Vĩnh Phúc: Thanh Lãng quyết tâm đưa làng nghề ra khỏi khu dân cư
Toàn bộ mặt bằng dự án Cụm công nghiệp – làng nghề thị trấn Thanh Lãng đã được giải phóng, tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng hạ tầng.
Theo số liệu mới nhất từ UBND thị trấn Thanh Lãng, trên địa bàn hiện có gần 250 xưởng mộc, 70 hộ kinh doanh gỗ, hơn 3.000 lao động tham gia vào các hoạt động SXKD các sản phẩm mộc; nguồn thu từ nghề mộc chiếm hơn 50% giá trị sản xuất của địa phương.
Điều đó cho thấy làng nghề đã và đang là mũi nhọn kinh tế hiệu quả, là nền tảng giúp thị trấn Thanh Lãng nâng tầm cuộc sống lên đô thị. Vì thế, việc thực hiện các giải pháp giúp làng nghề phát triển bền vững đang ngày một cấp thiết.
Để giảm thiểu ô nhiễm từ làng nghề, chính quyền thị trấn Thanh Lãng và người dân đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp, ứng dụng máy móc hiện đại.
Năm 2013, được sự tài trợ của tổ chức Gret, một số hộ gia đình đã mạnh dạn xây dựng lò xử lý bụi gỗ và bụi sơn.
Cùng với đó, Trung tâm Khuyến công tỉnh hỗ trợ các hộ làm nghề lắp đặt các máy hút bụi gỗ, bụi sơn với công nghệ tiên tiến.
Tuy vậy, công suất của các thiết bị này khá nhỏ, các cơ sở sản xuất lại đa phần nằm ngay trong khu dân cư nên hiệu quả xử lý không cao.
Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng nhanh khi thị trường được mở rộng; số máy đục, máy xẻ gỗ công suất lớn, máy phun sơn ngày một tăng lên.
Nhận thấy sự cần thiết đưa làng nghề ra khỏi khu dân cư, ngay từ năm 2005, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN - Làng nghề thị trấn Thanh Lãng với quy mô 9,2 ha tại TDP Thống Nhất và TDP Độc Lập.
Song, do vướng mắc về bồi thường GPMB nên dự án tiến triển chậm. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng trước sự phát triển nhanh của làng nghề, thời gian gần đây, Đảng ủy và chính quyền thị trấn Thanh Lãng quyết tâm tìm giải pháp tháo gỡ, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ.
Đến nay, đã cơ bản hoàn thành giai đoạn GPMB, toàn bộ diện tích hơn 9 ha đã được giải phóng. Nếu các thủ tục đầu tư sớm được hoàn thiện, quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật sẽ được tiến hành trong thời gian tới.
Anh Lưu Văn Hải, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ tại thị trấn Thanh Lãng chia sẻ: "Xưởng mộc của gia đình tạo việc làm thường xuyên cho 6-7 lao động.
Với 2 máy đục CNC, máy xẻ, máy bào và nhiều thiết bị hiện đại, các sản phẩm của gia đình có chất lượng tốt, được khách hàng tin dùng.
Tuy nhiên, các máy móc đang được đặt ngay tại nhà, không chỉ việc mở rộng hoạt động sản xuất khá khó khăn; khi sản xuất, bụi gỗ, bụi sơn ảnh hưởng đến môi trường sống.
Nhưng do giá đất làng nghề rất cao, gia đình chưa có điều kiện đưa xưởng sản xuất ra bên ngoài khu dân cư.
Nếu CCN - Làng nghề sớm được xây dựng sẽ mở ra cơ hội mới cho nhiều hộ sản xuất nhỏ, trong đó có gia đình tôi".
Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Lãng Nguyễn Hữu Bảy cho biết: Với thị trấn Thanh Lãng, nghề mộc được ví như xương sống trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, sau khi CCN – Làng nghề thị trấn Thanh Lãng hoàn thiện, sẽ mở ra không gian, cơ hội phát triển tốt hơn cho các hộ SXKD. Các xưởng sản xuất sẽ được di dời ra khỏi khu dân cư, tập trung về một mối.
Từ đó, sẽ giảm ô nhiễm môi trường, giảm tiếng ồn, tạo thuận lợi cho việc xử lý bụi gỗ, bụi sơn.
Ngoài ra, hạ tầng được đầu tư đồng bộ sẽ là tạo điều kiện đưa nghề mộc của thị trấn bứt phá, nhất là địa phương đang tập trung xây dựng các sản phẩm mộc trở thành sản phẩm đặc trưng (sản phẩm OCOP) của tỉnh.
Với những ý nghĩa đó, việc xây dựng CCN - Làng nghề sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thị trấn trong thời gian tới.
Báo Vĩnh Phúc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
09:56 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì
10:00 | 06/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trù phú làng nghề
14:36 | 05/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa
08:29 | 04/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Đưa nghề dệt đũi vươn xa
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng hương Cao Thôn
11:38 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Lai Vung bảo tồn, phát triển nghề truyền thống
11:24 | 28/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Thanh Đa đam mê hát dân ca, bài chòi
11:24 | 28/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá
09:00 Tin tức

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 Văn hóa - Xã hội









