Thương hiệu bánh phu thê Đình Bảng: Ước mơ về cuộc sống gia đình hạnh phúc
Cũng có tích truyền lại câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và gửi gắm tâm tư dù có xa nhau nhưng tấm lòng của người vợ vẫn hướng về chồng luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh.
Hay lại có câu chuyện khác cho rằng: Một lần hội làng (Đền Đô), vua Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi đến Đền Đô, có đôi vợ chồng trẻ làm bánh ở Đình Bảng đã dâng lên vua sản vật mình làm ra. Nhà vua ăn thấy ngon nên đã đặt tên bánh là phu thê.
Dù là truyền thuyết nào thì cũng đều chung một quan điểm để nói lên rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung, cho tình nghĩa vợ chồng. Bởi vậy, tục lệ trong đám hỏi phải có bánh phu thê đã trở thành truyền thống đối với người Việt Nam, đặc biệt là người dân Kinh Bắc.
Giống như nhiều loại bánh truyền thống khác của Việt Nam, bánh phu thê không cầu kỳ về hình thức, nhưng để có được một chiếc bánh hoàn hảo, thơm ngon thì nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn chuẩn bị, thực hiện kỹ lưỡng cũng như áp dụng các phương pháp bí truyền.
Bánh phu thê Đình Bảng được tạo ra bởi sự hòa quyện độc đáo của lớp vỏ và nhân bánh. Để có được chiếc bánh thơm, ngon, người dân Đình Bảng làm làm vỏ bánh bằng gạo nếp cái hoa vàng, xay thành bột, cô lại để hơn một tuần mới đem trộn lẫn đường trắng, đu đủ xanh nạo thành sợi, hương liệu gồm tinh dầu chuối, vani, hương cốm cùng nước quả dành dành được pha trộn theo một tỷ lệ nhất định và nhào kỹ.
Nhân bánh được làm bằng đậu xanh đãi sạch vỏ, đồ chín, giã nhuyễn trộn với đường trắng, nước cốt dừa và dừa nạo. Do bánh được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau nên người làm bánh thường tỉ mỉ, chú ý đến việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những làn điệu dân ca Quan họ mà còn được du khách gần xa biết tới với đặc sản bánh phu thê Đình Bảng (thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, người thợ bánh dàn mỏng bột (vỏ bánh) lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê.
Lá gói bánh được sử dụng là lá dong gói bánh chưng, nhưng phải làm kỹ hơn. Sau khi rửa sạch lá phải để ráo nước, sau đó tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô. Khi gói, người làm bánh còn quết lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính và có độ ngậy đặc trưng.
Sau khi gói xong, bánh được đem sôi trên bếp cho chín và được vớt ra buộc lại từng cặp bằng một chiếc lạt màu hồng với ý nghĩa cầu mong cho tình cảm vợ chồng mãi thắm thiết, bền chặt.
Một chiếc bánh phu thê đạt tiêu chuẩn, khi thưởng thức, người ăn sẽ cảm nhận được màu vàng trong của bánh, nhìn thấu những sợi đu đủ bên ngoài lớp vỏ. Khi ăn, người ta cảm nhận hương thơm, độ dẻo của bánh được tỏa ra từ gạo nếp cái hoa vàng, độ dai của đu đủ, cộng với độ béo bùi của đậu xanh, dừa, và vị ngọt của đường... tất cả hòa quyện với nhau tạo thành hương vị rất riêng của bánh.
Với ý nghĩa sâu sắc và hương vị thơm ngon đặc biệt, bánh phu thê đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi đám hỏi của người Việt và là một thứ quà ngon để làm quà cho những người đi xa.
Theo thời gian, nghề làm bánh phu thê tại làng nghề truyền thống Đình Bảng ngày càng phát triển, người dân làm bánh vào mọi thời điểm trong năm. Dù vậy, mùa chính để làm bánh phu thê là từ tháng 8 đến tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Đây là dịp có nhiều đám hỏi, đám cưới cũng như để phục vụ lễ Tết và dịp đi lễ đầu năm mới.
Có dịp tới thăm làng Đình Bảng vào một sáng mùa hè, không khó để bắt gặp hình ảnh căn bếp nhiều gia đình đang bắt đầu đỏ lửa. Dù mới là buổi sáng song nhà nào nhà nấy đều tất bật làm bánh. Đặc biệt, ở xung quanh khu vực Đền Đô, các cửa hàng kinh doanh và làm bánh phu thê lúc nào cũng sôi động hơn bao giờ hết.
Ngay từ cổng vào Đền Đô, chúng tôi đã cảm nhận được mùi thơm của gạo nếp trong chiếc bánh phu thê nóng hổi vừa ra lò lan tỏa khắp ngõ phố nẻo đường. Có lẽ, thứ mùi đặc trưng ấy chỉ có về làng Đình Bảng mới khiến cho con người ta cảm thấy thổn thức và xao xuyến.
Vừa thoăn thoắt đôi bàn tay làm nhân bánh, một nghệ nhân làm bánh lâu năm trong làng chia sẻ: “Nghề làm bánh phu thê rất vất vả. Tất cả các khâu từ nhào bột, nặn bánh, làm nhân, tước lá, luộc bánh đều phải làm thủ công, tốn nhiều nhân lực.Từ lúc nhậu bột tới khi làm ra thành phẩm là cặp bánh phu thê phải mất 5 giờ. Bình thường bánh phu thê có thể để được trong 3 ngày. Trường hợp khách hàng muốn để lâu hơn thì phải để vào tủ lạnh ngăn mát hoặc ngăn đá, khi ăn thì mang cho vào lò vi sóng quay hoặc hấp lại là dùng được”…
Trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển, bánh phu thê không chỉ là nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất Kinh Bắc mà còn là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cưới hỏi, kết duyên cho nhiều cặp đôi. Vì thế, khi nhắc tới bánh phu thê, người ta thường nhớ tới những vần thơ của thi sĩ Trần Tiến:
“Hỡi người đi khắp muôn nơi
Hãy về Đình Bảng mà coi làng nghề
Xem trong đôi bánh phu thê
Lá xanh màu của núi rừng
Vàng thơm miếng bánh của vùng đế đô…”
Bài, ảnh: Huyền Chi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 Kinh tế