Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
Sản xuất sản phẩm tại làng nghề gốm Bồ Bát (xã Yên Thành, huyện Yên Mô). |
Thời gian qua, nghề truyền thống được nhìn nhận là một di sản văn hóa bởi nó chứa đựng các giá trị lịch sử, văn hóa và tinh thần của cộng đồng tại địa phương từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Với những giá trị đó, làng nghề đang có tiềm năng du lịch rất lớn.
PGS.TS. Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, du lịch và làng nghề có mối quan hệ mật thiết. Việc phát triển du lịch là một giải pháp tốt để “đánh thức” các giá trị tiềm năng của làng nghề đang dần “chìm vào giấc ngủ”, nhất là các giá trị về văn hóa, lịch sử.
Nhận diện rõ những cơ hội trong mối quan hệ giữa du lịch và làng nghề, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, tại Kế hoạch số 74/KHUBND của UBND tỉnh Ninh Bình về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 đã chỉ ra các mục tiêu cụ thể: Duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống và làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch; giữ gìn tinh hoa, văn hóa bản địa; gắn sự phát triển nghề, làng nghề truyền thống với hoạt động du lịch và lễ hội truyền thống, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh. Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong việc đầu tư, trùng tu, tôn tạo, quản lý và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể của nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.
Trong giai đoạn 2022-2025, Ninh Bình phấn đấu mỗi năm có 2 nghề được công nhận là nghề truyền thống, 1 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống. Riêng năm 2023 sẽ tổ chức thẩm định, xét duyệt, công nhận 5 nghề truyền thống và 1 làng nghề truyền thống.
Ông Phạm Mạnh Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: Ninh Bình đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển làng nghề như nghiên cứu, xây dựng chính sách riêng về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở triển khai, ứng dụng khoa học, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học để đổi mới công nghệ sản xuất kết hợp bảo tồn bí quyết nghề truyền thống; sản xuất sản phẩm mới; cải tiến bao bì, nhãn mác; đăng ký nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc; chứng nhận chất lượng sản phẩm… Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nghề truyền thống, làng nghề truyền thống để tăng năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của địa phương, phát triển du lịch. Tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống cho cán bộ quản lý các cấp, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác…
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường cho sản phẩm làng nghề. Tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề truyền thống tham gia hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại; xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường. Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, bán hàng trực tuyến; tham gia Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam. Ưu tiên thực hiện chính sách ưu đãi về vốn, khuyến khích, hỗ trợ đối với dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả tại làng nghề truyền thống, dự án bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, đất đai, mặt bằng sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất cho nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, đặc biệt là nguồn nguyên liệu không tái sinh của 2 nghề truyền thống là chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân và gốm cổ Bồ Bát; nguồn nguyên liệu cho nghề chế biến cói trong điều kiện diện tích trồng cói gần như không còn. Hỗ trợ chủ thể sản xuất tại cơ sở nghề truyền thống, làng nghề truyền thống tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Nét mới trong bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống theo Kế hoạch số 74 của UBND tỉnh đó là Ninh Bình đề ra các giải pháp phát triển làng nghề bền vững gắn với hoạt động văn hóa, du lịch nhằm phát huy các giá trị, tinh hoa văn hóa của làng nghề, gắn kết sự phát triển làng nghề với hoạt động du lịch.Trong đó chú trọng đẩy mạnh phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội Hoa Lư; Lễ hội Đền Thái Vi; Lễ hội Chùa Bái Đính; Lễ hội Tràng An; Lễ hội giáng sinh nhà thờ đá Phát Diệm. Thông qua lễ hội truyền thống của địa phương, các nghề, làng nghề, đặc biệt là nghề truyền thống được duy trì, phát triển tạo nên nét văn hóa đặc sắc thu hút khách du lịch tham quan và trải nghiệm.
Tỉnh cũng đặc biệt chú trọng xây dựng không gian truyền thống trong nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch, bảo tồn di tích lịch sử làng nghề như: Nhà thờ tổ nghề; Trung tâm bảo tồn và phát triển nghề; khu trưng bày giới thiệu sản phẩm; khu trình diễn hoạt động sản xuất sản phẩm...
Cùng với đó, tập trung xây dựng các tuyến du lịch gắn với nghề truyền thống, làng nghề truyền thống như: Tuyến du lịch Tam Cốc, Bích Động, Thung Nham, Cố đô Hoa Lư gắn với tham quan làng nghề truyền thống thêu ren Văn Lâm và các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân; Tuyến du lịch sinh thái Vân Long, Tràng An, Bái Đính với các làng nghề trên địa bàn huyện Gia Viễn; tham quan và trải nghiệm Rừng Quốc gia Cúc Phương với các làng nghề trên địa bàn huyện Nho Quan; Khu du lịch hồ Yên Thắng, sân golf Hoàng Gia với trải nghiệm nghề gốm cổ Bồ Bát; các làng nghề cói trên địa bàn huyện Kim Sơn kết hợp tham quan Nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch Cồn Nổi.
Cũng theo ông Phạm Mạnh Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, về mặt chủ trương, chính sách đã có nhưng để làng nghề thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền các địa phương trong việc triển khai có hiệu quả giải pháp nhằm đánh thức tiềm năng của làng nghề, nhất là tiềm năng, giá trị về văn hóa, lịch sử. Đồng thời, cần tuyên truyền đến mỗi người dân để nhận thức đúng và đủ về phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch - là giải pháp tạo việc làm, đảm bảo sinh kế, nâng cao thu nhập và bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề địa phương.
Tin liên quan
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 Tin tức
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc
15:09 Tin tức
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 Khởi nghiệp