Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống
![]() |
Lò rèn của gia đình anh Vũ Đức Thắng, thôn Bàn Mạch, xã Lý Nhân (Vĩnh Tường) được nhiều du khách nước ngoài đến thăm quan, tìm hiểu quy trình, kỹ thuật sản xuất. |
Sinh ra từ làng, được nuôi dưỡng và lớn lên cùng với nghề rèn truyền thống, ngay từ nhỏ, anh Vũ Đức Thắng, thôn Bàn Mạch, xã Lý Nhân đã rất thích thú với nghề rèn và thường phụ giúp bố mẹ làm những công đoạn thô sơ, đơn giản. Đối với anh, khuôn mặt lấm lem bụi than của bố mẹ hay tiếng búa chan chát vang lên khắp xóm từ sáng đến tối là những thanh âm, hình ảnh không thể thiếu của những ngày tháng tuổi thơ. Để rồi khi trưởng thành, anh đã chọn làm nghề thợ rèn giữa trăm nghề vui khổ để mưu sinh, bởi trong lòng anh "ngọn lửa" nghề rèn của cha ông luôn âm ỉ, bập bùng.
Để giữ nghề và sống được với nghề, anh Thắng xác định xây dựng thương hiệu bằng sự chỉn chu từng sản phẩm, đó là độ bền, độ sắc bén do được tôi luyện qua không biết bao lần lò rèn đỏ lửa.
Theo anh Thắng, nghề rèn không chỉ đòi hỏi người thợ có sức khỏe mà còn phải có sự khéo léo của đôi tay lành nghề, có tài quan sát, biết kiểm soát nhiệt độ để cho ra những sản phẩm tốt nhất. Nhờ đó, sản phẩm rèn của gia đình anh được nhiều thương lái trong vùng tìm đến đặt hàng, xuất bán đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
![]() |
Mỗi tháng, trung bình lò rèn của gia đình anh Vũ Đức Thắng cung cấp ra thị trường khoảng 200 sản phẩm, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. |
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, năm 2018, gia đình anh đã mở rộng quy mô nhà xưởng lên 100 m2, nhưng thay vì thích ứng phát triển theo xu hướng đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại áp dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động như nhiều cơ sở khác trong làng thì anh Thắng lại giữ nguyên cách thức sản xuất truyền thống bởi theo anh Thắng: "Những sản phẩm thủ công truyền thống hội tụ đầy đủ tinh hoa và kỹ thuật chế tác, sự khéo léo, sáng tạo của người thợ làm ra những sản phẩm có chất lượng và tính mỹ thuật mà sản phẩm công nghiệp đôi khi cũng khó sánh kịp".
Với mong muốn gìn giữ nghề truyền thống cho thế hệ mai sau, anh Thắng dành nhiều thời gian để bồi đắp tình yêu và truyền lửa cho 2 người con trai. Cũng nhờ ứng dụng mạng xã hội vào quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, lò rèn của gia đình anh được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến thăm quan, tìm hiểu quy trình, kỹ thuật cũng như được trải nghiệm một số công đoạn sản xuất và đặt mua sản phẩm về làm quà tặng người thân.
Nói về cơ hội gắn kết du lịch và làng nghề, anh Thắng cho biết: Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp, đưa du khách tới thăm quan, cảm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của địa phương. Những năm gần đây, với xu thế hội nhập và mở cửa là cơ hội tốt để làng nghề rèn Bàn Mạch nói riêng và các làng nghề truyền thống khác trong tỉnh nói chung hòa vào với nhịp sống của thời đại.
Được trải nghiệm một số công đoạn sản xuất tại lò rèn của gia đình anh Thắng, chúng tôi thêm thấu hiểu bản lĩnh và tình yêu với nghề của những người con sinh ra ở nơi đây, dẫu quanh năm chỉ có tiếng búa, đe, lửa đỏ, than hồng, nghề rèn vẫn réo rắt những niềm vui bình dị. Với sự nhiệt huyết của những người trẻ, những người dám nghĩ, dám làm, mang trong mình sự trân trọng, bảo vệ, gìn giữ bản sắc văn hóa, làng nghề truyền thống tại các địa phương trong tỉnh nói chung và làng nghề rèn Bàn Mạch nói riêng sẽ còn có nhiều đổi thay tốt đẹp trong tương lai.
Tin liên quan

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
09:56 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới
14:27 Nông thôn mới

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 Tin tức