Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
Xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) hiện nay có 3 bản người Mông sinh sống. Nhiều gia đình người Mông ở đây vẫn duy trì nghề rèn truyền thống, vừa để sử dụng, vừa cung cấp ra thị trường, với những sản phẩm phong phú, đa dạng như: Dao, liềm, thuổng... Các sản phẩm này được thực hiện thủ công, từ khâu cắt sắt thép, tạo hình, quai búa, làm tay cầm…
![]() |
Có cha là nghệ nhân Cứ Văn Lộng, ngay từ bé, anh Cứ A Nếnh, Bí thư Chi bộ bản Lọng Háy (xã Mường Phăng) đã quen với tiếng búa, tiếng đe và lò rèn đỏ lửa. Những con dao do anh rèn giờ đã bắt kịp với kỹ thuật rèn của người cha, người thầy.
Anh Nếnh cho biết, nghề rèn của người Mông xưa kia, chủ yếu tồn tại theo hình thức cha truyền con nối. Trước đây, hầu như gia đình người Mông nào cũng có một lò rèn riêng để làm ra những nông cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Các sản phẩm rèn của người Mông vẫn nổi tiếng với độ bền, độ tinh xảo riêng có.
Theo anh Nếnh, sự khác biệt trong cách rèn dụng cụ của người Mông với các dân tộc khác và cũng là bí quyết trong nghề rèn của người Mông, đó là cách tôi luyện với từng công cụ, làm sao để vừa có độ bền, vừa sắc bén. Để làm ra được một sản phẩm tốt, những nghệ nhân nghề rèn truyền thống dân tộc Mông phải thực hiện nhiều bước, từ chuẩn bị và lấy nguyên liệu đến cắt sắt, thép, sau đó rèn công cụ, tôi, mài, tra cán.
Lò rèn của người Mông không cầu kỳ, chỉ cần đắp một ụ đất hoặc kê hai hàng gạch để có thể đốt than, cùng với bễ thổi gió, búa, kìm kẹp sắt, đá mài, đe sắt, chậu đựng nước, thân cây chuối tươi mới chặt, than hoa...
![]() |
Anh Cứ A Nếnh được cha truyền dạy lại nghề rèn truyền thống của dân tộc mình |
Đến thăm gia đình ông Cứ A Khua, một nghệ nhân nghề rèn truyền thống ở xã Sính Phình (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) được chứng kiến ông rèn dao. Miếng sắt nung đỏ rực dần thành hình sau những tiếng búa đập vang vọng cả một cả một góc vườn.
Chia sẻ về nghề truyền thống của dân tộc mình, ông Khua cho hay, người Mông quan niệm hình dáng của dao không quan trọng, mà quan trọng là ở chất lượng. Hình dáng có thể sửa được nhưng độ sắc ngọt của dao thì chỉ rèn một lần.
Do đó, khâu tôi công cụ là quan trọng nhất, đây là công đoạn đánh giá chất lượng dao và tay nghề của người thợ, cũng được coi là bí quyết làm nên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm nghề rèn của người Mông, với các sản phẩm nghề rèn của các dân tộc khác. Đó là, người Mông thường tôi bằng nước muối, bằng dầu nhớt hoặc bằng thân cây chuối tươi. Sau khi đã tôi xong, người Mông sẽ mài hoàn thiện và tra cán cho công cụ mình tạo ra.
Bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
Anh Cứ A Nếnh cho hay, do tập quán cộng với sự cầu kỳ, cẩn trọng trong nghề rèn, thêm vào đó là giá thành của mỗi sản phẩm rèn của người Mông lại cao so với các sản phẩm cùng loại, nên sản phẩm nông cụ của người Mông chưa thể tìm được chỗ đứng trên thị trường. Chính điều này đã khiến nghề rèn truyền thống của người Mông đang có nguy cơ bị mai một, có nhiều thợ rèn giỏi đã chuyển sang sử dụng công nghệ đúc, rèn theo phương pháp hiện đại.
![]() |
Các sản phẩm rèn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông rất phong phú và được nhiều người biết như: dao, rìu, liềm, thuổng, cuốc, xẻng... |
Cùng với đó, những bí quyết của nghề rèn, người Mông chỉ truyền lại cho con cháu, không truyền cho người ngoài, nên khi các nghệ nhân không còn, người kế nghiệp không mặn mà với cái nghề cực nhọc này thì việc mai một là điều dễ hiểu.
Để bảo tồn và phát huy nghề rèn chuyền thống của dân tộc Mông, chính quyền địa phương và những nghệ nhân thời gian qua đang nỗ lực để gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống này. Mới đây, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ đã phối hợp với UBND xã Mường Phăng tổ chức lớp tập huấn truyền dạy nghề rèn thủ công truyền thống dân tộc Mông tại bản Lọng Háy.
Nghề rèn của người Mông tỉnh Điện Biên được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2023, là niềm vinh dự và động lực để mỗi người con của dân tộc Mông tỉnh Điện Biên thêm yêu quý, trân trọng nghề truyền thống được các thế hệ cha ông lưu giữ.
Cùng với đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã có thêm nguồn lực để hỗ trợ, đầu tư từng bước đưa nghề rèn truyền thống của đồng bào Mông trở thành sản phẩm du lịch.
Tin liên quan

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa
14:36 | 15/04/2025 Nông thôn mới

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân