TP.HCM: Làng nghề làm nhang hối hả vào xuân
Nhang được phơi dọc hai bên đường Mai Bá Hương, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM
Sắc vàng, đỏ, hồng cùng mùi thơm thoang thoảng của hương quế, hương trầm từ những bó nhang được phơi dọc hai bên đường Mai Bá Hương (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) khiến người đi đường cảm thấy dễ chịu và thích thú. Theo chia sẻ của nhiều người dân, nghề làm nhang tại đây đã tồn tại hàng trăm năm nay. Các cơ sở làm nhang tại xã đa phần sản xuất theo kiểu hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ. Có mặt tại cơ sở sản xuất nhang của chị Danh Thị Phương (36 tuổi, ngụ ấp 2) cũng là lúc chị đang tất bật sản xuất. Vừa thu gom xong mẻ nhang đã khô, chị tiếp tục bắt tay vào xe mẻ nhang mới. Chị Phương chia sẻ, vào thời điểm cận tết, nhu cầu sử dụng nhang của các gia đình tăng nên cơ sở phải hoạt động hết công suất để kịp phục vụ thị trường.
Chị Danh Thị Phương chia sẻ, nếu thời tiết thuận lợi, nắng tốt thì phơi từ 2-3 giờ để nhang khô
Chị Phương cho biết: “Gia đình tôi đã 2 đời theo nghề này. Đây cũng là nghề truyền thống của nhiều người dân ở đây. Để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh đến tay khách hàng thì phải trải qua rất nhiều công đoạn: Trộn bột nhang, chẻ tăm, xe nhang, phơi nhang, đếm số lượng, đóng gói,... Công đoạn trộn bột được xem là quan trọng nhất, quyết định chất lượng của nhang, bột nhang phải mịn, độ ẩm vừa đủ, đặc biệt, màu sắc phải bắt mắt, hương thơm của nhang phải tạo cảm giác dễ chịu. Mỗi cơ sở đều có một công thức, bí quyết riêng. Tôi làm với quy mô hộ gia đình, mỗi ngày sản xuất được khoảng 65-70 thiên nhang (1 thiên là 1.000 cây)”.
Cách cơ sở của chị Phương chưa đầy 300m là cơ sở sản xuất nhang Phương Linh. 10 năm gắn bó với nghề làm nhang, chị Phạm Thị Ngọc Phương (30 tuổi) - công nhân làm việc tại đây thông tin, làm nhang quanh năm nhưng vào những tháng cận tết, hầu như tất cả các cơ sở dù lớn hay nhỏ đều phải “chạy đua” với thời gian để kịp giao cho khách. Hiện tại, các cơ sở đều làm nhang bằng máy, cơ sở sản xuất nhang Phương Linh hiện có 5 nhân công, mỗi ngày, làm ra được khoảng 400 thiên nhang. Mặc dù thu nhập không cao nhưng nghề này cũng giúp những người làm công như chị đủ sống.
“Chia tay” phương pháp làm thủ công truyền thống, những năm gần đây, các cơ sở sản xuất nhang tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM đã chuyển sang làm bằng máy. Chị Nguyễn Thị Sương (40 tuổi) - công nhân làm nhang tại cơ sở Ngọc Phượng, cho biết: “Những năm gần đây, người dân đã bắt đầu làm nhang bằng máy thay vì xe nhang theo kiểu truyền thống như trước đây. Ưu điểm của làm nhang bằng máy là nhang làm ra sẽ đều và đẹp hơn. Ngoài ra, làm bằng máy còn cho năng suất cao hơn và giúp người làm tiết kiệm được thời gian. Tùy theo loại mà nhang có giá khác nhau, thông thường, dao động từ 25.000-40.000 đồng/thiên. Vào những tháng cận tết thì những người làm công nhân có thu nhập trên 200.000 đồng/ngày.
Với ưu điểm lâu tàn, mùi thơm dễ chịu, màu sắc bắt mắt, nhang tại xã Lê Minh Xuân, được khách hàng tin dùng. Từ xưa đến nay, thắp nhang đã trở thành một trong những phong tục văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam, thể hiện sự tôn kính của mỗi người đối với những người đã khuất hay để cầu nguyện những điều tốt lành, may mắn trong cuộc sống./.
Bài, ảnh: Nguyễn Dung
Tin liên quan
Tin mới hơn
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 Nông thôn mới
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 OCOP
Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng
09:32 Khuyến công
Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 Khuyến công