Thực trạng phát triển cụm công nghiệp làng nghề hiện nay
TS. Nguyễn Như Chinh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Với nhiều bài học thành công của các nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,… trong quá trình công nghiệp hóa kinh tế nông thôn đã cho thấy vai trò quan trọng của việc phát triển các CCNLN, nhằm phát huy lợi thế kinh tế theo quy mô, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh trong cụm. Như vậy, phát triển CCNLN được kỳ vọng là hạt nhân đổi mới sáng tạo tại nông thôn, nhân tố thúc đẩy cơ khí hóa, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tại Việt Nam, mục tiêu công nghiệp hóa nông nghiệp là một trong những mục tiêu mang tính chiến lược của Đảng và Chính phủ. Mục tiêu trên đã thúc đẩy quá trình hình thành các CCNLN trong thời gian qua. Việt Nam hiện nay có 2 loại hình công nghiệp hóa nông nghiệp chủ yếu: (i) Các khu công nghiệp đa ngành ở các vùng ven đô và dọc các trục đường quốc lộ chính (ii) Các làng nghề và các cụm công nghiệp (ở nông thôn, nuôi dưỡng phát triển thành các doanh nghiệp chính thức như một hệ thống đổi mới sáng tạo tại nông thôn.
Triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 23/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngày 03/9/2020, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động số 124/NQ-CP, trong đó đã xác định 4 nội dung, nhiệm vụ quan trọng nhằm mục tiêu thúc đẩy chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Theo đó, Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục được coi là bước đột phá trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng CCN, một lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm lớn của cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể hóa nhiệm vụ này sẽ góp phần thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương”, giảm áp lực di chuyển lao động tại các đô thị lớn; Cụ thể hóa mục tiêu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ngay tại các khu vực hoặc địa bàn có làng nghề, từ đó đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hoặc nằm xen kẽ trong khu dân cư, khắc phục và giải quyết có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững.
Với số lượng hơn 2.000 làng nghề truyền thống, có từ 100 năm tuổi trở lên, các làng nghề Việt Nam đã sản xuất ra hàng ngàn loại sản phẩm trong nhiều lĩnh vực, đóng góp cho thị trường xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho ngân sách. Tuy nhiên, đánh giá khách quan cho thấy, việc phát triển làng nghề truyền thống ở nước ta còn bộc lộ nhiều vấn đề cần phải được quan tâm để có thể phát triển đúng với tiềm năng hiện có, cụ thể là:
Phát triển ngành nghề trong các làng nghề nông thôn còn mang tính tự phát, công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị lạc hậu, vốn đầu tư hạn chế (80% cơ sở không đủ điều kiện đầu tư vốn cải tiến thiết bị công nghệ hiện đại).
Sản xuất thiếu ổn định, nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ nhu cầu sản xuất còn phụ thuộc và thụ động, chất lượng nguyên liệu bảo quản chưa đáp ứng yêu cầu.
Các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn vốn vay làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và cung cấp sản phẩm.
Sự liên kết giữa các làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công và các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm, truyền nghề,… chưa thường xuyên và chưa chặt chẽ.
Doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng tốt các cơ hội, tiềm năng từ các Hiệp định Thương mại thế hệ mới, khai thác mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu còn thiếu ổn định Nhiều sản phẩm chất lượng chưa cao, khả năng cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, đăng ký thương hiệu còn rất hạn chế. Công tác đào tạo nâng cao tay nghề và truyền nghề chưa được quan tâm đúng mức, việc giữ gìn, tôn vinh và tuyên truyền bản sắc chưa được coi trọng.
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong phát triển làng nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đề giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã kịp thời ban hành các chính sách, quy định tạo hành lang pháp lý đối với hoạt động quy hoạch, thành lập, mở rộng CCN; Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất - kinh doanh CCN; Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển CCN và quản lý nhà nước đối với CCN nhằm cụ thể hóa mục tiêu thúc đẩy phát triển các làng nghề thành các CCNLN. Tại Điều 2 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã xác định “CCNLN nghề là CCN phục vụ di dời, mở rộng sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương”.
Nhằm nhanh chóng đưa quy định về phát triển CCNLN vào triển khai, ngày 31/8/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2017/TT-BCT quy định, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện, một số nội dung, quy định của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP không còn phù hợp với quy định mới của pháp luật hoặc phát sinh khó khăn, vướng mắc như: Các thủ tục quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư phát triển CCN còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp thực tiễn,… khiến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng tại các CCN chậm, đặc biệt ở các địa phương khó khăn; Hoạt động phối hợp giữa các sở, ngành trong công tác giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến phát triển CCN theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông còn nhiều hạn chế; Việc thành lập Ban quản lý CCN cấp huyện đối với các CCN không có doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng và việc chuyển giao chủ đầu tư hạ tầng CCN cũng còn nhiều khó khăn. Mâu thuẫn trong việc phát triển CCNLN với việc bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; Quỹ đất để phát triển CCN hạn chế.
Trước những vướng mắc trong hoạt động phát triển các CCN, Bộ Công Thương đã kịp thời tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020, theo đó nội dung căn bản của Nghị định là điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khái niệm, quy định về “quy hoạch cụm công nghiệp” thành “phương án phát triển CCN”. Với quy định này, nội dung cụ thể hóa hoạt động phát triển CCNLN gồm: căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng phương án phát triển CCN; đánh giá thực hiện các mục tiêu, nội dung chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên trên địa bàn; dự kiến mục tiêu, nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ yếu, ưu tiên và dự báo các yếu tố thuận lợi, khó khăn tác động đến phát triển các CCN trong thời kỳ quy hoạch; dự báo nhu cầu mặt bằng của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các CCN.
Ngoài ra, còn có đánh giá hiện trạng, tiến độ xây dựng, hiệu quả đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN trên địa bàn; Tình hình thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, quản lý CCN; Đánh giá tình hình sản xuất - kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường, biện pháp xử lý môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội của từng CCN; Những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đồng thời, xây dựng các kịch bản phát triển CCN trên địa bàn; Trong mỗi kịch bản có thuyết minh đối với từng CCN gồm tên gọi, vị trí, diện tích, hiện trạng đất đai trên nguyên tắc hạn chế sử dụng đất đã quy hoạch trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Ngành nghề hoạt động (định hướng các ngành, nghề có tính liên kết, trong cùng chuỗi giá trị của sản phẩm, dịch vụ); Giải trình cơ sở điều chỉnh phương án phát triển CCN; Giải pháp thu hút đầu tư, dự kiến tiến độ thành lập, đầu tư hạ tầng, thu hút lấp đầy và tạo việc làm cho người lao động địa phương; Đánh giá khả năng kết nối hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài CCN và các yếu tố thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, phải có giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển CCN; Giải pháp đánh giá, xử lý hiện trạng môi trường, dự báo tác động, biện pháp xử lý môi trường của các CCN dự kiến trong phương án phát triển, đặc biệt CCN đã thành lập, hoạt động trên địa bàn và tổ chức thực hiện. Dựa vào những thực trạng cần có giải pháp chính xoay quanh chủ yếu các vấn đề, như: Hoàn thiện công tác xây dựng cơ chế, chính sách; Hoàn thiện tổ chức quản lý về đầu tư kết cấu hạ tầng trong các CCN; Chuyển đổi, mở trộng và thành lập mới các CCN.
TS. Nguyễn Như Chinh
Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
21:02 | 13/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Thái Hòa (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã
21:03 Tin tức
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
21:02 Nghiên cứu trao đổi
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 OCOP