Xã Lâm Sơn (Hòa Bình): Xã Lâm Sơn Giữ gìn thương hiệu Làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh
Anh Đỗ Văn Cường, chủ cơ sở chế tác gỗ lũa tại xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) giới thiệu sản phẩm gỗ lũa được bày bán.
Làng nghề có 51 hộ dân, tập trung ở 2 xóm Đoàn Kết và Rổng Tằm. Thăm cơ sở chế tác đá của anh Trần Duy Minh tại xóm Rổng Tằm, chúng tôi được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật trên đá trải dài từ cổng vào tới khu làm việc. Anh Minh chia sẻ: "Tôi bén duyên với nghề này từ năm 1999 đến nay. Từ những hòn đá lẻ ban đầu được tạc thành hình khối, khách mua ngày càng nhiều, tôi quyết định mở rộng kinh doanh với quy mô, mặt hàng phong phú hơn. Cơ sở hiện có 12 thợ làm đều là lao động địa phương, thu nhập ở mức 300.000 - 800.000 đồng/ ngày công tùy vào tay nghề”. Qua tìm hiểu, nguồn hàng cơ sở của anh Trần Duy Minh từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, như các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa; các huyện Lạc Thủy, Đà Bắc… Nhiều loại đá được sử dụng như: Đá cuội vàng, cổ thạch, tai mèo, đá lũa. Theo kinh nghiệm lâu năm của anh Minh, quá trình chế tác cần lưu ý ngắm kỹ lưỡng, lựa chọn những viên đá phù hợp từng loại hình tác phẩm để chế tác, như làm hang động, vách hay ngọn, hòn non bộ, làm sân vườn… Việc tạo hình trên đá còn mang ý nghĩa cuộc sống, tùy theo nhu cầu khách hàng, với một số tác phẩm tiêu biểu như: Cá vượt vũ môn, nhất sơn… Đối tượng khách hàng cả trong và ngoài nước. Nhờ đó, cho cơ sở của anh Minh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Các mặt hàng gỗ lũa cũng là những sản phẩm chính tạo nên thương hiệu của làng nghề. Đến với cơ sở chế tác gỗ lúa của anh Đỗ Văn Cường, người đã có 8 năm kinh nghiệm trong nghề. Anh Cường chủ yếu sử dụng gỗ Gù Hương (tên gọi khác là Xá Xị) để chế tác. Sản phẩm khá đa dạng với đủ kích cỡ to, nhỏ, vừa, theo các loại hình khối có chủ đề khác nhau. Theo chia sẻ của anh Cường, có những tác phẩm chỉ vài ngày đến vài tuần hoàn thành, nhưng cũng có những tác phẩm mất đến hàng tháng trời để chế tác, hoàn thiện. Từ công đoạn phác thảo tạo hình trên gỗ thô, ghép gỗ, đến khi mài dũa, quét sơn. Hiện, cơ sở của anh Cường duy trì 3 thợ lành nghề. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các sản phẩm gỗ lũa là khó bán, do không có khu tập trung hàng hóa, lượng người qua lại giảm so với trước đây, các hộ thường phải mang hàng đi các hội chợ ở khắp các tỉnh, thành phố để chào bán. Điều này gây nhiều khó khăn cho người dân trong việc tiêu thụ, quảng bá sản phẩm đến với khách hàng, tốn kém chi phí đối với các chủ cơ sở chế tác.
Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Lâm Sơn cho biết: "Qua nhiều năm, làng nghề từng bước phát triển, mở rộng quy mô. Nhiều nghệ nhân tay nghề cao, chế tác ra những tác phẩm có giá trị lớn, tạo nên thương hiệu cho làng nghề. Địa phương cũng rất quan tâm chú trọng giữ gìn, tìm hướng khắc phục khó khăn để phát triển làng nghề. Việc duy trì hoạt động của làng nghề đã, đang góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho Nhân dân, địa phương, tạo việc làm ổn định tại chỗ cho nhiều lao động. Theo mong muốn, nguyện vọng của người dân, xã đã có đề xuất cấp trên về việc quy hoạch khu tập trung bán các sản phẩm gỗ lũa, đá cảnh của làng nghề”.
Bài, ảnh: Thanh Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề