Việt Nam có 2 làng nghề đầu tiên thuộc Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới
![]() |
Lễ đón nhận làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới |
Sự kiện có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội; ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Sa'ad al-Qaddumi, Chủ tịch hội đồng Thủ công thế giới cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và Hà Nội cũng như các tổ chức quốc tế.
![]() |
Trao chứng nhận 2 làng nghề Hà Nội gia nhập Mạng lưới sáng tạo thủ công thế giới. |
Biểu tượng của sự sáng tạo không ngừng nghỉ.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Mỗi làng nghề đều mang bản sắc riêng, với những sản phẩm độc đáo theo phong cách văn hóa địa phương; có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế, nổi bật như các sản phẩm gốm sứ, dệt, thêu, ren, đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến nông sản...
Hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc không chỉ là những biểu tượng của nghề thủ công truyền thống Việt Nam, mà là những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, kết tinh từ tài hoa cùng tâm huyết của các nghệ nhân, thợ giỏi.
![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phát biểu tại sự kiện |
Đến nay, thế giới có 68 làng nghề thuộc 28 quốc gia được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Việc hai làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc được Hội đồng Thủ công thế giới công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới vừa là niềm tự hào vừa là minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, đồng thời đáp ứng nhu cầu thời đại.
Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh, thời gian tới, Hà Nội cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Thủ công thế giới để quảng bá rộng rãi hơn nữa những tinh hoa nghề thủ công của Hà Nội cũng như thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề của Thủ đô.
Bát Tràng không chỉ là cái nôi của nghề gốm sứ Việt Nam mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Bát Tràng nổi tiếng với nghề làm gốm cách đây hơn 500 năm, các nghệ nhân gốm với bề dày kinh nghiệm, sự sáng tạo đã khôi phục được các mẫu gốm từ thời xa xưa như thời nhà Lý, Trần, Lê, Mạc... Gốm Bát Tràng được làm từ kỹ thuật tạo men và nung lò vô cùng tỉ mỉ, chuẩn xác, mang đến sự hài hòa cả về hình thể lẫn màu sắc của gốm, là nơi giao thoa nghề gốm truyền thống và hiện đại của Việt Nam. Những sản phẩm gốm sứ không chỉ tinh tế về hình thức, còn đa dạng về mẫu mã, từ đó ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Về làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã có bề dày hàng nghìn năm, được các nghệ nhân gìn giữ và phát triển nghệ thuật dệt lụa, với những tấm lụa không chỉ đẹp về màu sắc mà còn tinh xảo trong từng đường nét hoa văn. Làng nghề dệt Lụa Vạn Phúc đang trở thành điểm du lịch, tham quan nổi tiếng của Thủ đô để du khách khám phá, tìm hiểu về nét đẹp truyền thống.
Ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thông tin, năm 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đề xuất Hội đồng Thủ công thế giới công nhận thêm ít nhất 2 làng nghề là thành phố thủ công sáng tạo thế giới.Về phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội xác định vai trò quan trọng của các làng nghề, từ đó đã tham mưu UBND thành phố ban hành Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 11 nhóm giải pháp.
![]() |
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2025. |
Tới đây, để làng nghề thực sự là điểm nhấn trong phát triển kinh tế, gắn với chuỗi du lịch văn hóa, làng nghề với nông nghiệp nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tham mưu cho thành phố triển khai một số nội dung về rà soát Quy hoạch các làng nghề; trong đó, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng; rà soát những nghề cần gắn với làng để phát triển làng nghề gắn với du lịch nông thôn, kết nối các tour tuyến du lịch, giáo dục trải nghiệm, tạo ra đa giá trị cho làng nghề. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ, bảo tồn phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn phù hợp với Luật Thủ đô năm 2024để từng bước tháo gỡ, khó khăn, điểm nghẽn trong phát triển làng nghề , từ đó tạo điều kiện thuận lợi nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề và phát triển bền vững. |
![]() |
Nhiều sản phẩm gốm tinh xảo trưng bày tại sự kiện |
![]() |
Sản phẩm của làng nghề lụa Vạn Phúc được nhiều du khách ghé thăm quan và mua sắm tại sự kiện. |
Minh chứng rõ nét cho tinh thần kiên trì, bền bỉ của con người Việt Nam
Tại buổi lễ, ông Saad al-Qaddumi, Chủ tịch Hội đồng Thủ công Thế giới, đánh giá Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề truyền thống tại Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tinh xảo, được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế kỷ. Từ những sản phẩm gốm sứ tinh mỹ của Bát Tràng đến những tấm lụa mềm mại của Vạn Phúc, đây không chỉ đơn thuần là kế sinh nhai, mà còn là những biểu tượng sống động của văn hóa, sáng tạo và tinh thần kiên cường của người Việt Nam.”
![]() |
Ông Saad al-Qaddumi, Chủ tịch Hội đồng Thủ công Thế giới, đánh giá Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề truyền thống tại Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tinh xảo, được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế kỷ. |
Chủ tịch Hội đồng Thủ công Thế giới nhấn mạnh: “Mặc dù làng nghề Việt Nam đã trải qua vô vàn thử thách, thăng trầm của lịch sử và đứng trước nguy cơ mai một như nhiều cộng đồng thủ công khác trên thế giới, tuy nhiên, chúng ta đã chứng kiến một cuộc hồi sinh và phát triển mạnh mẽ, một minh chứng rõ nét cho tinh thần kiên trì, bền bỉ của con người Việt Nam.”
Theo ông Saad al-Qaddumi, trong hơn 40 năm qua, chính phủ Việt Nam đã luôn quan tâm và đầu tư để khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, bao gồm lụa Vạn Phúc và gốm sứ Bát Tràng. Những nỗ lực này không chỉ giúp hồi sinh các kỹ nghệ thủ công tinh xảo mà còn tạo ra nhiều cơ hội mới, đặc biệt là cho phụ nữ, giúp họ tham gia vào nền kinh tế và tiếp tục giữ gìn bản sắc văn hóa cho các thế hệ tương lai.
![]() |
![]() |
Đại biểu tham qua các gian hàng. |
“Ngày hôm nay, Bát Tràng và Vạn Phúc chính là những biểu tượng của sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Câu chuyện của hai làng nghề này là minh chứng rõ ràng cho tinh thần bền bỉ của cộng đồng, cho thấy rằng dù phải đối mặt với bao khó khăn, họ vẫn có thể vươn lên và một lần nữa trở thành trung tâm của nền thủ công mỹ nghệ và niềm tự hào văn hóa. Khi tôn vinh hai làng nghề hôm nay, chúng ta cũng đồng thời ghi nhận sự quyết tâm và nỗ lực của người dân Việt Nam, những người không chỉ gìn giữ bản sắc văn hóa mà còn đưa các ngành nghề truyền thống lên một tầm cao mới trên bản đồ thế giới.” ông Saad al-Qaddumi khẳng định.
Hội đồng Thủ công Thế giới (WCC-International) là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế được thành lập từ năm 1964, với mục tiêu thúc đẩy việc bảo tồn, phát huy và phát triển nghề thủ công toàn cầu và các nghề thủ công truyền thống. Sau 60 năm thành lập, Hội đồng Thủ công Thế giới đã công nhận được 68 làng nghề thủ công thế giới của 27 quốc gia trên thế giới trong đó 2 làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc của Thành phố Hà Nội là làng nghề thứ 67 và 68 được công nhận và Việt Nam là quốc gia thứ 28 có làng nghề được công nhận là làng nghề thủ công thế giới. Hội đồng Thủ công Thế giới hoạt động theo tôn chỉ trao quyền cho các nghệ nhân, tôn vinh sự đa dạng văn hóa, góp phần phát triển bền vững và bảo tồn các nghề thủ công đang suy yếu thông qua nỗ lực hợp tác với các nghệ nhân và các bên liên quan trên toàn thế giới. |
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân