Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
Nghề rèn ở Phúc Sen không đơn thuần chỉ là một công việc mưu sinh mà còn là niềm tự hào văn hóa, là tinh hoa được hun đúc qua năm tháng. Mỗi sản phẩm dao, kéo, cuốc, thuổng… không chỉ mang giá trị sử dụng mà còn phản ánh tay nghề điêu luyện và bí quyết rèn thép độc đáo của các nghệ nhân địa phương. Nhờ sự tỉ mỉ và tinh tế trong từng công đoạn, sản phẩm rèn Phúc Sen có độ sắc bén và độ bền vượt trội, giữ vững danh tiếng qua nhiều thế hệ.
![]() |
Ngày 23/01/2025 nhãn hiệu chứng nhận “Làng nghề truyền thống rèn Phúc Sen” đã được Cục Sở hữu trí tuệ quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và công bố trên trên Công báo Sở hữu công nghiệp. |
Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ sản xuất hiện đại ngày càng phát triển, các sản phẩm nông cụ, dụng cụ được sản xuất hàng loạt từ máy móc hiện đại hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan với mẫu mã đa dạng, giá thành thấp hơn đang tạo ra không ít thách thức cho làng nghề. Việc thiếu đầu ra ổn định khiến thu nhập của người thợ rèn bấp bênh, trong khi lực lượng lao động trẻ dần chuyển sang các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng mang danh Phúc Sen tràn lan trên thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của sản phẩm địa phương. Đặc biệt, phần lớn các sản phẩm rèn Phúc Sen hiện nay vẫn chưa có tem nhãn, không có dấu hiệu nhận diện thương hiệu, làm giảm giá trị thực tế so với tiềm năng vốn có.
![]() |
Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Rèn Phúc Sen”
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, trong đó có làng nghề rèn Phúc Sen – một nét văn hóa đặc sắc của địa phương, các cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng đã và đang nỗ lực triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực. Đặc biệt, trước nhu cầu và mong muốn của người dân làng nghề trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm rèn Phúc Sen, UBND tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phúc Sen” cho các sản phẩm của làng rèn xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng” và lựa chọn Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D – một đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thương hiệu chủ trì thực hiện.
![]() |
Với sự phối hợp của Sở KH&CN tỉnh Cao Bằng, UBND huyện Quảng Hòa, các ban ngành địa phương cũng như người dân Làng nghề rèn Phúc Sen, nhãn hiệu chứng nhận được tạo dựng dựa trên hình ảnh các nghệ nhân làng nghề cần cù, điêu luyện để tạo ra những sản phẩm độc đáo, đặc trưng mà không sản phẩm nào sánh được, gắn với hình ảnh nghề truyền thống của quê hương.
Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình khẳng định thương hiệu của làng rèn Phúc Sen với sự đồng hành của các cơ quan chức năng và nỗ lực của người dân địa phương, làng rèn Phúc Sen đang từng bước khẳng định vị thế của mình. Đồng thời, cùng với sự phát triển của các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng và các làng nghề thủ công khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, những sản phẩm rèn mang nhãn hiệu chứng nhận “Làng nghề tuyền thống rèn Phúc Sen” được kỳ vọng sẽ tạo nên một sức bật mới, đưa hình ảnh và giá trị văn hóa của địa phương ngày càng lan tỏa rộng rãi, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Cao Bằng nói chung và xã Phúc Sen nói riêng.
Tin liên quan

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
09:56 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng cói Kim Sơn
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 | 22/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi
08:55 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa
08:54 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 Nghiên cứu trao đổi

Làng cói Kim Sơn
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo
14:24 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu
14:24 Nông thôn mới