẩm thông qua xây dựng thương hiệu cá nhân có uy tín.
Hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách
Hiện nay, TP Hà Nội cũng đã ban hành các quy chế, giải pháp phát triển làng nghề trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề như: đặt tên thương hiệu, thiết kế logo, tra cứu và bảo hộ thương hiệu theo quy định.
Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng và quảng bá thương hiệu từ xâu dựng đặt tên cho đến thiết kế, bảo hộ thương hiệu, nhận diện thương hiệu… Nhiều sự kiện kết nối đã được tổ chức có ý nghĩa thiết thực trong việc đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và các tỉnh, thành phố quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu.
Có thể thấy, để phát triển thương hiệu làng nghề cần rất nhiều yếu tố, như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở kênh quảng bá trực tuyến, chú trọng công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm... Đồng thời, rất cần sự hỗ trợ rất lớn từ các cấp chính quyền cùng sự vào cuộc của các doanh nghiệp để đưa các sản phẩm làng nghề hướng tới thị trường xuất khẩu.
Hiện nay, huyện Gia Lâm đã công bố nhận diện thương hiệu du lịch làng nghề Bát Tràng và các mẫu sản phẩm quà tặng lưu niệm làng nghề. Ảnh Khách tham quan các nghệ nhân làm gốm
Nhằm đẩy mạnh thương hiệu cho các làng nghề, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 20/5/2021 về hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề trên địa bàn thành phố năm 2021. Theo đó, thành phố sẽ ưu tiên, hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể: Các làng nghề truyền thống, làng nghề đã đăng ký các năm trước nhưng chưa được hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề; làng nghề đăng ký thực hiện đủ 5 nội dung hỗ trợ; làng nghề có sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố; sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp thành phố…
Bài viết thực hiện theo sự phối hợp của Chi cục phát triển nông thôn TP Hà Nội
Bài/ảnh: Nam Hậu
Cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.
21:55 Tin tức

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công