Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 21°C Thừa Thiên Huế

Ước mong giữ mãi hương trà

LNV - B’lao - tên gọi xưa thuộc thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Đây được xem là vùng đất “hương trà, sắc tơ”. Như nhiều ngành nghề khác, trà ở xứ B’lao là cây trồng kinh tế gắn liền với đời sống của người dân địa phương. Trải qua nhiều thăng trầm, người dân nơi đây vẫn đang ngày đêm trăn trở để hương trà bay xa hơn, mang tâm tư gởi gắm đến những người yêu trà khắp mọi nơi. Và đó cũng là suy nghĩ của bà Vũ Thị Phượng.
Vượt qua hơn 200 cây số từ TP. HCM đến TP Bảo Lộc, chúng tôi gặp được bà Vũ Thị Phượng (60 tuổi), chủ nhà máy trà Tứ Quý (thôn Tứ Quý, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm). Với thâm niên làm trà gần 40 năm, bà có những chia sẻ về công việc dù lắm vất vả nhưng lại khiến con người ta đam mê mãi
không ngừng.


Là một trong số ít những người được đi học tới nơi tới chốn, sau khi tốt nghiệp bà Phượng được chính quyền tỉnh Lâm Đồng gọi đến làm việc ở công ty chè Lâm Đồng. Vào năm 2010 thì bà nghỉ hưu sớm. Trước những trăn trở về cây trà, nghề trà cũng như nỗi vất vả gian lao của người trồng trà nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi kỹ thuật chăm sóc, thương lái ép giá,… Đồng thời, nhận sự động viên từ đồng nghiệp, bạn bè đến năm 2017, bà Phượng bắt đầu vào huyện Bảo Lâm thành lập nhà máy trà Tứ Quý, nhằm góp phần mở rộng hơn thị trường tiêu thụ cho bà con nông dân và duy trì, phát triển nghề trà tại mảnh đất này.


Nhà máy được đầu tư máy móc hiện đại nhằm đảm bảo quy trình sản xuất sạch, chất lượng


Theo bà Phượng, giống trà ở Bảo Lâm đều là những giống trà Việt cơ bản, nhưng hiện nay nhiều hộ nông dân chưa thật sự hiểu, chăm sóc cây trà đúng cách, và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học,… nên chất lượng lá trà thu hái không đạt chất lượng cao như trước đây. Kèm theo đó, sự ép giá của thương lái cũng khiến người nông dân lao đao dường như muốn bỏ nghề, thậm chí bán đất,… Vì vậy, trong 2 năm đầu tiên, nhà máy trà Tứ Quý chấp nhận chịu lỗ. Song song đó, cô còn đầu tư máy móc hiện đại nhằm đảm bảo quy trình sản xuất sạch, chất lượng.

Sau 2 năm, nhà máy hoạt động ổn định hơn, tạo cơ hội phát triển mới cho ngành trà Bảo Lâm, tạo thu nhập ổn định cho người dân địa phương và khoảng 10 nhân công từ TP Bảo Lộc vào làm việc.


Bà Phượng giới thiệu về những công đoạn làm trà


Tổng diện tích 4612m2, nhà máy Tứ Quý hiện đang sản xuất những loại trà chủ yếu là sản phẩm thô trà xanh và trà đen, trong đó trà đen chiếm sản lượng cao hơn hẳn, phân phối cho thị trường TP. HCM và một số tỉnh lân cận. Riêng trà organic, trà ô long chỉ chiếm số lượng nhỏ. Về quy trình làm trà đen, bà Phượng cho biết: “Sau khi tiếp nhận nguyên liệu thu mua, trà được đưa lên bồ héo để nghỉ 10 tiếng, kế đến là công đoạn làm héo bằng nhiệt từ 50 – 60 độ C, khi đọt trà mất nước khoảng 25 - 30% sẽ đưa ra máy vò (trong vòng 60 - 80 phút, tuỳ theo nguyên liệu tốt hay xấu). Vò xong thì xả cối đem xuống ủ men chừng 150 – 180 phút, rồi đưa lên sấy diệt men. Công đoạn tiếp theo là đưa qua sàn phân loại với 2 tiêu chí đó là: phân loại theo kích thước, phân loại theo trọng lượng. Cuối cùng sẽ cho vào máy hút xơ, râu và hoàn thiện, đóng gói.”


Bà Vũ Thị Phượng – Chủ nhà máy trà Tứ Quý


Trước tình trạng diện tích trồng trà thu hẹp, nhà máy còn lên kế hoạch liên kết cùng một số hộ nông dân nhằm đảm bảo trồng, chăm sóc trà theo tiêu chuẩn VietGAP và kết hợp với cán bộ tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ tập huấn cho người dân. Dù chỉ là số nhỏ nhưng hy vọng sẽ giúp đỡ được người dân có thu nhập và duy trì nghề. “Tôi cũng từng dự tính mua đất để làm một vùng nguyên liệu riêng và quyết định bán nhà ở Bảo Lộc để mua mảnh đất này. Tuy nhiên lại không thành công do mảnh đất bị bán cho người khác.” Bà Phượng tiếc nuối chia sẻ.


Được biết, bà Phượng có hai người con nhưng không ai muốn kế nghiệp làm trà và có xu hướng làm bất động sản vì nhàn và đỡ cực nhọc hơn. Chỉ có cô con gái năm nay 31 tuổi giúp bà xử lý các vấn đề về giấy tờ hoạt động, hoá đơn, thuế nhà máy. Hiện tại, khi đang ở độ tuổi 60, bà Phượng và chồng không mong ước gì hơn ngoài việc tìm được người kế nghiệp trà. Bởi nhà máy này là tất cả những đam mê, những nỗ lực không ngừng nghỉ, nó chứa đựng cả những hi vọng, ước mong về sự đổi thay, sự phát triển vững bền của cái nghề truyền thống xứ B’Lao, của những giá trị văn hoá tỉnh Lâm Đồng bao đời nay. Có lẽ đây là một mong ước xa vời, nhưng bà Phượng hi vọng: “một ngày nào đó các con của bà sẽ hồi tâm chuyển ý, hoặc hơn nữa là bà tìm được một người thật sự yêu cái nghề lắm công phu, lắm cực nhọc và người đó sẽ kế thừa nghề, phát triển nghề… giúp người dân mảnh đất này, giúp hương trà xứ B’lao bao cao bay xa…”


Có thể nói, người dân xứ B’lao hay bất kỳ một ai khác trên đất nước Việt Nam đều mang trong mình một tình yêu quê hương nồng cháy, nó không chỉ là lời nói, mà còn được khắc họa cả trong miếng cơm manh áo hằng ngày. Trà B’lao chứa đựng những tinh tuý của đất trời, của những người nông dân đang ở mảnh đất này. Họ yêu trà, quý trà như yêu quý cuộc sống, họ cũng trân trọng từng cơ hội để có thể giữ được trà, giữ được cái nghề đã ăn sâu vào tận tâm hồn.

Bài, ảnh: Nguyễn Quỳnh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

LNV - Nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, (Hà Nội) từng vang danh khắp kinh kỳ với nghề làm giấy dó truyền thống. Thứ giấy mỏng tang, dai bền, từng là "linh hồn" của những bức tranh Đông Hồ, những trang sách cổ, nay đang dần chìm vào quên lãng. Giữa nhịp sống hối hả của đô thị, những nghệ nhân cuối cùng vẫn miệt mài giữ lửa nghề, mong níu kéo một phần hồn cốt văn hóa dân tộc.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

LNV - Gần 400 năm qua, làng nghề đan lát Phú Túc, huyện Phú Xuyên, (Hà Nội) đã trở thành nét chấm phá độc đáo giữa nhịp sống hiện đại, giữ trọn vẹn hồn quê thông qua những sản phẩm thủ công tinh xảo từ cỏ tế.
Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

LNV - Yên Bái đang tập trung phát triển các làng nghề nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn một cách bền vững. Địa phương ưu tiên các ngành nghề như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông - lâm - thủy sản, kinh doanh sinh vật cảnh, cơ khí nhỏ và các loại hình dịch vụ nông thôn. Đồng thời, tỉnh cũng kiên quyết không khuyến khích phát triển những ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

LNV - Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

LNV - Sinh ra và lớn lên tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, (tỉnh Lào Cai), thấu hiểu giá trị của văn hóa dân tộc, nghệ nhân Đặng Hồng Khánh đã dành nhiều tâm huyết sưu tầm, lưu giữ và giảng dạy chữ Nôm Dao - loại chữ cổ đang dần mai một theo thời gian.

Tin khác

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

LNV - Nằm giữa những dãy núi đá vôi hùng vĩ của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, xã Phúc Sen nổi danh với cái nôi của nghề rèn truyền thống với lịch sử hơn 1.000 năm. Đây là nơi mà người dân Nùng An đã giữ gìn và phát triển nghề rèn qua bao thế hệ, tạo nên những sản phẩm sắc bén, bền bỉ và chất lượng cao, được tin dùng trên khắp cả nước.
Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt trên bờ biển.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

LNV - Nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, (Hà Nội) từng vang danh khắp kinh kỳ với nghề làm giấy dó truyền thống. Thứ giấy mỏng tang, dai bền, từng là "linh hồn" của những bức tranh Đông Hồ, những trang sách cổ, nay đang dần chìm vào quên lãng. Giữa nhịp sống hối hả của đô thị, những nghệ nhân cuối cùng vẫn miệt mài giữ lửa nghề, mong níu kéo một phần hồn cốt văn hóa dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi Hùng

LNV - Tại Lễ hội đền Hùng năm nay, phường Xoan Phù Đức bắt đầu phục vụ đông đảo du khách thập phương về trẩy hội từ ngày mùng 6 âm lịch tại miếu Lãi Lèn - nơi phát tích của hát Xoan từ thời Hùng Vương.
TP. Hồ Chí Minh: Đông đảo du khách tham gia Lễ hội bánh mì năm 2025

TP. Hồ Chí Minh: Đông đảo du khách tham gia Lễ hội bánh mì năm 2025

LNV - Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 đánh dấu lần thứ 03 sự kiện được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Nối tiếp thành công từ các năm trước, lễ hội năm 2025 đã thu hút quy tụ hơn 100 gian hàng tham gia, cùng đông đảo người dân và du khách đến trải nghiệm đa dạng các món ăn kết hợp với bánh mì.
Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn ngành đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm 2025 với nhiều giải pháp đồng bộ.
Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm

LNV - Làng cổ Đường Lâm đã thay đổi nhiều, không chỉ phát triển du lịch mà còn níu giữ du khách một cách ấn tượng thông qua văn hóa ẩm thực truyền thống.
Giao diện di động