Xây dựng thương hiệu Làng nghề: Nâng sức cạnh tranh trên trường quốc tế
Xây dựng và phát triển thương hiệu thành công có thể nhận được sự chú ý của khách hàng tiềm năng và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện này thì việc đó lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Chiến lược phát triển thương hiệu để tăng độ nhận biết thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng mỗi doanh nghiệp. Vậy, doanh nghiệp cần chú trọng triển khai các chiến lược phát triển thương hiệu, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.
Vì vậy, việc phát triển thương hiệu mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, điển hình là: Giúp gia tăng giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho doanh nghiệp; Tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp, từ đó làm tăng tỷ lệ bán hàng thành công; Tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường; Thu hút đầu tư dễ dàng kể cả trong nước và trên quốc tế.
Những chiến lược phát triển thương hiệu trong thời đại 4.0
Xây dựng và phát triển thương hiệu phải được thực hiện trong một khoảng thời gian dài và cần có chiến lược phù hợp. Trong đó, để phát triển thương hiệu trong thời đại 4.0 thì 4 chiến lược sau đây là căn bản và quan trọng nhất.
* Đầu tư bộ nhận diện thương hiệu
Logo và bộ nhận diện thương hiệu có tác động không hề nhỏ đến sự phát triển của thương hiệu. Logo thu hút và đẹp mắt không những gây ấn tượng với khách hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn tạo lòng tin cho thương hiệu nơi khách hàng. Khi thiết kế và sử dụng Logo nhất định phải thể hiện được đặc điểm nổi bật của thương hiệu, thông điệp truyền tải và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; Và phải có sự phối hợp các màu sắc, hình ảnh và đường nét hài hòa, thu hút khách hàng. Logo được sử dụng để thiết kế Website, Banner quảng cáo, thiết kế bao bì, hình ảnh sản phẩm… của doanh nghiệp.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là chiến lược phát triển thương hiệu quan trọng và mang lại giá trị lâu dài nhất cho doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định khách hàng có chọn sản phẩm đó hay không. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt sẽ tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, giúp duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, nếu hài lòng về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp thì khách hàng có thể sẽ giới thiệu đến bạn bè của họ như một hình thức Marketing miễn phí.
* Triển khai chiến dịch Marketing đa nền tảng
Triển khai chiến dịch Marketing đa nền tảng được coi là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Và quảng bá thương hiệu của mình. Một số giải pháp tiếp thị trực tuyến đa nền tảng được ưa chuộng hiện nay bao gồm: Facebook Marketing, SEO, Google Adwords, SMS Marketing Email Marketing…
* Nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp - Voice Brandname
Ngoài 3 chiến lược kể trên thì Voice Brandname (cuộc gọi định danh thương hiệu). cũng là một giải pháp quan trọng không kém. Đây là chiến lược Marketing mới, giúp xây dựng thương hiệu, gia tăng tỷ lệ bắt máy thành công. Nếu các cuộc gọi thông thường chỉ hiển thị số điện thoại đơn thuần thì hiển thị tên thương hiệu của doanh nghiệp mỗi khi khách hàng nhận điện thoại. Khách hàng sẽ không còn phải lo lắng hay cảm thấy phiền khi bị quấy rầy bởi các cuộc gọi lạ nữa. Thay vào đó, Voice Brandname sẽ giúp họ nhận diện được ai là người đang gọi đến.Và quyết định nghe máy hay không. Công cụ này không những giúp quảng bá, tạo niềm tin, nâng tầm giá trị thương hiệu mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng tính chuyên nghiệp trong mắt các khách hàng.
Có thể thấy, thương hiệu không chỉ là dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp mà còn khẳng định uy tín, tạo được sự tin tưởng của khách hàng dành cho doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng những chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài và hiệu quả.
Nhận biết về thương hiệu
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế,… hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh".
Nhãn hiệu (Trademark): là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ các yếu tố trong hoặc bản thân thương hiệu được pháp luật thừa nhận và có thể bảo hộ độc quyền.
Chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là những từ, tên gọi, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh được sử dụng để chỉ ra rằng sản phẩm có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Ví dụ: Phú Quốc (nước mắm)…
Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
Thực chất tên gọi xuất xứ hàng hoá là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý.Nếu một chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi (địa danh) và uy tín, danh tiếng của sản phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý đó thì chỉ dẫn như vậy được gọi là tên gọi xuất xứ hàng hoá.
Theo David Aaker “Giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản mang tính vô hình gắn liền với tên và biểu tượng của một thương hiệu, nó góp phần làm tăng thêm hoặc giảm giá trị sản phẩm, hoặc dịch vụ đối với công ty và các khách hàng của công ty”.
Các yếu tố thương hiệu:Tên thương hiệu; Biểu tượng đặc trưng (logo); Tính cách thương hiệu; Câu khẩu hiệu (slogan); Nhạc hiệu; Bao bì sản phẩm.
Phân loại thương hiệu: Thương hiệu cá biệt, thương hiệu gia đình, thương hiệu tập thể, thương hiệu quốc gia.
Đặc trưng của sản phẩm làng nghề và sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề. Một số đặc trưng của làng nghề: Trong các sản phẩm của làng nghề truyền thống, văn hóa tinh thần luôn kết tinh trong văn hóa vật thể. Sản phẩm làng nghề Việt Nam bao giờ cũng phản ánh sâu sắc tư tưởng, tình cảm, quan niệm thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam; Một đặc thù khác hết sức quan trọng của sản phẩm làng nghề, đó là tính cá biệt, tính riêng, mang phong cách của mỗi nghệ nhân và nét đặc trưng địa phương, tồn tại trong sự giao lưu với cộng đồng; Mỗi làng nghề đều có màu sắc riêng, từng nghệ nhân cũng có những nét riêng. Những nét riêng đó được thử thách qua thời gian, qua giao lưu, được chọn lọc, được thừa nhận để tồn tại mà phát triển; Sản phẩm của làng nghề là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật - công nghệ truyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo, với đầu óc sáng tạo nghệ thuật.
Trong cơ chế thị trường, sức sản xuất và cạnh tranh lớn, mỗi sản phẩm làng nghề cần có một thương hiệu. Các làng nghề nên đăng ký nhãn mác mới đảm bảo quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nếu các làng nghề hiện nay không đăng ký bảo hộ thương hiệu thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi nhiều sản phẩm cùng loại được tung ra thị trường, uy tín sản phẩm đích thực của làng nghề sẽ có nguy cơ bị giảm sút. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề còn là một giải pháp quan trọng để tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi người Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Quy trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề: Thu thập, nghiên cứu và phân tích thông tin; Xây dựng tầm nhìn thương hiệu; Hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu; Định vị thương hiệu; Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu; Thiết kế thương hiệu; Thực hiện phát triển thương hiệu; Bảo vệ thương hiệu; Đăng ký bảo hộ thương hiệu; Xây dựng các biện pháp tự bảo vệ thương hiệu; Đánh giá thương hiệu.
Làng nghề cần biết phải làm gì để có thương hiệu mạnh và phát triển, cần định hướng chiến lược, có tầm nhìn, quảng bá một cách quyết liệt đồng thời phải có tính sáng tạo, kiên trì và nhất quán và sự liên kết giữa các đơn vị trong làng nghề; Tăng cường đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho thế hệ trẻ tạo nguồn lực nắm vững và làm chủ được công nghệ 4.0, đưa công nghệ áp dụng vào việc xây dựng phát triển thương hiệu trong nước và quốc tế. Mặt khác chúng ta tạo nên tầm nhìn thương hiệu làng nghề Việt góp mặt trong hệ thống thương hiệu Việt vì đây là thông điệp ngắn gọn xuyên suốt định hướng hoạt động tương lai cho thương hiệu. Một doanh nghiệp làng nghề hiểu rõ tầm nhìn thương hiệu, sứ mệnh của mình sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn doanh nghiệp không thể hiện rõ lý do và sự hiện hữu của mình. Xây dựng được thương hiệu mạnh không chỉ đối với thị trường nội địa mà cần được giới thiệu quảng bá ra thị trường quốc tế và phải biết “nhập gia tùy tục” thì mới định vị thương hiệu của mình tại thị trường nơi đến. Kinh nghiệm các tập đoàn đa quốc gia khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam họ đã Việt hóa nội dung thông tin và tạo hình mới cho thương hiệu của mình để phù hợp hơn với người tiêu dùng Việt Nam.
Thống kê sơ bộ trên phạm vi cả nước đã có 41 tỉnh, thành phố có sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý; 61 tỉnh, thành phố có sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể và 51 tỉnh, thành phố có sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương mang lại nhiều lợi ích. Đối với người sản xuất, có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường; duy trì được lượng khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng tiềm năng; Sản phẩm thâm nhập thị trường thuận lợi và mở rộng thị trường xuất khẩu; Chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (đối với các hành vi chỉ dẫn sai lệch nguồn gốc của sản phẩm). Đối với cộng đồng, giúp phát triển các nghề truyền thống và các dịch vụ khác, đặc biệt là du lịch; Tạo công ăn việc làm cho người dân, hạn chế di dân, giúp phát triển đều giữa các vùng kinh tế, ổn định kinh tế vùng… Đối với người tiêu dùng, yên tâm sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực từ khu vực địa lý với chất lượng được kiểm soát; Tránh các rủi ro từ việc sử dụng hàng hóa giả mạo, kém chất lượng.
Thái Hồng Nhung
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thương hiệu Làng nghề
Tin liên quan
Tin mới hơn
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 Kinh tế
Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 Sức khỏe - Đời sống
Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"
23:00 Tin tức
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 Làng nghề, nghệ nhân
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 OCOP