Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
Theo hồi tưởng của những cao niên trong làng, người Trù Sơn trước đây ai sinh ra cũng sớm quen với nghề gốm. Là nghề vất vả, cực khổ nên làm gốm đòi hỏi sức khỏe và sự dẻo dai vì mọi công đoạn làm gốm từ nhào, nặn đất đến tạo hình sản phẩm đều làm bằng tay. Ở làng nồi đất Trù Sơn, đàn ông, trai tráng chỉ đóng vai trò phụ việc. Nói là phụ nhưng làm toàn việc nặng. Đó là đi đào đất, kéo đất sét từ mạn Nghi Văn (huyện Nghi Lộc) hoặc Sơn Thành (huyện Yên Thành) cách làng 8 - 10km. Đây là loại đất sét mịn, khá “trong”, ít cợn... Thông thường, khi đào sâu xuống tầm 1m mới có loại đất cần tìm, đó là đất sét trắng. Lúc ấy, xe cộ còn chưa thịnh hành, phương tiện vận chuyển chưa có, người ta thường phải dùng đôi quang gánh cuốc bộ vượt quãng đường dài hàng chục cây số mới đưa được đất về. Vai những người đàn ông làng nồi hằn vết chai sần của dây thừng kéo đất. Họ cũng là người dùng đôi tay, bàn chân nhào, giẫm đất cho nhuyễn, loại bỏ từng viên sạn nhỏ. Do đó, người dân trong làng vẫn thường xem đấy là nghề “bán xương, nuôi thịt”.
![]() |
Một điều thú vị là từ xưa đến nay, nghề nồi đất Trù Sơn vẫn chỉ truyền cho con gái. Lý do đơn giản vì phụ nữ khéo léo, cẩn thận, nhẹ nhàng và tỉ mỉ hơn. Làm nồi đất, muốn nhanh cũng không được, phải từ từ, nhẫn nại, dùng lực không quá nhẹ cũng không quá mạnh, như vậy nồi mới tròn và có độ dày đều. Bà Nguyễn Thị Thái (xóm 12, xã Trù Sơn) lý giải: “Tôi lớn lên tầm 7, 8, tuổi bắt đầu đi khắp làng xem rồi bắt chước các mẹ, các bà làm nồi đất. Khi đó, mọi người cho tôi ngồi bên đống đất đã được nhào nhuyễn, bảo “cứ nặn cho quen tay, ra hình gì cũng được, rồi họ sửa cho. Thế là tôi học được nghề và làm hơn 40 năm đến bây giờ”.
Để tạo nên một sản phẩm của làng gốm Trù Sơn cần nhiều công đoạn. Đất đã nhồi kỹ sẽ được cho lên bàn xoay để tạo ra những hình dáng thô sơ ban đầu của những chiếc nồi, chiếc niêu. Khi đã làm xong phần thô, những chiếc nồi sẽ được bàn tay khéo léo của người thợ gọt lại cho thật trơn và đem đi phơi nắng, rồi đưa vào lò nung. Để nung gốm, người ta thường đắp những lò nung ngoài trời, không hề có mái che đậy và được đắp rất đơn sơ. Nung gốm là khâu quan trọng nhất quyết định đến thành công và chất lượng của sản phẩm. Một mẻ nung gốm như vậy được khoảng 250 - 300 chiếc nồi, niêu. Sau khi được xếp vào trong lò hình tam giác xây bằng đá ong, gốm được nung bằng lá thông, bên ngoài có một lớp rơm để giữ nhiệt. Một mẻ gốm như vậy được nung liên tục suốt 4-5 tiếng mới hoàn thành. Tuy nhiên để gốm chín đều, người thợ phải biết cách “xem lửa” mới biết thời điểm nào là cần phải dừng nung. Nồi nung lên qua lửa đỏ sẽ cho ra màu đỏ - hồng như màu bình minh rất đẹp. Nhưng nhược điểm chính của những lò nung gốm ngoài trời là gặp trời mưa to, nồi đất hỏng thì người dân làm gốm chỉ “biết khóc”.
Mở ra hướng đi mới
“Ai vô Trù Ú mà coi/Cái nghề nồi đất truyền bao nhiêu đời...” câu ca dao xưa phần nào nói lên truyền thống lâu đời của nghề gốm cổ ở Trù Sơn. Qua bao thăng trầm, người dân Trù Sơn vẫn miệt mài bám trụ với nghề như một sự tri ân tổ tiên. Thực tế đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân từ bao đời, trẻ em trong làng được nuôi ăn học cũng từ tiền bán nồi đất. Điều đặc biệt của nồi đất làng Trù Sơn không cầu kỳ nhiều hình dáng, chỉ đơn giản gồm: Nồi nấu cơm, đồ xôi, ngâm giá đỗ, kho cá, sắc thuốc… với kích cỡ to nhỏ khác nhau. Nay có thêm chậu hoa, ống đựng tiền tiết kiệm nhưng số lượng ít. Cũng vì làm thủ công, không pha trộn nguyên liệu nên nồi đất làng Trù Sơn vẫn mộc mạc với màu vàng đỏ, mỏng nhẹ, độ bền cao, giữ nguyên hương vị thức ăn khi nấu. Có lẽ, tính thông dụng đã làm nên sức sống bền bỉ của nồi đất xứ Nghệ.
![]() |
Tuy nhiên, nghề làm nồi đất chỉ còn dành cho người từ tuổi trung niên tại xã Trù Sơn, bởi lớp trẻ hầu hết đã không còn đam mê với cái nghề vất vả, lam lũ này.
Chị Nguyễn Thị Xuân, một hộ làm nồi đất truyền thống ở Trù Sơn chia sẻ: “Nghề này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, tuy được duy trì nhưng mang lại thu nhập không cao do vậy lớp trẻ không mặn mà với nghề. Con cái đi làm ăn xa cả, lúc nông nhàn gia đình tôi làm thêm các sản phẩm nồi đất bán để góp phần trang trải cuộc sống”.
Trước đây, do chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm nên mỗi tháng gia đình chị Xuân chỉ nung được từ 1-2 lò, bình quân mỗi lò làm ra 300 sản phẩm nồi đất rồi dùng xe thồ chở đi rao bán khắp nơi, rất vất vả mà thu nhập đem lại thấp. Nhưng nay, sản phẩm nồi đất làm ra được khách hàng nhiều tỉnh đến tận nhà thu mua rất thuận lợi. Nhờ đó, mỗi tháng gia đình chị Xuân nung 4-5 lò, đem lại thu nhập gần 30 triệu đồng/tháng và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3-5 lao động.
Để tìm hướng đi cho việc bảo tồn nghề nồi đất truyền thống của xứ Lường - Đô Lương, năm 2024, có 5 người dân ở Trù Sơn được mời ra biểu diễn cách thức làm gốm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cũng tại đây, đã có một cuộc hội thảo về phục hồi, duy trì và phát triển nghề làm gốm Trù Sơn được tổ chức. Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề huyện Đô Lương phối hợp với Phòng Công Thương huyện cũng có đề án khôi phục các làng nghề, trong đó có làng gốm cổ Trù Sơn. Nhờ vậy, nghề nồi đất của Trù Sơn dần được khôi phục với hàng trăm lao động theo nghề. Không chỉ vậy, những năm gần đây, đến dịp Giáng sinh, người dân Trù Sơn đã dựng một cây thông khổng lồ được xếp bằng hàng ngàn chiếc nồi đất. Ngay sau khi được dựng lên, hình ảnh cây thông bằng nồi đất của làng nghề đã tràn ngập các trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông. Chính bằng hình thức này, hình ảnh về làng nghề đã lan tỏa khắp nơi xa gần đều biết đến làng nồi đất Trù Sơn.
Ông Nguyễn Thụy Chính – Chủ tịch UBND xã Trù Sơn cho biết, sắp tới làng nghề sẽ được UBND huyện Đô Lương quy hoạch, đầu tư theo hướng vừa sản xuất vừa phục vụ tham quan, du lịch, trải nghiệm. Kế hoạch đã được duyệt, phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn tất và đưa vào phục vụ du lịch. Đây sẽ là “bệ đỡ” lớn đối với làng nồi đất Trù Sơn.
Tin liên quan

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn
09:00 | 31/05/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới