Thường Tín - Hà Nội: Nâng đôi cánh Sơn mài Hạ Thái
Làng nghề sơn mài truyền thống Hạ Thái ra đời cách đây khoảng 300 năm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay sơn mài Hạ Thái đang chuyển đổi mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu như trước đây, các sản phẩm của làng nghề Hạ Thái chủ yếu là đồ thờ cúng, tượng phật, tranh sơn mài… được sản xuất dựa trên chất liệu gỗ và sơn ta. Thì ngày nay, với sức sáng tạo mới, những nghệ nhân đã tạo ra nhiều loại sản phẩm phong phú, đa dạng có cốt vóc bằng vật liệu: gốm, tre, nứa, mây… để tạo hình sản phẩm.
Sơn mài Hạ Thái tăng cường Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng đến phát triển bền vững. ảnh: Đ.Đ
Để ra đời một sản phẩm, người thợ phải kiên trì với phương pháp thủ công, thậm chí hàng tháng trời với tất cả sự công phu, cầu kỳ, điêu luyện. Sản phẩm sơn mài Hạ Thái từ khi bắt đầu đến khi hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn kỹ thuật mới bảo đảm chất lượng. Theo truyền thống, quy trình làm ra một sản phẩm sơn mài gồm 12 công đoạn. Các công đoạn này đều có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một công đoạn nào thì sản phẩm cũng không thể hoàn thiện và không bảo đảm độ bền cũng như tính mỹ thuật.
Công đoạn đầu tiên làm ra một sản phẩm sơn mài đó là chọn chất liệu cốt nền. Nếu như các sản phẩm sơn mài truyền thống chỉ dùng cốt nền tre, gỗ, thì ngày nay, người nghệ nhân có thêm sự lựa chọn là gốm và sứ. Các công đoạn làm nghề cùng các loại nguyên liệu cũng có nhiều thay đổi, tiếp cận với nguồn nguyên liệu và kỹ thuật hiện đại, đồng thời, vẫn giữ được nét tinh túy, riêng biệt của nghề sơn mài truyền thống. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi người làm nghề phải kiên nhẫn, tỉ mỉ. Trong từng thao tác đều cần đến sự chính xác gần như tuyệt đối.
Bên cạnh việc kế thừa truyền thống nghề của cha ông, với sức sáng tạo mới, những nghệ nhân ngày nay đã tạo ra rất nhiều loại sản phẩm phong phú, đa dạng, với hình thức, mẫu mã đẹp, gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày như bình hoa, bát, khay... Ngoài các mặt hàng sơn mài, các sản phẩm làm sơn son thiếp vàng như đồ thờ, hoành phi, câu đối, tượng Phật… cũng được đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân thể hiện bằng những đường nét tinh xảo.
Qua bàn tay khéo léo, sự cần cù, chịu khó…sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã được người tiêu dùng ưa chuộng. Để có được sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thời gian qua, ngành sơn mài Hạ Thái luôn nhận được sự quan tâm phát triển của địa phương và thành phố Hà Nội. Qua đó, có nhiều đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị tại địa phương.
Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch xã Duyên Thái cho biết, bên cạnh sự cần cù, chịu khó của người dân, người thợ sơn mài Hạ Thái, thời gian qua làng nghề sơn mài nhận được nhiều sự quan tâm của thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân xã Duyên Thái. Trong đó, nổi bật là việc xã đã thành lập được Cụm công nghiệp làng nghề sơn mài Hạ Thái, với hơn 1.000 hộ gia đình làm nghề.
Đặc biệt, ngoài việc tập trung phát triển nghề thủ công truyền thống, xã Duyên Thái đã đề xuất với các cấp về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề thủ công mỹ nghệ ở Hạ Thái, gắn với phát triển du lịch. Cùng với đó, đẩy mạnh việc xây các tuyến đường liên xã, các tuyến đường giao thông trọng điểm có ảnh hưởng trực tiếp đến làng nghề giai đoạn từ năm 2018 – 2020.
Việc phát triển làng nghề truyền thống và bền vững trong đó một số tiêu chí chú trọng là truyền nghề, xây dựng và phát triển thương hiệu, phát triển các hộ kinh doanh làm nghề và giữ nghề, tạo mặt bằng mở rộng sản xuất cho làng nghề truyền thống tại địa phương phát triển với mục tiêu phát triển nghề sơn mài truyền thống để xuất khẩu hàng hóa đi các nước và bạn bè quốc tế. Làng nghề sơn mài đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể sơn mài Hạ Thái – Duyên Thái…
Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành sơn mài Hạ Thái trong thời gian qua, có thể thấy, sơn mài Hạ Thái đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt mới đây, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Chương trình Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành sơn mài thành phố Hà Nội; đây được xem là cơ hội lớn để ngành sơn mài Hà Nội nói chung, sơn mài Hạ Thái nói riêng nắm bắt thời cơ phát triển, sản xuất bền vững.
Sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã và đang khẳng định thương hiệu trên thị trường. ảnh: Đ.Đ
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay, chương trình được diễn ra với mong muốn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội cùng chung tay, góp sức hình thành liên kết mạng lưới giữa các nhà cung cấp nguyên liệu – nhà sản xuất –phân phối – người tiêu dùng nhằm nâng cao năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, gắn kết các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường từ khâu sản xuất đến khâu phân phối.
Đặc biệt, chương trình hứa hẹn mang lại cho các cơ sở sản xuất, các nhà phân phối và người tiêu dùng cái nhìn cụ thể hơn về mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững, thể hiện sự đồng hành của thành phố Hà Nội cùng người dân Thủ đô thúc đẩy hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành sơn mài nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.
Đến với Chương trình Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành sơn mài thành phố Hà Nội năm 2019, các đơn vị và khách thăm quan sẽ được thăm quan các gian hàng sản phẩm tiêu biểu của làng nghề sơn mài Hạ Thái; trải nghiệm trình diễn nghề như: Vẽ, gắn trứng, gắn trai, sơn son thếp vàng, công đoạn làm vóc, lót đến khâu hoàn thiện các sản phẩm sơn mài.
Bà Phạm Thị Liễu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín chia sẻ, đến nay, có thể khẳng định sản phẩm sơn mài của làng nghề Hạ Thái đã có chỗ đứng tại thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, các chất thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất ngành sơn mài đã và đang đặt ra không ít những thách thức về môi trường cũng như tính bền vững trong sản xuất và tiêu dùng ngành sơn mài. Chính vì vậy, làng nghề sơn mài Hạ Thái tiên phong, đi đầu tham gia Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành sơn mài thành phố Hà Nội năm 2019 nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của làng nghề.
Sản xuất và tiêu dùng bền vững là từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.
Bà Lê Thị Liễu cũng kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối và người tiêu dùng tiếp tục đăng ký tham gia Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên.
Tuấn Minh/LĐTĐ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 Kinh tế
An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 Kinh tế
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”
21:42 Văn hóa - Xã hội
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới