Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn
Tiến sỹ Lê Đức Thịnh Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT ) |
Thực trạng làng nghề, ngành nghề nông thôn
Theo tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay cả nước có gần 5000 làng nghề, làng có nghề với khoảng 900.000 hộ dân tham gia hoạt động và trên 22.000 doanh nghiệp, trong đó có 1.324 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận. Số lượng làng nghề tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc, trong đó 5 tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất lần lượt là Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Thái Bình và Bắc Ninh…, chiếm 60% tổng số làng có nghề của cả nước. Hoạt động ngành nghề nông thôn đã tạo việc làm cho gần 10 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn ước đạt trên 80.000 tỉ đồng, mang lại thu nhập bình quân từ 450.000 đồng đến 4,5 triệu đồng/người/tháng, cao hơn so hoạt động thuần nông.
Với chức năng nhiệm vụ được giao, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về Phát triển ngành nghề nông thôn; Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030. Nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch Bảo tồn và phát triển làng nghề.
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế hướng dẫn du khách in tranh khi trải nghiệm nghề làm tranh dân gian Đông Hồ |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3671/QĐ-BNN-KTHT ngày 28/9/2022 về triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030; Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tổ chức triển khai các nhiệm vụ về bảo tổn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.
Tổ chức các hội thảo, hội nghị và các hoạt động thông tin tuyên truyền về chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề; bản tin trên truyền hình để nâng cao nhận thức và tăng cường công tác quản lý Nhà nước; Tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý Nhà nước, tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề tại các địa phương nhằm phát hiện tồn tại, vướng mắc khó khăn để kịp thời tháo gỡ cho các địa phương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
Phối hợp với các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố hàng năm tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Năm 2020, đã thu hút được 174 nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế, các tổ chức, cá nhân và 339 sản phẩm tham gia Hội thi. Năm 2022, đã thu hút được 196 nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế, các tổ chức, cá nhân và đã tiếp nhận 369 sản phẩm (tác phẩm) dự thi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đã bố trí kinh phí để triển khai các mô hình dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn như: mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án; tập huấn cho người tham gia dự án, tổng kết dự án; quản lý dự án.
Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hôi và các tỉnh tổ chức các lớp đào tạo nghề, truyền nghề trong các làng nghề, làng nghề truyền thống và cho các lao động trong lĩnh vực hoạt động ngành nghề nông thôn.
Về lĩnh vực ngành nghề nông thôn: Quy mô của ngành nghề nông thôn có doanh thu là 202.391 tỷ đồng, giảm 11.624 tỷ đồng so với năm 2020; Tổng số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh 808.201 cơ sở, giảm 4.705 cơ sở so với năm 2020 (trong đó: có 13.201 doanh nghiệp, 5.582 hợp tác xã, 5.594 tổ hợp tác và 783.474 hộ sản xuất); Tạo việc làm cho khoảng 3,69 triệu lao động, tăng 1,45 triệu lao động so với năm 2020 (trong đó: lao động thường xuyên là 2,73 triệu và lao động thời vụ là 0,96 triệu); Thu nhập bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng/người/năm; Xuất khẩu các sản phẩm và nguyên liệu đạt khoảng 3,3 tỷ USD (trong đó: xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ là 1,08 tỷ USD; gỗ mỹ nghệ 0,03 tỷ USD, sản phẩm gốm sứ 0,71 tỷ USD...).
Làng múa rối nước Đào Thục |
Về các làng nghề, làng nghề truyền thống: Cả nước có khoảng 2008 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận, tăng 80 làng nghề so với năm 2020 (bao gồm: 1356 làng nghề và 652 làng nghề truyền thống) và có 54 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Nghề thủ công truyền thống; Doanh thu của các làng nghề đã được công nhận là 75.720 tỷ đồng, tăng 17.332 tỷ đồng so với năm 2020; Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh 270.760 cơ sở, tăng 59.705 cơ sở so với năm 2020 (trong đó: có 3.307 doanh nghiệp, 401 hợp tác xã, 508 tổ hợp tác và 266.544 hộ sản xuất); Tạo việc làm cho khoảng 1,58 triệu lao động, tăng 0,96 triệu lao động so với năm 2020; Thu nhập bình quân đầu người đạt 5 đến 6 triệu đồng/người/năm.
Nhìn chung, công tác phát triển ngành nghề nông thôn đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện; Tổ chức sản xuất ngành nghề nông thôn đang có xu hướng chuyển sang mô hình sản xuất hợp tác theo chuỗi giá trị. Bắt đầu hình thành hệ thống doanh nghiệp thương mại làm nòng cốt, trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm ngành nghề nông thôn, góp phần tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu, hoạt động dịch vụ du lịch làng nghề.
Các sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng phong phú, mẫu mã phù hợp với thị hiếu nhu cầu thị trường, nhưng vẫn giữa được nét văn hoá truyền thống đặc sắc; Các địa phương đã quan tâm xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, xúc tiến thương mại… để thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh các nhóm ngành nghề nông thôn. Đây là các cơ sở để ngành nghề nông thôn phát triển và nâng cao chất lượng lao động nông thôn của địa phương; Tạo nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực ngành nghề nông thôn; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn.
Những khó khăn
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như: Nhận thức còn có nhiều hạn chế của một bộ phận cấp ủy, chính quyền, cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của việc phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống trong cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vùng, miền; Một số cơ chế chính sách được cho là chưa đủ để khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn như: Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, tiền thuê đất chưa phù hợp với đặc thù của ngành nghề nông thôn; Phát triển ngành nghề nông thôn phần nhiều còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính bền vững, có địa phương chưa xác định được tiềm năng, lợi thế trong các hoạt động ngành nghề nông thôn; quy mô sản xuất phân tán, tận dụng lao động và sản xuất trong không gian các hộ gia đình là chủ yếu; Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị, máy móc vào sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành nghề nông thôn đang còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn còn hạn chế như: phần lớn vẫn chưa qua đào tạo, thiếu kiến thức về thị trường…; Nguyên liệu tự nhiên phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn đang bị suy giảm, thậm chí cạn kiệt do khai thác quá mức, thiếu tổ chức; Trong các kế hoạch đã được các địa phương ban hanh, vẫn chưa có những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng làng nghề để thực hiện công tác bảo tồn và phát triển các làng nghề của địa phương; Khó khăn trong tiếp cận tín dụng cũng như đầu tư khoa học, kỹ thuật công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao năng xuất lao động, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, gắn nhãn sản phẩm làng nghề cũng như liên kết sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ông Nguyễn Văn Chí (ngoài cùng bên phải) cùng Đoàn công tác của thành phố Hà Nội trong một lần kiểm tra việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội). |
Những giải pháp cần thiết
Để khắc phục những tồn tại, khó khăn cần sự đổi mới thể chế, tổ chức sản xuất, kinh doanh ngành nghề, làng nghề ở nông thôn.
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật phát triển ngành nghề, làng nghề nhằm đẩy mạnh sản xuất, bảo tồn và phát triển các ngành nghề, làng nghề gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; Định hướng phát triển cụ thể cho từng lĩnh vực ngành nghề nông thôn để phát huy thế mạnh, khắc phục những tồn tại hạn chế và gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường nông thôn. Trong đó, có một số giải pháp chính như áp dụng các tiến bộ khoa học, máy móc, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm...; Kết hợp các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các hoạt động ngành nghề nông thôn để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới; Đa dạng hoá các sản phẩm và loại hoạt động ngành nghề nông thôn ở khu vực nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tích hợp đa giá trị, nhất là giá trị về văn hóa, lịch sử, truyền thống; Quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, sinh hoạt và đời sống dân cư nông thôn; Phát triển mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển nghề, làng nghề, các hội và hiệp hội nghề, làng nghề quy mô vùng, quốc gia. Đồng thời, củng cố hoat động của các trường, cơ sở dạy nghề phục vụ nhu cầu đào tạo, dạy nghề ở các địa phương; Phát triển hạ tầng, xây dựng các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư; Thúc đẩy phát triển bền vững (các loại hình kinh tế nông thôn, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tài nguyên, môi trường…) trong hoat động sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn; Đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định để cung cấp nguyên liệu cho các ngành nghề, làng nghề; Ưu tiên phát triển một số sản phẩm chủ lực như: Mây tre lá, gốm sứ, thêu dệt, đồ gỗ mỹ nghệ, dược liệu…tại các địa phương có điều kiện.
Làng nghề thêu tay Quất Động - Cái nôi của nghề thêu truyền thống |
Bên cạnh đó, tập trung cho ứng dụng KHCN, bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống, cảnh quan và môi trường nhằm phát triển ngành nghề, làng nghề hiệu quả, bền vững.
Hiện nay tại nhiều địa phương, hình thành các mô hình du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái và du lịch làng nghề truyền thống…; Định hướng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực đồng bộ như: Khu thu gom rác tập trung, hệ thống cung cấp nước (sinh hoạt và phục vụ sản xuất), điện, đường giao thông...; Phát triển ngành nghề nông thôn gắn với việc bảo tồn các công trình, di tích lịch sử, công trình văn hoá, tâm linh ở nông thôn; Thực hiện và triển khai các giải pháp về công tác bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm ngành nghề nông thôn để tiêu thụ sản phẩm trong nước và hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực như: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, một số sản phẩm chế biến truyền thống...; Đa dạng hoá các hệ thống phân phối sản phẩm từ chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, diểm du lịch, khách sạn, resort đến các kênh thương mại điện tử (sendo, lazada, shopee..), các mạng xã hội (facebook, youtube, tiktok, zalo...); Hỗ trợ năng lực tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất (thiết lập mã số vùng nguyên liệu, mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,...) gắn với các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
Giải pháp cần thiết trong năm 2023 là trình Thủ tướng Chính phủ và triển khai các nội dung tại Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Hướng dẫn các địa phương triển khai Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/07/2022 của Thủ tướng chính phủ về Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và triển khai các nội dụng Quyết định số 3671/QĐ-BNN-KTHT ngày 28/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 801/QĐ-TTg với các nhiệm vụ và giải pháp chính như:Tăng cường công tác quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống qua việc phân loại, đánh giá và sử dụng công nghệ số;
Đặc biệt, lấy nghệ nhân làm hạt nhân trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; Và tổ chức lại sản xuất theo hướng ứng dụng thiết bị, máy móc kết hợp với các kỹ thuật truyền thống và đảm bảo vệ sinh, môi trường; Đổi mới thiết kế, mẫu mã các sản phẩm nhằm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng và yêu cầu của thị trường; Phối hợp với các đơn vị, địa phương xây dựng các kênh phân phối sản phẩm từ những kênh truyền thống như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại...đến các kênh thương mại điện tử như: lazada, sendo, shopee và các kênh mạng xã hội như: youtube, tiktok, facebook... ;Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sự cần thiết phải tiến hành bảo tồn và phát triển làng nghề;
Tổ chức các hoạt động trong Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 với các hoạt động chính như: Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2023; Hội thảo Quốc tế về phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; Hội chợ quốc tế...
Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn và giám sát tình hình thực hiện các chính sách pháp luật và hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngành nghề nông thôn, các làng nghề, nghề truyền thống tại các địa phương trên cả nước.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng tin, bài, phóng sự để thông tin tuyên truyền về lĩnh vực Ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống, làng nghề và các cơ chế chính sách liên quan hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; Tổ chức một số Hội nghị, hội thảo: Đánh giá kết quả thực hiện công tác phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; Đồng thời, phối hợp với địa phương xây dựng một số Dự án thí điểm phát triển ngành nghề nông thôn.
Tiến sĩ Lê Đức Thịnh
Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn
Tin liên quan
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân