Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề

LNV - Những năm qua, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đem lại nguồn thu nhập chính cho hàng nghìn lao động nông thôn, đóng góp không nhỏ vào phát triển KT-XH địa phương. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, thị trường tiêu thụ hạn chế, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, hơn lúc nào hết, người dân rất cần sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành, giúp họ vượt qua khó khăn.
Thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên) nổi tiếng nghề mộc truyền thống với các sản phẩm từ mộc mỹ nghệ, đến đồ nội thất. Hàng ngày, các tuyến đường vào địa phương vốn tấp nập người, xe chở nguyên liệu tới các cơ sở sản xuất và chở hàng hóa tỏa đi các nơi tiêu thụ. Thời gian qua, mặc dù đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng vẫn rất ít khách. Vì thế, lượng gỗ nguyên liệu tồn kho nhiều, sản phẩm làm ra chưa bán được nên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đành hoạt động cầm chừng.

Mới mở cửa sản xuất, nên anh Kim Văn Trung tranh thủ hoàn thiện các công đoạn cuối cùng của bộ bàn ghế, anh cho biết: Với các sản phẩm đồ gỗ cao cấp như bàn ghế, lục bình, đồ thờ, bình quân hàng tháng, gia đình tiêu thụ 20-30 sản phẩm các loại, đem lại nguồn thu nhập không nhỏ. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, với tâm lý phòng dịch, lượng khách đến mua chỉ đếm trên đầu ngón tay, sản phẩm bán ra cũng vì thế mà chậm lại, chỉ tương đương 1/3 so với thời điểm cùng kỳ, trong khi mỗi tháng gia đình vẫn trả lãi ngân hàng gần 9 triệu đồng.


Do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều cơ sở sản xuất nghề mộc của thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên) chưa bán được sản phẩm, nên phải hoạt động cầm chừng.


Sản xuất, tiêu thụ đình trệ, ảnh hưởng cả những người cung cấp nguyên, phụ liệu gỗ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề buôn bán gỗ tại địa phương, anh Kiều Văn Thành chưa bao giờ thấy khó khăn như bây giờ. Hàng trăm khối gỗ nguyên liệu được nhập từ Châu Phi chưa thể bán được, trong khi mỗi tháng vẫn phải trả gần 30 triệu đồng tiền lãi ngân hàng. Anh cho biết: Trung bình mỗi năm, gia đình nhập khẩu gần 900 m3 gỗ nguyên liệu với số tiền 15-20 tỷ đồng, nhập đến đâu thì tiêu thụ hết đến đó. 2 tháng nay, mọi hoạt động giao thương bị đình trệ, sức mua giảm, nhiều khối gỗ nhập khẩu từ Tết chưa thể bán được, 5 nhân lực trong gia đình bỗng dưng được “nhàn” một cách bất đắc dĩ. Hy vọng, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng mạnh, hoạt động sản xuất sẽ trở lại bình thường.

Hiện, thị trấn Thanh Lãng có hơn 2.000 hộ làm nghề mộc, kinh doanh gỗ, giải quyết việc làm cho gần 5.000 lao động. Năm 2019, doanh thu từ nghề mộc đạt trên 400 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp, chủ xưởng mộc lớn có cửa hàng, đại lý ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, thậm chí một số đồ gỗ cao cấp của Thanh Lãng đã được xuất khẩu sang nhiều nước khu vực Đông Nam Á. Hiệu quả kinh tế từ nghề mộc truyền thống đem lại đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt, diện mạo địa phương. Tuy nhiên, từ cuối tháng 1/2020, do tác động của Covid-19, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bị giảm sút nghiêm trọng so với thời điểm trước dịch. Hiện, địa phương đang tích cực động viên các hộ duy trì sản xuất ở mức độ ổn định để giữ vững mặt hàng; rà soát lại quy trình, nghiên cứu các mẫu mã mới để khôi phục sản xuất sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Tại xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường) những ngày này, hàng nghìn con rắn và hàng triệu trứng rắn đang bị “đóng băng” không xuất bán được, nguy cơ vỡ nợ của người dân đang ở trước mắt. Được biết, hiện địa phương có hơn 1.400 hộ, trong đó có đến 800 hộ nuôi rắn, nhiều hộ có quy mô đàn 1.000 – 2.000 con. Nhờ thu nhập cao từ nghề nuôi rắn, nhiều hộ mở rộng quy mô; áp dụng kỹ thuật vào nuôirắn, nên sản lượng và chất lượng rắn ngày càng được nâng lên. Năm 2019, giá trị từ nuôi rắn của địa phương chiếm 92% tổng giá trị chăn nuôi toàn xã. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, mọi hoạt động giao thương bị “đóng băng”, rắn thương phẩm không bán được, nhiều hộ chăn nuôi rắn rơi vào bế tắc.

Theo tìm hiểu được biết, phần lớn đầu ra sản phẩm trứng rắn và rắn thương phẩm của địa phương phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên khi dịch Covid-19 bùng phát, động vật hoang dã được cho có liên quan đến chủng mới virus corona, vì thế, Trung Quốc ra lệnh đóng biên, cấm mọi hoạt động nhập khẩu sản phẩm động vật có nguồn gốc hoang dã nhằm ngăn chặn Covid-19. Thời gian tới, nếu Trung Quốc tiếp tục không thu mua rắn thương phẩm, nhiều hộ nuôi rắn ở địa phương bị thiệt hại rất lớn.

Toàn tỉnh hiện có 25 làng nghề đã được công nhận, trong đó có 19 làng nghề truyền thống và 6 làng nghề mới, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất chủ yếu gồm: Mộc, gốm, đan lát mây tre, rèn, chế biến nông lâm sản... Trong những năm qua, nhờ chính sách khuyến khích và hỗ trợ của tỉnh, trong đó có khuyến công, các làng nghề đã tích cực đổi mới công nghệ, tập trung vào sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Nhiều làng nghề truyền thống đã và đang phát triển như: Đá Hải Lựu (Sông Lô); đan lát Triệu Đề (Lập Thạch); mộc Vĩnh Đoài (Yên Lạc)… giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, quy mô của một số cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu ở dạng hộ gia đình; chưa có sự liên kết bền vững nên đầu ra của một số sản phẩm làng nghề vốn đã bấp bênh, khó khăn trong kinh tế thị trường nay lại phải đối mặt với những tác động của Covid-19, khó khăn chồng chất khó khăn.

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề, thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục hỗ trợ các cơ sở xây dựng thương hiệu sản phẩm; đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường; mở các lớp đào tạo nghề; tổ chức các hội thi tay nghề thợ giỏi, khuyến khích người dân làng nghề phát huy tài năng, trí tuệ, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề một cách bền vững.

Bài và ảnh Tú Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.

Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa
Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho l
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh
Giao diện di động