Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn
Thăng trầm nồi đất Trù Sơn
Nghề gốm ở làng Trù Sơn có lịch sử từ lâu đời, được người dân gìn giữ và phát triển thành một nghề truyền thống của quê hương. Vào năm 2010, người dân Trù Sơn đã tìm thấy nhiều hiện vật là đồ gốm, sứ cổ được xác định có nguồn gốc từ làng nghề gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương), có niên đại vào khoảng thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII. Theo các nhà khoa học, khi chiến tranh Trịnh-Mạc xảy ra, khu vực làng nghề gốm Chu Đậu bị tàn phá nên một số nghệ nhân làng ở đây đã phiêu bạt đến các vùng khác truyền nghề gốm.
![]() |
Đến làng Trù Sơn thật không khó để bắt gặp những mảng màu đỏ nâu của nồi đất đủ kích cỡ. Dù trải qua hàng trăm năm biến động nhưng gốm ở Trù Sơn vẫn giữ được nét đặc trưng mộc mạc của gốm cổ. Sản phẩm không tráng men, không trang trí màu sắc và hoa văn. Nồi đất có hình dạng tròn, bề mặt trơn và độ dày vừa phải nên khi sử dụng rất thuận tiện, có độ bền tốt, nấu được nhiều món ăn ngon trong ẩm thực người Việt. Vì vậy, người dân ở trong làng rất thích nấu nồi đất. Không những thế, vào thời kỳ hưng thịnh nồi đất Trù Sơn đã theo những gánh buôn đi nhiều tỉnh thành, thậm chí còn được thương lái Trung Quốc thu mua.
Tuy nhiên, khi cuộc sống ngày càng phát triển, thói quen sử dụng nồi đất cũng bị thay thế bởi các sản phẩm khác nên nghề nồi đất ở Trù Sơn có nhiều lúc cũng thăng trầm và đứng trước nguy cơ mai một. Hình ảnh những chiếc xe thồ chở đủ loại nồi đất rong ruổi ngược xuôi các con đường dần biến mất. Có lúc tưởng chừng sẽ không ai làm nghề gốm nơi đây nữa. Nhưng khi càng hiện đại thì con người lại yêu thích những giá trị truyền thống, mong muốn nâng tầm những nét đặc trưng của làng quê. Những hình ảnh, thước phim về nghề nồi đất Trù Sơn được lan toả mạnh mẽ trên internet thu hút nhiều người xem và mong muốn trải nghiệm.
![]() |
Trong những năm gần đây, nồi đất được sử dụng nhiều trong việc chế biến món ăn ở các nhà hàng từ bình dân đến cao cấp, thậm chí nhiều món ăn được nấu từ nồi đất còn vươn tầm quốc tế. Nồi đất được sử dụng nhiều khi chế biến các món ăn như cá kho, thịt kho, gà nướng… Từ đó, nghề làm nồi đất ở Trù Sơn cũng dần phát triển trở lại với nhiều tín hiệu tích cực. Ngoài các loại nồi truyền thống, hiện người dân Trù Sơn cũng đã đa dạng sản phẩm hơn trong mẫu mã như siêu sắc thuốc, nồi cơm niêu, nồi kho cá… được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng.
Xây dựng làng nghề gắn với du lịch
Theo thống kê, hiện nay xã Trù Sơn đang có khoảng hơn 100 hộ làm nghề gốm , mức thu nhập bình quân mỗi hộ làm nghề đạt khoảng 150 triệu đồng/năm. Nghề làm nồi đất giúp người dân tận dụng thời gian nông nhàn, nguồn nguyên vật liệu sẵn có để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Trong thời buổi kinh tế thị trường, người dân Trù Sơn cũng không phải đẩy xe thồ chở nồi đi bán rong nữa mà đã có thương lái đến tận nơi đặt mua.
![]() |
Làng nghề nồi đất Trù Sơn được định hướng phát triển gắn với tham quan, du lịch, trải nghiệm. |
Theo những người làm nồi đất lâu năm ở Trù Sơn, để làm ra những chiếc nồi chất lượng, đất sẽ được lấy về từ vùng Nghi Văn (huyện Nghi Lộc), Sơn Thành (huyện Yên Thành). Sau đó, đất sẽ phải trải qua bước sàng lọc cho hết tạp chất rồi đổ nước vào nhào nặn thành nồi. Việc nặn nồi đất truyền thống không quá khó nhưng cần kiên nhẫn làm thủ công và chú tâm để khéo léo kết hợp với bàn xoay. Việc nung gốm sẽ tận dụng các loại nguyên liệu sẵn có như rơm rạ, củi khô.
Nhờ những nỗ lực gìn giữ và phát triển nghề làm nồi đất của người dân Trù Sơn, năm 2020 nghề làm nồi đất tại Trù Sơn đã chính thức được công nhận làng nghề, điều này mở ra cơ hội để phát triển và quảng bá nghề thủ công đến với du khách gần xa.
![]() |
Nồi đất được sử dụng để nấu nhiều món ăn Việt hấp dẫn thực khách. hấp dẫn thực khác |
Vừa qua, ngày 2/2/2024, trong Kế hoạch số 255-KH/HU của Huyện ủy Đô Lương về việc thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW trên địa bàn huyện Đô Lương. Trong đó, mục tiêu rõ ràng nhất được xác định là xây dựng huyện Đô Lương trở thành thị xã trước năm 2030, có nền kinh tế vững chắc, đô thị văn minh, hiện đại, là trung tâm kinh tế, văn hoá mới của tỉnh. Trong kế hoạch hành động này, huyện Đô Lương cũng xác định sẽ tập trung khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương. Trong đó, chú trọng phát triển làng nghề nồi đất Trù Sơn và một số nghề thủ công có lịch sử lâu đời trên địa bàn. Huyện sẽ có chính sách hỗ trợ ứng dụng các thiết bị máy móc hiện đại hơn trong sản xuất, đa dạng các mẫu mã sản phẩm, xây dựng địa điểm sản xuất tập trung, có nơi trưng bày sản phẩm để từng bước phát triển thêm du lịch trải nghiệm, tìm hiểu các nét văn hoá truyền thống của địa phương.
Chủ tịch UBND xã Trù Sơn Nguyễn Thụy Chính cho biết, hiện nghề gốm ở Trù Sơn vẫn còn khá nguyên sơ, mẫu mã chưa đa dạng, thiếu ổn định trong việc phát triển đầu ra. Và đặc biệt với cách làm thủ công, dùng củi đốt sẽ gây ô nhiễm môi trường. Chưa kể, nguồn nguyên liệu là đất sét cũng ngày càng cạn kiệt, khó có thể duy trì lâu dài. Vì thế, nếu quy hoạch xây dựng làng nghề gắn với điểm tham quan, du lịch trải nghiệm sẽ là cơ hội cho làng nghề phát triển hơn. Hiện nay, địa phương cũng đã lựa chọn được địa điểm để xây dựng làng nghề ngay gần cổng làng xóm 6. Theo đó, các hộ dân làm nghề mà lâu nay vẫn đang đốt lò nhỏ lẻ trong nhà sẽ được tập trung đưa ra vùng quy hoạch, nhằm tạo sự đồng bộ, kết nối giữa tham quan, trải nghiệm và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tin liên quan

Tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh
09:40 | 09/06/2025 Tin tức

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

UBND tỉnh Hà Nam: Khơi thông nguồn lực để phát triển du lịch vươn tầm quốc tế
10:08 | 02/06/2025 Tin tức
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới