Vĩnh Phúc: Phát huy giá trị sản phẩm làng nghề thông qua chương trình OCOP
![]() |
Cao rắn gia truyền Tiến Sỹ của hộ sản xuất Nguyễn Tiến Sỹ, xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường) là sản phẩm làng nghề đầu tiên của tỉnh được công nhận sản phẩm OCOP. |
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 29 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 20 làng nghề truyền thống. Vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, 2 năm trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề đã có dấu hiệu tích cực, hoạt động sản xuất dần sôi động, liên tục. Năm 2022, doanh thu của các làng nghề đạt trên 3,6 nghìn tỷ đồng.
Với sự năng động của các làng nghề, cùng những hỗ trợ thiết thực của tỉnh trong chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, các làng nghề đã dần khẳng định uy tín, tên tuổi của mình trên thị trường. Các sản phẩm làng nghề ngày một đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã, chất lượng tốt. Nhiều sản phẩm đã chiếm được trọn niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tiềm năng là vậy, song sản phẩm của các làng nghề tham gia vào Chương trình OCOP vẫn còn rất ít. Được biết, sau hơn 4 năm triển khai chương trình, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 105 sản phẩm được công nhận, phân hạng sản phẩm OCOP với 26 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao và 79 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao.
Tuy nhiên, trong số 29 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận, hiện mới chỉ có duy nhất 1 sản phẩm của 1 hộ sản xuất tại làng nghề rắn Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường được đánh giá phân hạng đạt sản phẩm OCOP 3 sao.
Một số sản phẩm làng nghề phù hợp với quy định của chương trình thì có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng thấp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền của ở nhiều địa phương chưa thật sự sát sao. Các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) trong các làng nghề mới bước đầu tiếp cận với các nội dung, cách thức triển khai của chương trình; chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình nên chưa đăng ký tham gia.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu phát triển mới từ 70 - 80 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 sao trở lên. Bên cạnh hỗ trợ phát triển các sản phẩm đặc sản, truyền thống, giai đoạn này tỉnh sẽ tập trung phát triển các sản phẩm cộng đồng, sản phẩm chủ lực có lợi thế ở mỗi địa phương trong đó có sản phẩm mây tre đan ở Sông Lô, đồ gỗ mỹ nghệ trang trí ở Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên; cao rắn, rượu rắn ở Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường).
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã giao UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân và các chủ thể OCOP trên địa bàn xã về Chương trình OCOP; rà soát các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn xã và hướng dẫn các chủ thể đăng ký tham gia chương trình OCOP.
Đồng thời, chủ trì tổ chức, phối hợp với cơ quan quản lý OCOP cấp huyện, tổ chức, chuyên gia tư vấn Chương trình OCOP để hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện ý tưởng, sản phẩm đăng ký; xây dựng kế hoạch về ý tưởng, sản phẩm của cấp xã.
Hiện, tỉnh đang xây dựng dự thảo Quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định mức hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 để thay thế cho Quyết định số 53 ngày 10/9/2021 quy định mức hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo đó, ngoài các hỗ trợ về máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ mới, chi phí xây dựng và đăng ký nhãn hiệu, thiết lập mã truy xuất nguồn gốc, chi phí thiết kế mẫu mã sản phẩm; tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, dự kiến trong giai đoạn này, tỉnh sẽ có thêm hỗ trợ kinh phí xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP và chi thưởng cho mỗi sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên để khuyến khích các chủ thể trên địa bàn tỉnh nói chung và trong các làng nghề nói riêng tham gia vào Chương trình OCOP.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân